Bệnh đốm Trắng ở Tôm Nuôi Và Công Nghệ Nuôi Tôm Nhằm Phòng ...
Có thể bạn quan tâm
Công khai kết luận Thanh tra
Display content menu Display portlet menu- Công khai kết luận Thanh tra
Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau. Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ Địa chỉ: 263 - Đường Trần Hưng Đạo - Phường 5 - TP. Cà Mau. Điện thoại: 0290.3837128 - Fax: 0290.3815540
Nhiệt liệt chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu Giới thiệu Giới thiệu chung Chức năng nhiệm vụ Cơ cấu tổ chức Lãnh đạo cơ quan Đơn vị trực thuộc Thông tin liên hệ cán bộ có thẩm quyền Tin tức - Sự kiện Hoạt động của Sở Kinh tế - Xã hội Sức khỏe - Đời sống Khoa học - Công nghệ Chuyển giao Công nghệ Thông tin chỉ đạo, điều hành Chỉ đạo, điều hành Thông báo Lịch làm việc Hoạt động nhiệm vụ KHCN Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Thông báo về việc nộp Hồ sơ nhiệm vụ khoa học và công nghệ Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ được phê duyệt Kết quả nghiệm thu dự án, đề tài nghiên cứu khoa học Thông tin Đề tài, Dự án Thông tin tuyên truyền Mục kết quả tiếp công dân, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo Chuyên mục pháp luật về doanh nghiệp Chương trình họp Công khai ngân sách Thông tin về nhãn hiệu hàng hóa Lấy ý kiến đóng góp Chuyên mục KH&CN Chuyên mục Báo Cà Mau Chuyên mục Đài PTTH Cà Mau Văn bản Khoa học và Công nghệ Lĩnh vực hoạt động KHCN Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ Lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Lĩnh vực An toàn bức xạ và Hạt nhânLiên kết Website
Display content menu Display portlet menu- Liên kết Website
Công khai kết luận Thanh tra
Display content menu Display portlet menu- Công khai kết luận Thanh tra
Thống kê truy cập
Display content menu Display portlet menu- Thống kê truy cập
Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Bệnh đốm trắng ở tôm nuôi và công nghệ nuôi tôm nhằm phòng, chống bệnh đốm trắng
13/08/2015 03:10   Màu chữ Cỡ chữRiêng năm 2014, theo số liệu của Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh đốm trắng đã xảy ra tại 250 xã, 68 huyện thuộc 22 tỉnh, thành phố trong cả nước, trải dọc theo chiều dài đất nước từ Quảng Ninh đến Cà Mau. So với năm trước, tuy số các địa phương để xảy ra bệnh đốm trắng giảm nhưng diện tích nuôi tôm bị bệnh lại tăng gần gấp đôi, lên tới hơn 22.600 ha, chiếm 3,33% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước - trong đó có hơn 13.300 ha nuôi thâm canh và bán thâm canh, cùng với hơn 9.200 ha nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến. Qua theo dõi, nhận thấy bệnh đốm trắng xảy ra trong năm qua ở cả 2 loài tôm nuôi chính là tôm chân trắng và tôm sú, với độ tuổi từ 10 đến 110 ngày sau khi thả giống. Diện tích nuôi tôm sú bị bệnh này nhiều hơn, chiếm khoảng 60% số diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng. Trong năm 2014, đã có 3 tỉnh công bố dịch là Sóc Trăng, Nghệ An và Quảng Ninh. Sóc Trăng cũng là địa phương bị thiệt hại nhiều nhất với 11.000 ha nuôi tôm bị bệnh, chiếm gần nửa số diện tích nuôi bị bệnh đốm trắng trong cả nước. Các nhà nghiên cứu bệnh học thủy sản cho biết, bệnh đốm trắng thường xuất hiện ở tôm nuôi vào mùa xuân và đầu mùa hè khi khí hậu, thời tiết thay đổi nhiều như sự biến thiên quá lớn của biên độ nhiệt giữa ngày và đêm dẫn đến tôm bị sốc và dễ nhiễm bệnh. Bệnh đốm trắng được chia làm 2 dạng: dạng 1 là bệnh cấp tính thường làm cho tôm nuôi - nhất là các loài tôm thuộc giống tôm he (Penaeus) - bị chết hàng loạt với tỷ lệ cao trong vòng vài tuần; dạng 2 là bệnh tiềm ẩn, tồn tại độc lập trong các loài thuộc giống tôm càng xanh (Macrobrachium), các loài cua và tôm hùm sống trong tự nhiên và thường không có dấu hiệu bệnh lý. Vi-rút gây bệnh đốm trắng phân bố rộng ở những vật chủ khác nhau, không chỉ ở một số loài thuộc giống tôm he mà còn ở nhiều loài khác trong bộ Mười chân (Decapoda) như cua, ghẹ, tôm hùm... Điều này rất nguy hiểm do có nguy cơ làm tăng khả năng lây lan rộng rãi bệnh trong môi trường. Bệnh lan truyền chủ yếu theo chiều ngang qua nước, thức ăn và rất dễ bùng phát khi môi trường biến đổi theo chiều hướng xấu làm cho tôm nuôi bị sốc. Trong 3 năm gần đây, nhóm cán bộ khoa học của Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai thực hiện đề tài "Bước đầu nghiên cứu, sản xuất