Bệnh đậu Mùa: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Bệnh đậu mùa là gì?
Bệnh đậu mùa (Variola) là một bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan gây ra bởi vi rút orthopoxvirus. Bệnh gây tử vong lên đến 30%.
Triệu chứng bệnh đậu mùa
Bệnh đậu mùa có 2 dòng: Variola major (đậu mùa cổ điển) là dòng vi rút độc hại hơn Và Variola minor (alastrim), dòng ít độc hơn.
Các triệu chứng toàn thân nặng và phát ban mụn mủ đặc trưng.
Variola major có thời gian ủ bệnh từ 10 đến 12 ngày (từ 7 đến 17 ngày), sau đó tiền triệu là sốt, đau đầu, đau lưng, và cực kỳ mệt mỏi trong 2-3 ngày. Đôi khi đau bụng nặng và nôn mửa có thể xuất hiện. Sau giai đoạn tiền triệu, tổn thương dát sần phát triển trên niêm mạc miệng họng, mặt và cánh tay, lan nhanh ngay sau đó đến thân và chân. Các tổn thương vùng hầu họng nhanh chóng lở loét. Sau 1 hoặc 2 ngày, các tổn thương trên da trở thành mụn nước, sau đó nổi mụn mủ. Mụn mủ dày đặc hơn ở mặt và các chi hơn là ở thân mình, chúng cũng có thể xuất hiện trên lòng bàn tay. Mụn mủ tròn, căng và ăn sâu vào da/niêm mạc. Các tổn thương da của bệnh đậu mùa, không giống như bệnh thủy đậu, đều ở cùng một giai đoạn phát triển trên một phần cơ thể nhất định. Sau 8 hoặc 9 ngày, mụn mủ đóng vảy. Sẹo sót lại nghiêm trọng là điển hình. Tỷ lệ tử vong khoảng 30%. Nguyên nhân tử vong do phản ứng viêm nặng gây sốc và suy đa tạng và thường xảy ra trong suốt tuần thứ 2 của bệnh. Khoảng 5 đến 10% số người nhiễm variola major xuất hiện biến thể xuất huyết hoặc biến thể ác tính (rõ ràng). Thể xuất huyết hiếm hơn và có một giai đoạn tiền triệu ngắn hơn dữ dội hơn, tiếp theo là ban đỏ toàn thân và xuất huyết da và niêm mạc. Thể này đều gây tử vong trong vòng 5 hoặc 6 ngày. Thể ác tính có giai đoạn tiền triệu nặng tương tự, sau đó là sự phát triển các tổn thương da phẳng, không mủ, hợp lại. Ở những người sống sót, lớp biểu bì thường xuyên bong tróc.
Variola minor Variola minor gây các triệu chứng tương tự nhưng ít nghiêm trọng hơn, với ban ít lan rộng hơn.
Ai dễ bị bệnh đậu mùa?
Tỷ lệ tấn công là 85% ở những người chưa được chủng ngừa, và nhiễm trùng có thể lan đến 4 đến 10 trường hợp thứ phát từ mỗi trường hợp chính. Tuy nhiên, nhiễm trùng có xu hướng lây lan chậm và chủ yếu là trong số những người có tiếp xúc gần.
Bệnh đậu mùa lây qua đường nào?
Vi rút xâm nhập vào niêm mạc miệng-miệng hoặc đường hô hấp và nhân lên ở các hạch bạch huyết khu vực, tiếp theo là nhiễm vi rút máu. Vi rút cuối cùng khu trú trong mạch máu nhỏ của lớp hạ bì và niêm mạc miệng. Các cơ quan khác ít khi có biểu hiện lâm sàng, đôi khi có ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương, gây viêm não. Nhiễm trùng thứ phát có thể xảy ra ở da, phổi và xương. Con người là vật chủ tự nhiên duy nhất của vi rút đậu mùa. Vi rút đậu mùa không thể tồn tại > 2 ngày trong môi trường bên ngoài. Bệnh đậu mùa được lây truyền từ người này sang người khác bằng cách hít phải hoặc, ít gặp hơn, bằng cách tiếp xúc trực tiếp. Quần áo bị nhiễm bẩn hoặc khăn trải giường cũng có thể truyền bệnh. Nhiễm trùng lây lan nhiều nhất trong vòng 7 - 10 ngày đầu tiên sau khi xuất hiện ban. Khi các tổn thương da đóng vảy, nhiễm trùng sẽ giảm.
