Bệnh Dị ứng Gluten Là Gì? Tìm Hiểu Cùng Bác Sĩ Chuyên Khoa
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội
Đặt lịch
Dị ứng gluten là một dạng dị ứng không phổ biến nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa, dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng và tổn thương đường ruột vĩnh viễn. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả, mời theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
Bệnh dị ứng gluten là gì?
Dị ứng gluten hay còn được gọi là bệnh celiac (đôi khi được gọi là sprue) là một phản ứng miễn dịch khi ăn gluten – một loại protein trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Gluten cũng được tìm thấy trong yến mạch đã thực hiện chế biến và xử lý tại nhà máy, một số loại thuốc, vitamin, son môi,…
Nguyên nhân dị ứng gluten
Bệnh dị ứng gluten xảy ra do ăn thức ăn chứa gluten, tương tác giữa các gen, một số yếu tố môi trường khác nhưng nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết đến. Thức ăn cho trẻ sơ sinh, nhiễm trùng đường tiêu hóa, vi khuẩn đường ruột góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh celiac. Đôi khi bệnh dị ứng gluten xuất hiện sau phẫu thuật, mang thai, sinh con, nhiễm virus, căng thẳng nghiêm trọng.
Trong bệnh celiac, hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với gluten trong thức ăn, tạo nên độc tố tiêu diệt nhung mao. Nhung mao là phần nhô ra giống như ngón tay nhỏ xíu nằm bên trong ruột non, khi nó hư hỏng sẽ làm cơ thể không thể hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn. Điều này khiến cơ thể suy dinh dưỡng, các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như tổn thương đường ruột vĩnh viễn.
Tìm hiểu thêm: Dị ứng là gì? Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh
Các yếu tố tăng nguy cơ dị ứng gluten
Bệnh Celiac có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, tuy nhiên nó có xu hướng phổ biến hơn ở những người có:
- Một số thành viên trong gia đình bị bệnh celiac hay viêm da herpetiformis
- Bệnh tiểu đường type 1
- Hội chứng down, hội chứng turner
- Bệnh tuyến giáp tự miễn
- Bị nhiễm vi khuẩn đại tràng (lymphocytic hoặc collagenous colitis)
- Bệnh lý Addison
- Viêm khớp dạng thấp
Triệu chứng dị ứng gluten
Các triệu chứng của dị ứng gluten có thể khác nhau giữa người lớn và trẻ em.
# Ở người lớn
Các dấu hiệu phổ biến nhất ở người lớn là tiêu chảy, mệt mỏi, cân nặng giảm hoặc bị đầy hơi, buồn nôn, táo bón, đau bụng, nôn mửa. Tuy nhiên, hơn một nửa số người lớn bị bệnh dị ứng gluten có dấu hiệu và triệu chứng không liên quan đến hệ tiêu hóa, như:
- Thiếu máu, thường do thiếu sắt
- Mất mật độ xương (loãng xương) hoặc làm mềm xương.
- Phát ban, phồng rộp và ngứa da
- Bệnh loét miệng, bệnh áptơ (xuất hiện những đốm trắng trên lưỡi, trong miệng)
- Đau đầu, mệt mỏi
- Đau khớp
- Chấn thương hệ thần kinh như tê, ngứa ran ở bàn chân, bàn tay, suy giảm chức năng nhận thức
- Giảm chức năng lá lách
- Trào ngược axit, ợ nóng
# Ở trẻ em
Ở trẻ em dưới 2 tuổi, dấu hiệu và triệu chứng của bệnh celiac được biểu hiện như sau:
- Tiêu chảy mãn tính
- Nôn mửa
- Sưng bụng
- Chán ăn
- Bã cơ
- Chứng kém phát triển (Failure to thrive)
Trẻ em lớn hơn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác gồm:
- Tiêu chảy
- Táo bón
- Cân nặng giảm
- Cáu gắt
- Trì hoãn dậy thì
- Tầm vóc hạn chế
- Một số triệu chứng thần kinh như rối loạn tăng động/thiếu tập trung (ADHD), nhức đầu, thiếu sự phối hợp cơ, cơ giật, khuyết tật học tập.
