BỆNH ĐỐM TRẮNG Ở TÔM NUÔI VÀ CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM ...
Có thể bạn quan tâm
Bệnh đốm trắng được chia làm 2 dạng: dạng 1 là bệnh cấp tính thường làm cho tôm nuôi - nhất là các loài tôm thuộc giống tôm he (Penaeus) - bị chết hàng loạt với tỷ lệ cao trong vòng vài tuần; dạng 2 là bệnh tiềm ẩn, tồn tại độc lập trong các loài thuộc giống tôm càng xanh (Macrobrachium), các loài cua và tôm hùm sống trong tự nhiên và thường không có dấu hiệu bệnh lý.
Nguyên nhân
Bệnh đốm trắng do virus (White Spot Syndrome Virus - WSSV) là một trong các bệnh gây nên hiện tượng tôm nuôi chết hàng loạt trong các vùng nuôi tôm tại các địa phương ven biển ở nước ta từ nhiều năm qua.
Bệnh do virus đốm trắng (WSSV), tăng sinh trong nhân tế bào.
Virus đốm trắng (WSSV) lây nhiễm trên nhiều loài giáp xác ( nước ngọt, nước lợ và nước mặn) theo chiều ngang ( qua môi trường nước và ăn vật nhiễm bệnh tại ao nuôi) và chiều dọc( từ tôm mẹ nhiễm bệnh sang tôm con trong các trại sản xuất giống). WSSV không lây từ mẹ sang trứng do trứng sẽ không chín khi bị nhiễm virus này. Tuy nhiên tôm mẹ thải virus đốm trắng trong môi trường nước và lây nhiễm cho ấu trùng.
Tất cả các giai đoạn phát triển của tôm đều có thể nhiễm bệnh.
Tôm hoang dã là vật mang WSSV, đặc biệt ở các vùng nước ven biển gần khu nuôi tôm của cả các nước Châu Á, nhưng tỷ lệ chết trên tôm hoang dã vẫn chưa được quan sát.
WSSV có khả năng tồn tại trong nước mặn từ 5-40‰, độ pH 4-10 nhiệt độ 0 – 80oC.
Trong phòng thí nghiệm, virus đốm trắng bị bất hoạt bởi Natri hypochlorite ( nước javel) ở nồng độ 1 ppm trong 10 phút và Policodon-iodine ( I-ốt) ở 2,5 ppm trong 10 phút; mất khả năng gây bệnh khi xử lý nhiệt ở 50oC trong 20 phút trong nước mặn tinh khiết hoặc xử lý phơi khô trong 30 phút. Virus cũng mất khả năng gây bệnh trong 60 phút dưới tia UV 9×105 μWs/cm2; bất hoạt ở nồng độ Ozone 0,5μg/mL ở 25oC.
Hòa virus mật độ cao vào nước mặn tinh khiết vẫn gây bệnh sau 120 ngày ở độ mặn 25 ‰ và hơn 120 ngày ở độ mặn 4 ‰. Nếu mật độ virus thấp thì duy trì khả năng gây bệnh 7-10 ngày ở độ măn tương ứng.
Xét nghiệm sinh học phân tử
PCR hoặc kiểm tra bằng test kit nhanh,hoặc kỹ thuật lamp PCR.
Phương pháp dung test kit nhanh có thể thực hiện trên cả tôm giống và tôm thương phẩm. Tuy nhiên lượng tôm mẫu dùng kiểm tra nhỏ nên có thể không đại diện được tình trang tôm bệnh trong ao.
Nếu lượng mẫu ban đầu có tính đại diện tốt, PCR là phương pháp chuẩn mực và chính xác nhất cho phép phát hiện đốm trắng. Tuy nhiên kỹ thuật này đòi hỏi cao trong trang bị phòng xét nghiệm, trình độ kỹ tuật viên. Vì vậy chỉ thực hiện lại các chi cục thú y, phòng xét nghiệm uy tính.
Hình: Quy trình xét nghiệm bệnh tôm bằng LAMP-PCR
Dưa vào dấu hiệu bệnh lý:
Dựa vào các dấu hiệu bệnh lý để xác định bệnh. Củng cố thêm kết luận bằng một trong các phương pháp trình bày phía dưới.
Soi mẫu tươi: Ép mẫu tươi mang hoặc biểu mô dưới vỏ của tôm bệnh, mẫu có thể nhuộm hoặc không nhuộm. Kiểm tra dưới kính hiển vi tìm các đặc trưng như nhân tế bào mang hoặc tế bào biểu mô trương to, xuất hiện thể ẩn virus trong mẫu.
