Góc Tư Vấn: Tiểu đường Thai Kỳ Có Chỉ Số Glucose Là Bao Nhiêu?

1. Tiểu đường thai kỳ có chỉ số glucose là bao nhiêu?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng nồng độ glucose huyết tăng cao ở phụ nữ mang thai và thường tự hết sau khi sinh khoảng 6 tuần. Xét nghiệm kiểm tra chỉ số glucose sẽ được thực hiện thường xuyên khi thăm khám thai định kỳ, nhất là ở các mẹ bầu có tiền sử đường huyết cao trước đó.

Tiểu đường thai kỳ có thể nguy hiểm cho mẹ và bé

Tiểu đường thai kỳ có thể nguy hiểm cho mẹ và bé

Thai phụ cần nắm được tiểu đường thai kỳ có chỉ số glucose là bao nhiêu để phát hiện sớm nếu tiểu đường thai kỳ xảy ra và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

1.1. Chỉ số đường huyết trong lần khám thai đầu tiên

Thai phụ nghi ngờ bị tiểu đường thai kỳ sẽ được chỉ định xét nghiệm đường huyết khi đói, và xét nghiệm HbA1C hoặc xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên. Kết quả là bất thường cho thấy nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ ở từng loại xét nghiệm như sau:

Cần xét nghiệm tiểu đường cho thai phụ ngay trong lần khám thai đầu tiên

Cần xét nghiệm tiểu đường cho thai phụ ngay trong lần khám thai đầu tiên

  • Đường huyết khi đói từ 5,1 - 7 mmol/l, thai phụ bị tiểu đường thai kỳ.

  • Đường huyết khi đói từ 7 mmol/l trở lên hoặc đường huyết ngẫu nhiên trên 11,1 mmol/L hoặc chỉ số HbA1C trên 6,5%, có thể khẳng định mẹ bầu bị đái tháo đường lâm sàng.

  • Đường huyết khi đói nhỏ hơn 5,1 mmol/l, thai phụ cần chẩn đoán lại bằng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống khi thai từ 24 - 28 tuần tuổi.

1.2. Chỉ số đường huyết khi khám thai từ 24 - 28 tuần tuổi

Khi đo chỉ số đường huyết lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện bằng nghiệm pháp dung nạp glucose như sau:

  • Nhịn đói ít nhất 8h, uống khoảng 75g glucose. Từ khi uống khoảng 1 giờ và 2 giờ, bác sĩ sẽ lấy máu đo nồng độ glucose trong máu và đánh giá nguy cơ tiểu đường thai kỳ như sau:

  • Nếu chỉ số glucose máu khi đói trên 7mmol/l, chẩn đoán thai phụ bị đái tháo đường lâm sàng.

Nếu chỉ số glucose ở một trong ba thời điểm cao trên ngưỡng như sau có thể chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ:

  • Chỉ số glucose máu khi đói: trên 5,1 mmol/l.

  • Chỉ số glucose máu sau khi uống 1 giờ: trên 10 mmol/l.

  • Chỉ số glucose máu sau khi uống 2 giờ: trên 8,5 mmol/l.

Nếu cả ba chỉ số đo glucose máu ở ba thời điểm khác nhau trên đều nhỏ hơn giá trị giới hạn, có thể chẩn đoán mẹ bầu không bị tiểu đường thai kỳ.

2. Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ tới mẹ và bé

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng chủ yếu đến cả sức khỏe của mẹ và thai nhi trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Cả mẹ và bé đều có nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm, do vậy khi chẩn đoán được mắc tiểu đường thai kỳ, mẹ cần sớm đi khám để được theo dõi và điều trị.

Tiểu đường thai kỳ gây nguy hiểm cho mẹ và bé

Tiểu đường thai kỳ gây nguy hiểm cho mẹ và bé

Cụ thể, tiểu đường thai kỳ nguy hiểm do gây ra những biến chứng sau cho sức khỏe của mẹ và bé:

2.1. Biến chứng tiểu đường thai kỳ với mẹ bầu

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao hơn đối mặt với các vấn đề sau:

  • Tiền sản giật, sản giật.