# Viêm da herpetiformis
Viêm da herpetiformis là bệnh ngứa da, phồng rộp xuất hiện do không dung nạp gluten. Phát ban thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu, thân, mông. Để điều trị viêm da herpetiformis, bác sĩ có thể thay đổi chế độ ăn phù hợp hoặc uống thuốc không chứa gluten, đôi khi sử dụng cả hai để kiểm soát tình trạng phát ban.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Trong trường hợp người bệnh bị tiêu chảy, tiêu hóa khó chịu kéo dài hơn hai tuần hoặc con bạn nhợt nhạt, dễ cáu kỉnh, không phát triển, phân hôi thối thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để thực hiện phương pháp điều trị phù hợp.
Xem thêm: Dị ứng thức ăn ở trẻ: Nhận biết, điều trị và phòng ngừa
Các biến chứng dị ứng gluten
Nếu như không chữa trị, dị ứng gluten sẽ gây ra các bệnh:
- Suy dinh dưỡng do ruột non bị tổn thương, chất dinh dưỡng không được hấp thụ. Suy dinh dưỡng dẫn đến thiếu máu, cân nặng giảm hoặc tầm vóc hạn chế, chậm phát triển ở trẻ nhỏ.
- Loãng xương ở người lớn, còi xương ở trẻ em do hấp thu canxi, vitamin D kém.
- Vô sinh, sảy thai do hấp thu kém canxi và vitamin D.
- Dị ứng lactose (không dung nạp lactose) do tổn thương ruột non. Vì vậy, sau khi ăn các sản phẩm chứa lactose, người bệnh thường bị đau bụng, tiêu chảy. Khi ruột non đã lành, bệnh celiac được kiểm soát thì một số người vẫn tiếp tục bị dị ứng lactose.
- Các vấn đề thần kinh thường xảy ra ở những người bị loét dạ dày. Các vấn đề có thể xảy ra là động kinh hoặc bệnh thần kinh ngoại biên.
- Ung thư ruột và ung thư ruột non có thể gặp phải ở những người bệnh celiac không duy trì chế độ ăn không chứa gluten.
Khắc phục dị ứng gluten
Chẩn đoán dị ứng gluten
Các bác sĩ có thể yêu cầu hai loại xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh celiac là:
- Xét nghiệm huyết thanh để tìm kiếm các kháng thể trong máu, nếu mức độ của một số protein kháng thể cao, có thể chỉ ra phản ứng miễn dịch với gluten.
- Xét nghiệm di truyền đối với kháng nguyên bạch cầu ở người (HLA-DQ2 và HLA-DQ8), được sử dụng để xác định dị ứng gluten.
Nếu sau các xét nghiệm máu xác định bệnh celiac, bác sĩ có thể yêu cầu nội soi để xem ruột non, lấy mẫu mô nhỏ (sinh thiết) để phân tích thiệt hại nhung mao.
Điều trị dị ứng gluten
Thực hiện chế độ ăn uống không có gluten suốt đời là cách tốt nhất để quản lý bệnh dị ứng gluten. Ngoài lúa mì, có một số loại thực phẩm chứa gluten mà bạn nên loại bỏ khỏi chế độ ăn uống như lúa mạch, bột báng, lúa mì bulgur, lúa mì cứng, bột graham, mạch nha, lúa mạch đen, lúa mì Spenta, tiểu hắc mạch. Gluten có thể ẩn trong một số thực phẩm, thuốc, sản phẩm không phải thực phẩm như: Son môi, thảo dược, phong bì, keo dán tem, vitamin, khoáng chất.
Khi bạn loại bỏ được gluten khỏi chế độ ăn uống, viêm ruột non sẽ giảm đi trong vài tuần. Các nhung mao có thể mọc lại sau vài tháng đến vài năm. Vấn đề về ruột non sẽ được cải thiện nhanh hơn ở trẻ em.
Đồng thời, người dị ứng gluten nên thực hiện một số biện pháp điều trị sau:
- Bổ sung các vitamin (như vitamin B12, vitamin D, vitamin K) và khoáng chất (như canxi, folate, kẽm, iron) được các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ khuyên bổ sung nếu như bị thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng. Trong trường hợp đường tiêu hóa của bạn gặp khó khăn khi hấp thụ vitamin, bác sĩ có thể tiêm chúng vào cơ thể.