Ngoài ra đốm trắng có thể xuất hiện do sự vôi hóa trong nước có độ kiềm cao hoặc do sự phân giải vỏ của vi khuẩn. Nếu do các nguyên nhân này, tôm sẽ không xuất hiện các dấu hiệu cấp tính. Có thể phân biệt sự khác nhau này dưới kính hiển vi.
Mô bệnh học:
Làm mô bệnh học các cơ quan tuyến râu, cơ quan tạo máu, chân bơi, mang, dạ dày, cơ bụng. Nhuộm H&E và quan sát thể vùi của virus dưới kính hiển vi.
Triệu chứng
Giai đoạn cấp tính:
Tôm nuôi chết rất nhanh ( từ 80% trở lên) trong 1-5 ngày sau khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh.
Bơi lội lờ đờ
Ngừng ăn
Tôm hấp hối tập trung gần mặt nước quanh bờ ao.
Vỏ giáp đầu ngực lơi lỏng
Ngoại ký sinh bám đầy vỏ và mang.
Ruột giữa màu trắng chạy dọc theo bụng ở ấu trùng và tôm giống nhiễm bệnh.
Khi bóc tách vỏ giáp đầu ngực, soi dưới ánh sáng sẽ thấy các đốm trắng có đường kính 0,5-2mm bên trong giáp đầu và đốt thứ 5-6 . Đốm trắng có tâm trắng trong, bên ngoài trắng đục.
Chậm đông máu.
Lưu ý:
Tôm có thể xuất hiện một trong các dấu hiệu bệnh lý cấp tính nhưng WSSV vẫn có thể tồn tại trong tôm không có bất kỳ dấu hiện bệnh lý nào.
Sự xuất hiện của các đốm trắng không phải lúc nào cũng có nghĩa là bệnh đang ở giai đoạn cuối. Ví dụ, trong môi trường không gây căng thẳng, tôm nhiễm bệnh có đốm trắng có thể sống vô thời hạn. Tuy nhiên , nếu tôm vừa có đốm trắng vừa bị hôn mê , đỏ thân, tụ tập xung quanh bờ ao hoặc giảm ăn nhanh thì tỷ lệ chết của tôm có thể rất cao trong vòng vài giờ đến vài ngày kể từ khi xuất hiện các dấu hiệu này.
Có nhiều nguyên nhân gây xuất hiện đốm trắng : do virus, vi khuẩn, mội trường nước.
Giai đoạn cận cấp tính:
Tôm nhiễm bệnh chết tùy theo chất lượng nước.
Có thể thấy hoặc không thấy đốm trắng.
Tôm ít ăn.
Bơi lội chậm chạp
Chết tích lũy 30-80 %.
Giai đoạn mãn tính:
Tôm không chết.
Có thể có hay không có đốm trắng trên vỏ giáp.
Điều này rất nguy hiểm do có nguy cơ làm tăng khả năng lây lan rộng rãi bệnh trong môi trường. Bệnh lan truyền chủ yếu theo chiều ngang qua nước, thức ăn và rất dễ bùng phát khi môi trường biến đổi theo chiều hướng xấu làm cho tôm nuôi bị sốc.
Phân bố
Bệnh đốm trắng thường xảy ra ở cả 2 loài tôm nuôi chính là tôm chân trắng và tôm sú, với độ tuổi từ 10 đến 110 ngày sau khi thả giống. Diện tích nuôi tôm sú bị bệnh này nhiều hơn, chiếm khoảng 60% số diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng. Các nhà nghiên cứu bệnh học thủy sản cho biết, bệnh đốm trắng thường xuất hiện ở tôm nuôi vào mùa xuân và đầu mùa hè khi khí hậu, thời tiết thay đổi nhiều như sự biến thiên quá lớn của biên độ nhiệt giữa ngày và đêm dẫn đến tôm bị sốc và dễ nhiễm bệnh.
Virus gây bệnh đốm trắng phân bố rộng ở những vật chủ khác nhau, không chỉ ở một số loài thuộc giống tôm he mà còn ở nhiều loài khác trong bộ Mười chân (Decapoda) như cua, ghẹ, tôm hùm...
Phòng trị
Nười nuôi tôm cần áp dụng các công nghệ nuôi thân thiện với môi trường để phòng, chống bệnh hiệu quả, đạt năng suất, sản lượng cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm tôm nuôi. Trong quá trình nuôi tôm, cần đặc biệt chú ý đến việc duy trì ổn định môi trường nuôi bằng các biện pháp cơ học như quạt nước, sục khí đáy và xi phông đáy ao; các biện pháp hóa dược như bón vôi để duy trì pH, tăng độ kiềm; các biện pháp sinh học như dùng chế phẩm sinh học để cải tạo môi trường ao nuôi...