  • Thai to, đa ối, thai nhi nặng cân dễ dẫn đến tình trạng rối loạn tuần hoàn và hô hấp ở mẹ, nguy hiểm hơn mẹ có thể bị sang chấn khi sinh.

  • Nhiễm trùng, băng huyết sau sinh là những biến chứng dễ gặp do tiểu đường thai kỳ.

  • Nguy cơ nhiễm nấm candida ảnh hưởng tới sức khỏe của cơ quan sinh dục.

  • Tăng nguy cơ phải mổ lấy thai và biến chứng do phẫu thuật lấy thai.

2.2. Biến chứng tiểu đường thai kỳ với thai nhi

Nếu thai phụ bị tiểu đường thai kỳ, thai nhi có thể gặp phải một số nguy cơ sau:

  • Tăng nguy cơ sảy thai, thực tế mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cao và kiểm soát không tốt dễ dẫn đến sảy thai liên tiếp nhiều lần, thai chết lưu không rõ nguyên nhân.

  • Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.

  • Trẻ sinh ra dễ bị hạ đường huyết, suy hô hấp, nguy cơ đái tháo đường di truyền, hạ canxi máu.

  • Tăng tỉ lệ tử vong sau sinh do biến chứng tiểu đường thai kỳ hoặc thai to khó sinh, dễ gặp sang chấn khi sinh.

Tiểu đường thai kỳ thường khiến thai to hơn bình thường

Tiểu đường thai kỳ thường khiến thai to hơn bình thường

Những biến chứng trên có thể phòng ngừa nếu mẹ bầu kiểm soát tốt được tiểu đường thai kỳ, muốn vậy cần sớm phát hiện, điều trị và theo dõi chứng bệnh này.

3. Chế độ ăn phù hợp giúp thai phụ kiểm soát tốt đường huyết

Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ cũng cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn hàng ngày như sau:

3.1. Thực phẩm nên ăn

  • Nên ăn các loại thịt nạc, sữa chua, đậu hũ, cá nạc, sữa ít béo, không đường,… không làm tăng quá mức đường huyết.

  • Thực phẩm giàu chất xơ, Vitamin tốt như: gạo lứt, rau xanh, đậu đỗ, trái cây ít ngọt, rau củ quả,…

  • Khẩu phần ăn của thai phụ bị tiểu đường thai kỳ vẫn cần đảm bảo đủ các nhóm chất, ngoài ra có thể bổ sung thêm canxi từ tháng thứ 4 trở đi.

3.2. Thực phẩm nên tránh

Nên tránh các loại thực phẩm gây tăng đường huyết, dễ dẫn tới biến chứng tiểu đường thai kỳ như:

  • Thực phẩm nhiều đường tinh chế: bánh kẹo, chè, kem, nước ngọt.

  • Thực phẩm nhiều tinh bột: cơm, mì gói, các loại bánh ngọt,…

  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo: lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật, da động vật, thức ăn chiên xào,…

  • Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối: Mì gói, thịt nguội, đồ đóng hộp.

  • Các thức uống kích thích như: rượu bia, chè đặc, cà phê,…

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần lưu ý về chế độ ăn

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần lưu ý về chế độ ăn

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang thực hiện khám, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sớm cho thai phụ nhằm kiểm soát bệnh, phòng ngừa biến chứng tốt hơn. Trung tâm Xét nghiệm của bệnh viện đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012tiêu chuẩn CAP (College of American Pathologists) đảm bảo cho kết quả nhanh và chính xác.

Nếu cần tư vấn thêm về xét nghiệm và kiểm soát tiểu đường thai kỳ, hãy liên hệ với MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56.

Từ khóa » Chẩn đoán Tiểu đường Thai Kỳ