Bệnh Ghẻ Chàm Hóa Và Cách điều Trị - Thuốc Dân Tộc

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN

Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đặt lịch

Bệnh ghẻ chàm hóa là một trong những dạng ghẻ tiến triển kéo dài do không được can thiệp và điều trị đúng hướng. Mặc dù không nguy hiểm nhưng căn bệnh này có thể lây lan và ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ trên bề mặt da.

dấu hiệu bệnh ghẻ
Hiểu về bệnh ghẻ chàm hóa và các biện pháp xử lý

Bệnh ghẻ chàm hóa là gì?

Bệnh ghẻ chàm hóa xuất phát từ bệnh ghẻ (Scabiei), một bệnh ngoài da do con ghẻ (Sarcoptes scabiei) gây ra. Khi xâm nhập vào da và có điều kiện thuận lợi, chúng sẽ đào vào bên dưới lớp da của chúng ta để làm tổ (thường là tại lớp sừng trên da). Quá trình đào dưới da và làm tổ của con ghẻ sẽ gây ra bệnh ghẻ ngoài da. Không chỉ người, bệnh ghẻ còn có thể gặp phải trên da của một số động vật khác như chó, mèo, lợn, ngựa,…

Vòng đời của con ghẻ đi qua 4 giai đoạn chính, bao gồm:

  • Giai đoạn trứng có hình dạng từ 0,10 – 0,15 mm.
  • Sau khoảng 3 – 4 ngày, các triệu chứng của bệnh ghẻ sẽ bắt đầu khi trứng nở và ấu trùng đào xuống bề mặt da.
  • Trong thời gian 3 – 4 ngày tiếp theo, ghẻ sẽ lột xác nhiều lần cho đến khi trưởng thành.
  • Cái ghẻ lớn giao phối và tiếp tục đào hang dưới da để tiếp tục đẻ trứng mới.
Ghẻ đào hang và đẻ trứng trên da
Ghẻ đào hang và đẻ trứng trên da của bệnh nhân

Những đối tượng dễ mắc bệnh ghẻ

Ghẻ là một trong những bệnh dễ mắc phải với một số nhóm đối tượng bao gồm:

  • Người đang hoặc đã từng có tiền sử mắc bệnh ngoài da, khiến cho hàng rào bảo vệ da bị suy giảm.
  • Những người sống trong môi trường chật chội, ẩm ướt, không đảm bảo vệ sinh cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh ghẻ.
  • Người có tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với những người đang có bệnh ghẻ cũng có thể bị lây nhiễm cái ghẻ.
  • Những bệnh nhân mắc các bệnh làm suy yếu hệ thống miễn dịch cũng có thể khiến cho da dễ mắc phải bệnh ghẻ.

Triệu chứng của bệnh ghẻ

Khi ghẻ xâm nhập vào da, đào hang và đẻ trứng, bệnh nhân có thể xuất hiện những triệu chứng khó chịu trong một khoảng thời gian nhất định. Ở một số trường hợp, quá trình này có thể kéo dài từ 4 – 6 tuần. Những triệu chứng điển hình của bệnh ghẻ gồm có:

  • Triệu chứng ngứa, có thể âm ỉ hoặc dữ dội. Đa số những trường hợp ghẻ ngứa thường xuất hiện về đêm vì đây là thời điểm mà ghẻ bắt đầu đào hoạt động mạnh, đào hang và đẻ trứng.
  • Tại những vùng da bị ghẻ, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng ngứa ngáy, mụn nhọt.
  • Ở những vùng da bị ghẻ, bệnh nhân có thể bị vảy da, nổi mụn nước.
  • Nếu bệnh nhân gãi trên vùng da bị ghẻ có thể tạo thành các vết loét trên bề mặt.

Những vùng da có thể mắc phải bệnh ghẻ khá đa dạng, bao gồm một số vị trí như: cổ tay, khuỷu tay, nách, móng, kẽ tay,… Ngoài ra một số bệnh nhân mắc bệnh ghẻ có thể xuất hiện một số dấu hiệu trên những vùng da khác.