Bên cạnh đó, rất chú trọng khâu nâng cao sức đề kháng cho tôm nuôi thông qua việc sử dụng các biện pháp quản lý chăm sóc tốt, dùng thức ăn chất lượng cao để nuôi tôm, cho tôm ăn bổ sung các loại enzym, vitamin, chất khoáng vi lượng nhằm giúp tôm tăng cường khả năng tiêu hóa và sức đề kháng với bệnh.
Việc áp dụng các quy trình nuôi tôm tiên tiến - trong đó có quy trình nuôi tôm dùng chế phẩm sinh học và quy trình nuôi tôm theo công nghệ biofloc có tác dụng rất lớn nhằm phòng, chống bệnh đốm trắng cho tôm nuôi.
Quy trình nuôi tôm dùng chế phẩm sinh học do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành, theo đó, trong quá trình nuôi có dùng các loại chế phẩm vi sinh (có tên trong Danh mục được Bộ cho phép sử dụng) để làm sạch môi trường nước ao nuôi, đồng thời bổ sung các loại men tiêu hóa vào thức ăn và cho tôm ăn hàng ngày với lượng phù hợp. Định kỳ hàng tháng trong suốt vụ nuôi, cho tôm ăn thêm các loại vitamin A, C, D, E và bổ sung các chất khoáng vi lượng vào ao nuôi.
Biện pháp xử lý khi ao bị nhiễm virus đốm trắng:
– Cách ly ao bệnh
– Thu tôm trong vòng 1-2 ngày nếu tôm đạt kích cỡ thu hoạch
– Sau khi thu tôm, khử trùng nước và dụng cụ nhiễm WSSV bằng Chlorine nồng độ 40 ppm. Giữ nước sau khi xử lý Chlorine ít nhất 7 ngày trước khi xả ra môi trường. Dụng cụ và quạt nước dùng trong ao phải được phun xịt bằng nước hòa chlorine với nồng độ 1600ppm hoặc nếu có thể thì ngâm trong nước hòa tan 40ppm chlorine trong ít nhất 3 ngày.
Nếu tôm chưa đạt cỡ thu hoạch thì hủy tôm bằng Chlorine nồng độ 40ppm. Trong trường hợp tôm chưa chết hết thì tái xử lý Chlorine nồng độ 100ppm. Xác tôm chết phải lưu lại trong ao ít nhất 7 ngày cho phân hủy tự nhiên và tiêu diệt mầm bệnh ( vì mầm bệnh có thể tồn tại trong nhân tế bào).
Sau khi tháo nước, loại bỏ bùn đáy, xử lý vôi 4.000- 5.000kg/ ha khi đáy còn ẩm ( có thể xử lý vôi theo pH phơi đất). Phơi khô đáy, đảm bảo không còn chỗ ẩm cho mầm bệnh ẩn nấp.
Những ao gần kề ao nhiễm WSSV không có dấu hiệu bệnh ( như giảm ăn, lờ đờ ) có thể duy trì bằng cách giảm thiểu các nghuyên nhân gây căng thẳng. Xử lý iodine 10% ở mức 0,3 – 1ppm ( lập lại sau 3-4 ngày) hoặc formaline 70ppm ( mỗi ngày) hoặc BKC 1 ppm.
Tài liệu tham khảo
Nguồn: http://vienloci.org.vn và http://nghetomtep.com
Từ khóa » Tôm Sú Bị đốm Trắng
-
Bệnh đốm Trắng Trên Tôm Và Cách Phòng Bệnh - Tạp Chí Thủy Sản
-
Bệnh Đốm Trắng Ở Tôm: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý - Tin Cậy
-
Tìm Hiểu Về Bệnh đốm Trắng Trên Tôm Sú
-
Phân Biệt Đốm Trắng Trên Tôm Do Vi-Rút, Vi Khuẩn Và Môi Trường
-
Dấu Hiệu Của Bệnh đốm Trắng ở Tôm Sú Và Cách Phòng Tránh – điều Trị
-
CÁC TRƯỜNG HỢP BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM NUÔI
-
Nguyên Nhân Tôm Bị đốm Trắng Và Cách Trị Bệnh - Microbe-lift
-
Bệnh đốm Trắng ở Tôm Nuôi Và Công Nghệ Nuôi Tôm Nhằm Phòng ...
-
Bệnh đốm Trắng Trên Tôm Thẻ Chân Trắng - Tép Bạc
-
Tôm Sú Giống Nếu Nhiễm Bệnh đốm Trắng Thì Sẽ Có Những Biểu Hiện ...
-
Cách Phòng Bệnh đốm Trắng Trên Tôm Nuôi Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
-
Phân Biệt Các Loại đốm Trắng Trên Tôm - Biện Pháp Phòng Trị
-
Cách Phòng Và Biện Pháp Xử Lý Bệnh đốm Trắng Trên Tôm Nuôi