Bệnh Do Di Truyền đơn Gen - Báo Sức Khỏe & Đời Sống

(SKDS) - Ðái tháo đường do di truyền đơn gen gây nên bởi tổn thương một gen đặc hiệu có vai trò tham gia vào điều hòa chức năng của tế bào beta của tiểu đảo tụy. Bệnh có thể tuân theo quy luật di truyền trội hoặc lặn nhưng cũng có thể do đột biến mới xuất hiện tự phát ở một cá thể. Ðây là một thể hiếm của bệnh đái tháo đường và chiếm tỷ lệ từ 1-5% trong tổng số các ca đái tháo đường.Đột biến một gen đặc hiệu gây thiếu hụt insulin tiên phát và được điều trị bằng tiêm insulin hoặc sử dụng các thuốc uống giống như đái tháo đường typ 2. Đái tháo đường di truyền đơn gen được phân ra làm các nhóm chính là: đái tháo đường sơ sinh (đái tháo đường được chẩn đoán trong khoảng 6 tháng đầu sau sinh), đái tháo đường ở người trưởng thành trẻ tuổi và các hội chứng di truyền có liên quan đến đái tháo đường. Chẩn đoán đái tháo đường do di truyền đơn gen là cần thiết vì sẽ cung cấp các thông tin để giúp tiên lượng về tiến triển của bệnh, giúp giải thích các triệu chứng kèm theo với đái tháo đường, đặc biệt quan trọng là giúp lựa chọn phương pháp điều trị, từ các ca bệnh sẽ giúp phát hiện và điều trị cho các thành viên khác trong gia đình và giúp tư vấn di truyền hợp lý.

Bệnh do di truyền đơn gen                                       1

Ðái tháo đường sơ sinhLà các trường hợp đái tháo đường được chẩn đoán trong 6 tháng đầu đời có bằng chứng rõ ràng không phải là đái tháo đường typ 1. Hầu hết các ca có chậm phát triển trong tử cung, cân nặng lúc đẻ thấp so với tuổi thai, giảm lớp mỡ dưới da. Đái tháo đường sơ sinh là đái tháo đường cần được điều trị bằng insulin trong giai đoạn đầu sau khi có chẩn đoán và thường được chẩn đoán trong 3 tháng đầu đời. Đái tháo đường sơ sinh được chia thành hai nhóm: đái tháo đường sơ sinh thoáng qua và thường thuyên giảm bệnh trong khoảng thời gian trung bình là 12 tuần và sau đó không cần bất kể điều trị nào và có tới 50% sẽ tái phát ở tuổi thiếu niên; ngược lại là đái tháo đường sơ sinh vĩnh viễn cần thiết phải điều trị tiếp tục từ khi được chẩn đoán. Phần lớn các bệnh nhân đái tháo đường sơ sinh thoáng qua hay vĩnh viễn có thể xác định được các nguyên nhân tổn thương gen đặc hiệu. Tại thời điểm được chẩn đoán thì khó có thể phân biệt được là đái tháo đường sơ sinh thoáng qua hay đái tháo đường sơ sinh vĩnh viễn.Phần lớn các bệnh nhân đái tháo đường sơ sinh thoáng qua có bất thường về mặt in dấu di truyền của các gen ZAC và HYMAI trên cánh dài nhiễm sắc thể số 6 (6q24). Đái tháo đường kết hợp với tổn thương các gen này thường được chẩn đoán trong tuần đầu sau sinh và bệnh thường thuyên giảm quanh 12 tuần. Ngoài 23% các bệnh nhân có đái tháo đường sơ sinh thoáng qua có kết hợp với lưỡi to, còn lại các trường hợp khác sẽ không có các triệu chứng ngoài tụy. Giá trị đường máu khi được chẩn đoán có thể rất cao (12-57 mmol/l) và như vậy đòi hỏi phải điều trị bằng insulin cho dù sau đó liều lượng thuốc có thể giảm nhanh. Khi bệnh nhân thuyên giảm bệnh thì cần được theo dõi định kỳ hàng năm do nguy cơ tái phát. Ở các bệnh nhân tái phát mà không phụ thuộc insulin thì có thể được điều trị bằng điều chỉnh chế độ ăn trước tiên nhưng sau đó thường cần được điều trị bằng insulin. Đối với đái tháo đường sơ sinh thoáng qua thì điều trị bằng thuốc uống như sulphonylureas hoặc metformin đều không chắc chắn.

Nguyên nhân

Ðiều trị bằng thuốc uống không những giúp kiểm soát đường máu tốt hơn mà cũng không làm tăng nguy cơ hạ đường máu so với điều trị bằng insulin tiêm.

Phổ biến nhất của đái tháo đường sơ sinh vĩnh viễn là do đột biến gen KCNJ11. Trong trường hợp cả hai bố và mẹ đều có tình trạng không dung nạp glucose thì thường do đột biến đồng hợp tử hoặc dị hợp tử kép của gen mã hóa cho glucokinase. Khi có đột biến của các gen mã hóa cho kênh KATP làm cho kênh này luôn ở trạng thái mở và màng tế bào beta tiểu đảo tụy ở trạng thái tăng phân cực nên không giải phóng ra insulin dẫn đến đái tháo đường. Hầu hết các trường hợp này chỉ có đái tháo đường đơn thuần trong khi đó có khoảng 20% các bệnh nhân sẽ có thêm các biểu hiện về thần kinh trung ương. Hầu hết không có tiền sử gia đình vì 90% các bệnh nhân này là mang đột biến tự phát (không di truyền từ bố/mẹ). Ở các ca có tổn thương thần kinh nặng sẽ biểu hiện bằng chậm phát triển tinh thần – vận động, động kinh toàn thể. Hội chứng này có tên là hội chứng DEND bao gồm tập hợp các triệu chứng: chậm phát triển tinh thần; động kinh và đái tháo đường sơ sinh. Phần lớn các bệnh nhân có hội chứng DEND mức độ trung bình tức là có chậm phát triển tinh thần nặng và không có động kinh. Các bệnh nhân đột biến gen KCNJ11 sẽ có tất cả các biểu hiện của phụ thuộc insulin vì khoảng 30% có các triệu chứng của nhiễm toan xeton khi được chẩn đoán (khát, mất nước, sụt cân, kích thích, hôn mê và thở nhanh sâu).

Ðiều trị

Các bệnh nhân đái tháo đường sơ sinh sau khi được phát hiện có đột biến gen sẽ được chuyển từ điều trị bằng insulin tiêm sang điều trị bằng thuốc uống sulphonylureas. Vì là bệnh hiếm gặp nên đái tháo đường xuất hiện ở tuổi nhỏ dễ bị bỏ sót chẩn đoán ngay cả với các nhà chuyên môn, bệnh nhân thường được chẩn đoán muộn khi đã có các biểu hiện của nhiễm toan xeton. Cần nghĩ đến đái tháo đường ở trẻ nhỏ khi có các biểu hiện sau: các biểu hiện của khát, đái nhiều (các bậc phụ huynh thường ghi nhận đái ướt đẫm cũi hoặc giường; đái tràn ra cả bỉm), sụt cân. Đường máu tăng liên tục trên 150 – 200 mg/dl cho phép chẩn đoán đái tháo đường ở trẻ bú mẹ.

BS. Vũ Chí Dũng

Từ khóa » Các Bệnh Di Truyền đơn Gen