tolerine có khả năng hạn chế lây lan của virus gây bệnh đốm trắng trên tôm sú nuôi thương phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long". Kết quả đã tạo ra được dòng nấm men có mang gen VP28 của virus gây bệnh đốm trắng có khả năng sản sinh protein VP28 dùng làm tolerine phòng bệnh đốm trắng cho tôm sú. Tolerine được xác định có tính an toàn 100% và bước đầu cho thấy có khả năng bảo vệ tôm sú nuôi trước bệnh đốm trắng, tuy không được toàn phần. Hiện nay, đề tài đang tiến hành xác định thời gian và số lần cho ăn tolerine thích hợp để tolerine có hiệu quả bảo vệ cao nhất đối với tôm, đồng thời cũng xác định hiệu quả của tolerine trong việc hạn chế sự lây lan của virus gây bệnh đốm trắng ở tôm nuôi. Trước tình hình diện tích nuôi tôm sú bị bệnh đốm trắng tăng nhiều, trong vụ nuôi tôm năm nay, người nuôi tôm cần áp dụng các công nghệ nuôi thân thiện với môi trường để phòng, chống bệnh hiệu quả, đạt năng suất, sản lượng cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm tôm nuôi. Trong quá trình nuôi tôm, cần đặc biệt chú ý đến việc duy trì ổn định môi trường nuôi bằng các biện pháp cơ học như quạt nước, sục khí đáy và xi phông đáy ao; các biện pháp hóa dược như bón vôi để duy trì pH, tăng độ kiềm; các biện pháp sinh học như dùng chế phẩm sinh học để cải tạo môi trường ao nuôi... Bên cạnh đó, rất chú trọng khâu nâng cao sức đề kháng cho tôm nuôi thông qua việc sử dụng các biện pháp quản lý chăm sóc tốt, dùng thức ăn chất lượng cao để nuôi tôm, cho tôm ăn bổ sung các loại enzym, vitamin, chất khoáng vi lượng nhằm giúp tôm tăng cường khả năng tiêu hóa và sức đề kháng với bệnh. Việc áp dụng các quy trình nuôi tôm tiên tiến - trong đó có quy trình nuôi tôm dùng chế phẩm sinh học và quy trình nuôi tôm theo công nghệ biofloc có tác dụng rất lớn nhằm phòng, chống bệnh đốm trắng cho tôm nuôi. Quy trình nuôi tôm dùng chế phẩm sinh học do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành, theo đó, trong quá trình nuôi có dùng các loại chế phẩm vi sinh (có tên trong Danh mục được Bộ cho phép sử dụng) để làm sạch môi trường nước ao nuôi, đồng thời bổ sung các loại men tiêu hóa vào thức ăn và cho tôm ăn hàng ngày với lượng phù hợp. Định kỳ hàng tháng trong suốt vụ nuôi, cho tôm ăn thêm các loại vitamin A, C, D, E và bổ sung các chất khoáng vi lượng vào ao nuôi. Quy trình nuôi tôm theo công nghệ biofloc là quy trình ứng dụng công nghệ biofloc để nuôi tôm thâm canh. Công nghệ biofloc dựa trên nguyên lý bổ sung một tỷ lệ phù hợp nguồn cacbon làm thức ăn cho vi sinh vật dị dưỡng với nguồn nitơ có sẵn trong nước ao nuôi, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển ưu thế trong ao nuôi. Công nghệ biofloc giải quyết được 2 vấn đề trong quá trình nuôi, đó là loại bỏ các chất dinh dưỡng chuyển hóa vào sinh khối vi sinh vật dị dưỡng xử lý nước ao nuôi, và sử dụng tập hợp các biofloc làm nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng bổ sung tại chỗ cho tôm nuôi. Khi nuôi tôm theo công nghệ biofloc, người nuôi không cần thiết phải xây dựng hệ thống lọc sinh học phụ trợ vì các quá trình vi sinh giúp khử độc tính của các hợp chất chứa nitơ đều diễn ra ngay trong môi trường nước của hệ thống nuôi, đồng thời cũng không cần dùng các biện pháp khác để khử trùng nước, ví dụ khử trùng bằng khí ôzôn, vì chúng sẽ cản trở hoạt động của vi sinh vật trong nước. Do đó, công nghệ biofloc giúp làm giảm chi phí thức ăn, nâng cao an toàn sinh học, hạn chế tối đa sự nhiễm bệnh, nhất là các bệnh do virus gây ra cho tôm nuôi như bệnh đốm trắng. Theo Thông tin Khuyến nông Việt Nam số 4/2015
Chia sẻ In Lên trênCác tin khác
- (06/07/2017)
- (22/06/2017)
- (12/05/2017)
- (04/05/2017)
- (22/10/2015)
- (15/10/2015)
- (15/10/2015)
- (21/08/2015)
- (13/08/2015)
- (31/07/2015)
Từ ngày 27-28/6/2017, tại Trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế thành phố Cần Thơ, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ sẽ tổ chức sự kiện kết nối cung – cầu công nghệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Luật Chuyển giao công nghệ (CGCN) năm 2006 ra đời trong bối cảnh Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới với vị thế một nước có thu nhập bình quân đầu người thấp, tăng trưởng kinh tế dựa chủ yếu vào tăng quy mô vốn đầu tư, lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên không tái tạo.