Tiến triển của bệnh ghẻ

Ghẻ là một trong những bệnh ngoài da dai dẳng, dễ tiến triển thành mạn tính. Sau khi bệnh ghẻ tiến triển nặng, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng da thương tổn, viêm loét, nhiễm trùng da và bị ngứa ngáy dữ dội. Một số trường hợp ghẻ có thể khiến da dày lên, sẫm màu và thường xuyên tái đi tái lại, làm mất thẩm mỹ trên vùng da bị ảnh hưởng.

Các biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh ghẻ chàm hóa

Thông tin được cung cấp dưới đây mang tính tham khảo, không có giá trị thay thế cho chẩn đoán, hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

1. Chẩn đoán bệnh ghẻ

Ghẻ là một trong những bệnh ngoài da cần phải được chẩn đoán sớm. Dựa vào triệu chứng bệnh và các biện pháp xét nghiệm như trích da, soi dưới kính hiển vi, các bác sĩ có thể phát hiện được dấu vết hang ghẻ cũng như phát hiện được ấu trùng ghẻ. Sau khi thực hiện các phương pháp chẩn đoán, bác sĩ có thể đưa ra những hướng dẫn chăm sóc và điều trị phù hợp nhất dành cho làn da của bạn.

Thăm khám sớm khi có triệu chứng bệnh ghẻ
Thăm khám sớm khi có triệu chứng bệnh ghẻ để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe làn da và làm lây bệnh cho những người xung quanh

2. Điều trị bệnh ghẻ

Để điều trị bệnh ghẻ, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số thuốc chứa hoạt chất diệt ký sinh trùng. Phổ biến nhất là sử dụng các loại kem dưỡng, thuốc mỡ bôi ngoài da có các hoạt chất phù hợp. Thông thường việc điều trị bệnh ghẻ cần áp dụng chung cho những người sống cùng trong gia đình với bệnh nhân để ngăn chặn lây lan, dù chưa có dấu hiệu của bệnh ghẻ.

Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc bao gồm:

  • Kem Permethrin 5% có tác dụng diệt ghẻ, trứng ghẻ. Loại thuốc này được chỉ định sử dụng cho người lớn và trẻ em trên 2 tháng tuổi.
  • Benzyl benzoat lotion 25% có tác dụng kiểm soát tình trạng ghẻ trên bề mặt da.
  • Điều trị với thuốc mỡ lưu huỳnh hàm lượng 10%.
  • Một số trường hợp có thể sử dụng các loại thuốc bôi dạng kem như crotamiton hàm lượng 10% dùng ngắn hạn trong thời gian từ 1 – 2 ngày.

*Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ những chỉ định của bác sĩ điều trị. Tuyệt đối không điều trị tùy tiện để tránh nguy cơ kích ứng da, gây ra những thương tổn không mong muốn.

Chế độ sinh hoạt khi bị ghẻ chàm hóa

Trong thời gian điều trị ghẻ chàm hóa trên da, bệnh nhân cũng cần áp dụng chế độ sinh hoạt phù hợp để hạn chế bệnh tiến triển nặng hơn, gây khó khăn trong việc điều trị. Bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề trong thời gian điều trị, bao gồm:

  • Sử dụng các loại thuốc, sản phẩm dưỡng ẩm và chăm sóc da hợp lý, đúng chỉ định để đạt được kết quả tối ưu nhất, tránh sử dụng thuốc tùy tiện, không có chỉ định của bác sĩ.
  • Chú ý uống đủ nước mỗi ngày để giúp cho làn da được khỏe mạnh.
  • Không gãi khi bị ngứa trong thời gian điều trị ghẻ vì có thể làm cho vùng da bị ghẻ tổn thương, bong tróc, nhiễm khuẩn nặng nề hơn. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng các biện pháp chống ngứa.
  • Nên lựa chọn các loại trang phục thoải mái để sử dụng, không nên chọn những trang phục dày, nóng, bí hơi và gây cọ xát khi sử dụng.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị, toa thuốc và chỉ định của bác sĩ điều trị. Bệnh nhân cần chú ý thăm khám sớm khi có các dấu hiệu ghẻ chàm hóa.

Có thể bạn quan tâm

  • Cách phân biệt bệnh ghẻ và bệnh chàm (eczema)
  • Ghẻ lở là gì? Cách nhận biết, phân biệt và điều trị

Từ khóa » Ghẻ Chàm