Chẩn đoán bệnh đậu mùa
Phản ứng chuỗi Polymerase (PCR). Chẩn đoán bệnh đậu mùa bằng PCR xác nhận sự có mặt của DNA variola trong phỏng nước hoặc mụn mủ.
Kính hiển vi điện tử nhằm tìm vi rút có thể được xác định bằng kính hiển vi điện tử hoặc nuôi cấy vi rút từ bệnh phẩm cạo từ tổn thương da và sau đó được xác nhận bằng PCR. Chỉ những bệnh nhân phù hợp với định nghĩa lâm sàng bệnh đậu mùa mới nên kiểm tra vì xét nghiệm có nguy cơ dương tính giả. Khi có ca Nghi ngờ bệnh đậu mùa phải được báo cáo ngay cho các cơ quan y tế.
Điều trị bệnh đậu mùa
Điều trị bệnh đậu mùa cơ bản là chăm sóc hỗ trợ; dùng kháng sinh đối với nhiễm khuẩn thứ phát. Tuy nhiên, thuốc kháng vi rút tecovirimat đã được FDA chấp thuận vào năm 2018 dựa trên các nghiên cứu thử nghiệm và là thuốc đầu tiên được cấp phép để điều trị bệnh đậu mùa. Mặc dù hiệu quả của nó đối với bệnh đậu mùa ở người chưa được biết đến, nhưng tecorvirimat có thể là thuốc được lựa chọn để điều trị.
Phòng ngừa bệnh đậu mùa
Việc phòng bệnh đậu mùa bằng cách tiêm phòng vắc xin. Sau một lần chủng ngừa, miễn dịch bắt đầu giảm dần sau 5 năm và có thể là không đáng kể sau 20 năm. Nếu người đã được tái chủng thành công một lần hoặc nhiều lần, một số miễn dịch còn lại có thể tồn tại lâu hơn ≥ 30 năm. Năm 1980, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo ngừng tiêm chủng thông thường bệnh đậu mùa. Việc tiêm chủng thông thường ở Mỹ đã kết thúc vào năm 1972. Sự cách ly của người mắc bệnh đậu mùa là rất cần thiết. Trong các đợt dịch bùng phát giới hạn, bệnh nhân phải được cô lập trong bệnh viện trong phòng có áp suất âm được trang bị các bộ lọc hạt có hiệu suất cao (HEPA). Trong các đại dịch bùng phát, có thể yêu cầu cách ly tại nhà, thường với đo nhiệt độ hàng ngày; nếu phát hiện nhiệt độ > 38° C hoặc các dấu hiệu khác của bệnh, bệnh nhân nên được cách ly tại nhà.
Từ khóa » Smallpox Bệnh đậu Mùa
-
BỆNH ĐẬU MÙA - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Đậu Mùa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bệnh đậu Mùa: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và Phòng Ngừa
-
Bệnh đậu Mùa - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Câu Chuyện Về đậu Mùa - Từ Dịch Bệnh đến Vắc-xin | Vinmec
-
Đậu Mùa Và Thủy đậu: 2 Bệnh Khác Nhau | Vinmec
-
Bệnh đậu Mùa Khỉ Có Khả Năng Dự Phòng Bằng Vaccine ... - Bộ Y Tế
-
[PDF] Bệnh Đậu Mùa (Smallpox)
-
[PDF] Những Chuyện Về Bệnh Đậu Mùa (Smallpox)
-
Bệnh đậu Mùa Là Gì? Triệu Chứng & Thuốc • Hello Bacsi
-
Có Thể Phòng đậu Mùa Khỉ Bằng Vaccine đậu Mùa?
-
Phân Biệt đậu Mùa Khỉ Và Thủy đậu Thế Nào Khi đều Có Bóng Nước ...
-
Bệnh đậu Mùa Là Gì? - Nhà Thuốc An Khang
-
[PDF] Thông Tin Về Bệnh đậu Mùa