Công trình nghiên cứu “Vắc xin ho gà trên phụ nữ có thai tại Việt Nam: kết quả của một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên" đã đưa ra các bằng chứng khoa học chứng minh tiêm phòng ho gà (vắc xin ho gà vô bào) cho phụ nữ có thai là an toàn và có thể sử dụng để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh ho gà ở trẻ nhỏ.
Thời gian gần đây, các thành viên Hợp tác xã nuôi tôm năng suất cao xã Tân Hưng, huyện Cái Nước đã ứng dụng công nghệ biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng, bước đầu cho thấy tỷ lệ thành công cao và năng suất vượt trội.
Doanh nghiệp chưa quan tâm đến kết quả nghiên cứu của các trường đại học, hay nhà khoa học không chú tâm quảng bá cái mình đã làm thành công tới thị trường?
Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) nhận định, trong 30 năm qua, Việt Nam đã mất 1/2 diện tích rừng ngập mặn, chủ yếu do mở rộng diện tích lúa và do đào ao nuôi tôm. Các tổ chức phi chính phủ đã đầu tư nhiều dự án nhằm góp phần phát triển bền vững cả tôm và rừng, trong đó có Cà Mau.
Mới đây, Hội Nông dân Cà Mau phối hợp với Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản tỉnh tổ chức tuyên truyền vận động ngư dân nâng cao nhận thức, không vi phạm khai thác tại vùng biển nước ngoài.
Sau nhiều năm nuôi heo theo cách truyền thống nhưng đều thất bại, anh Tuấn quyết tâm tìm tòi cách làm mới và đã thành công với mô hình trang trại nuôi heo bằng hệ thống phòng lạnh khép kín, bỏ túi 300 triệu đồng/năm.
Ngày 28/7/2015, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ (KH&CN) quốc gia phối hợp với Sở KH&CN Đà Nẵng đã tổ chức Hội nghị “Lãnh đạo các tổ chức thông tin và thống kê KH&CN địa phương” lần thứ nhất nhằm đẩy mạnh công tác thông tin và thống kê theo tinh thần của Luật KH&CN 2013, Nghị định 11/2014/NĐ-CP về hoạt động thông tin KH&CN và các văn bản pháp luật liên quan khác. Hơn 150 đại biểu đã tham dự Hội nghị, gồm đại diện của Bộ KH&CN, lãnh đạo các Sở KH&CN và các tổ chức thực hiện công tác thông tin và thống kê KH&CN của 49 tỉnh/thành trên toàn quốc.
Để tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật, tăng cường bảo đảm an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành chỉ thị về vấn đề này.
Trang đầu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | Trang cuối |
Hình ảnh hoạt động;hinhanhhoatdong
Display content menu Display portlet menu- Hình ảnh hoạt động
Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
- ${title}${badge}
Từ khóa » Tôm Sú Bị đốm Trắng
-
Bệnh đốm Trắng Trên Tôm Và Cách Phòng Bệnh - Tạp Chí Thủy Sản
-
Bệnh Đốm Trắng Ở Tôm: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý - Tin Cậy
-
Tìm Hiểu Về Bệnh đốm Trắng Trên Tôm Sú
-
Phân Biệt Đốm Trắng Trên Tôm Do Vi-Rút, Vi Khuẩn Và Môi Trường
-
BỆNH ĐỐM TRẮNG Ở TÔM NUÔI VÀ CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM ...
-
Dấu Hiệu Của Bệnh đốm Trắng ở Tôm Sú Và Cách Phòng Tránh – điều Trị
-
CÁC TRƯỜNG HỢP BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM NUÔI
-
Nguyên Nhân Tôm Bị đốm Trắng Và Cách Trị Bệnh - Microbe-lift
-
Bệnh đốm Trắng Trên Tôm Thẻ Chân Trắng - Tép Bạc
-
Tôm Sú Giống Nếu Nhiễm Bệnh đốm Trắng Thì Sẽ Có Những Biểu Hiện ...
-
Cách Phòng Bệnh đốm Trắng Trên Tôm Nuôi Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
-
Phân Biệt Các Loại đốm Trắng Trên Tôm - Biện Pháp Phòng Trị
-
Cách Phòng Và Biện Pháp Xử Lý Bệnh đốm Trắng Trên Tôm Nuôi