- Nếu như bạn bị viêm loét dạ dày, người bệnh cần được theo dõi y tế để đảm bảo đáp ứng với chế độ ăn không gluten. Hoặc để chắc chắn, bác sĩ sẽ sử dụng các xét nghiệm để theo dõi phản ứng.
- Sử dụng thuốc để kiểm soát viêm đường ruột trong trường hợp bị tổn thương ruột non nặng. Thuốc steroid được dùng để kiểm soát tình trạng viêm, giảm các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh celiac.
- Một số loại thuốc cho da như dapsone được dùng khi bạn bị viêm da herpetiformis.
- Nếu như bạn bị bệnh celiac mãn tính với các triệu chứng nghiêm trọng, thường xuyên tái phát khiến ruột non không lành có thể sử dụng liệu pháp steroid hoặc bôi trực khuẩn, steroids toàn thân như prednisone.
Tìm hiểu thêm: Các loại thuốc chống dị ứng ngứa tốt nhất và lưu ý khi dùng
Phòng tránh dị ứng gluten
Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh dị ứng gluten, người bệnh nên tránh tất cả các loại thực phẩm chứa gluten. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để lập một kế hoạch chế độ ăn uống không gluten hợp lý với đầy đủ vitamin, chất dinh dưỡng, chất xơ và canxi.
Những loại thực phẩm cơ bản được cho phép trong chế độ ăn không chứa gluten gồm: thịt tươi, cá, gia cầm không tẩm/tránh/ướp bột, trái cây, khoai tây, sản phẩm từ sữa, rau, rượu chưng cất, rượu táo. Một số loại ngũ cốc mà người dị ứng gluten có thể dùng là bột ngô, ngô, kiều mạch, đậu nành, gạo,…Nếu muốn sử dụng thực phẩm đóng hộp, bạn nên đọc nhãn để chắn chắn nó không chứa gluten.
Đồng thời, người bị bệnh dị ứng gluten nên lưu ý:
- Làm theo những lời khuyên của bác sĩ. Sau khi được chẩn đoán bệnh, người bệnh nên duy trì chế độ ăn không chứa gluten, nếu có sử dụng thuốc thì nên tuân theo liều lượng được chỉ định.
- Nói với gia đình, bạn bè để nhận được sự hỗ trợ để đối phó với chứng bệnh dị ứng gluten.
- Liên hệ với một số tổ chức dành cho người dị ứng gluten.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về bệnh dị ứng gluten, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Trên đây là những thông tin cần thiết nhưng không thay thế lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm
- Bị dị ứng nên ăn gì và không nên ăn gì?
- Bệnh Dị Ứng Thực Phẩm – Triệu chứng và cách điều trị
Từ khóa » Dị ứng Gluten Free
-
Tìm Hiểu Về Dị ứng Lúa Mì - Vinmec
-
Bệnh Celiac, Dị ứng Lúa Mì Và Nhạy Cảm Với Gluten ở Trẻ Em - Vinmec
-
Cần Làm Gì Nếu Dị ứng Gluten? - VnEconomy
-
Dị ứng Với Gluten – Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Chế độ ăn
-
Tìm Hiểu Về Dị ứng Gluten Và Ai Nên Tránh Gluten?
-
Bệnh Celiac, Dị ứng Lúa Mỳ Và Nhạy Cảm Với Gluten ở Trẻ Em
-
Những Thực Phẩm Mà Người Mắc Bệnh Dị ứng Gluten Nên Tránh Xa
-
Gluten Có Thật Là Không 'lành Mạnh'? - Tuổi Trẻ Online
-
Bệnh Celiac - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Dị ứng Lúa Mì - Hello Bacsi
-
Gluten Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Chẩn đoán | Genetica®
-
Kiểm Nghiệm Gluten | VIỆT NAM
-
Dị ứng Gluten/Bệnh Celiac Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị.
-
Bệnh Celiac Dị ứng Lúa Mì Nguy Hiểm Như Thế Nào?