Bệnh đẹn Trăng - VnExpress Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Trả lời:
Bệnh đẹn trăng có tên khoa học Aphtes, chiếm khoảng 20% dân số, thường gặp ở nữ giới tuổi học đường. Biểu hiện lâm sàng khởi đầu là nổi một hay nhiều mụn nước, màu vàng khó thấy. Sau khoảng vài giờ, các mụn nước này vỡ ra để lại vết loét, nông, hình tròn, đường kính từ 3-12 mm, bờ rất rõ, đáy màu vàng giống như bơ tươi, chung quanh có một viền màu đỏ tươi. Mỗi đợt có thể xuất hiện 1-3 vết loét, nhưng cũng có thể nhiều hơn, vị trí vết loét thường ở niêm mạc má, miệng, bờ và mặt dưới lưỡi, lợi, sàn miệng, vòm khẩu cái, trụ amiđan. Trường hợp bệnh vừa xuất hiện ở miệng vừa xuất hiện ở cơ quan sinh dục gọi là Aphtes lưỡng cực.Về nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh, hiện nay người ta vẫn chưa biết rõ, tuy nhiên có một số yếu tố liên quan được xem là nguyên nhân gây bệnh như thiếu vitamin C, PP, B6, nhiễm vi khuẩn hay virus, dị ứng thuốc hay thức ăn, rối loạn nội tiết như hành kinh, có thai, mãn kinh..., hoặc do di truyền, do tâm lý như xúc cảm - lo lắng. Bệnh dễ xuất hiện khi bị chấn thương ở niêm mạc miệng như răng cắn vào lưỡi, cấn hàm răng giả...Về điều trị: Tránh ăn các thứ có tính kích thích như chua, cay, mặn...Để chống đau và chống viêm, có thể dùng một trong các thuốc:
- Acid aceryl Salicylique súc miệng 4-5 lần/ngày, trước bữa ăn nửa giờ.
- Borostyrol: Giảm đau, tạo sẹo, sát khuẩn, chấm bằng tăm bông, 2 lần/ngày.
- Giảm đau bằng Xylocaine 5%, chấm tại chỗ 6-8 lần/ngày, chỉ có tác dụng thoáng qua.
- Chấm tại chỗ bằng acid Trichloacetiqua 33% hay Nitrat bạc, giúp giảm đau tại chỗ rất tốt và làm hoại tử tức khắc tổn thương Aphtes.
Ngoài ra có thể chấm tại chỗ Kamistad-Gel, mỡ tetracycline, Corticoide...Về điều trị toàn thân: có thể dùng một trong các thuốc như:
- Laroscorbine: tiêm tĩnh mạch 1-2 g/ngày x 15 ngày.
- Prednisone 0,5-1 mg/kg thể trọng/ngày x 2 tuần.
- Nivaquine: 100-200 mg/ngày x 10-15 ngày.
- Thalidomide: 100 mg/ngày, cho kết quả rất tốt trong trường hợp Aphtes nặng.
Qua thư phản ánh, bệnh của con chị phù hợp với triệu chứng của bệnh Aphtes. Chị cần đưa cháu đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để chẩn đoán xác định.
BS Trần Quốc Long, Sức Khỏe & Đời Sống
Từ khóa » đẹn Trăng ở Lưỡi
-
Chữa Bệnh đẹn Trăng - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Đẹn Trăng - Tuổi Trẻ Online
-
Đẹn Trăng - Tuổi Trẻ Online - Báo Tuổi Trẻ
-
Đẹn Trăng, Lưỡi Bản đồ - Y Học Cộng Đồng
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Nhiệt Miệng, đẹn Trăng, đẹn Miệng, Loét ...
-
Nổi đẹn ở Nướu Răng Chữa Bằng Cách Nào?
-
Không Cần 1 Viên Thuốc Nào, đây Là Cách Trị đẹn Nhanh Và đơn Giản ...
-
Bệnh đẹn Trăng - LAVA VIETNAM
-
Nhiệt ở Lưỡi: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
Lưỡi Trắng Là Bệnh Gì Và Nguyên Nhân Chính Dẫn đến Tình Trạng Này
-
Bệnh Nấm Miệng - đẹn Lưỡi, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
-
Top 15 Cách Trị đẹn Trăng ở Lưỡi
-
Top 15 đẹn Trăng ở Lưỡi
-
Khi Nào Nổi đẹn Là Nghiêm Trọng? - Báo Thanh Niên
-
Đẹn Miệng Là Gì? Cách Chữa Trị Nổi đẹn Trong Miệng
-
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA NHIỆT MIỆNG - Nha Khoa Home
-
YAN News - Bệnh Này Trong Dân Gian Hay Gọi Là đẹn Trăng - Facebook