Ghẻ Chàm Hóa: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị

Thay vì chỉ thắc mắc ghẻ chàm hóa là gì? Ghẻ chàm hóa có chữa được không? tại sao ghẻ chàm lại nguy hiểm…thì hãy đọc bài viết này.

  • Cách trị ghẻ xốn nhanh nhất chỉ với 6 bài thuốc
  • Ghẻ phỏng ở trẻ em và cách điều trị ghẻ phỏng cực hiệu quả
  • Bệnh ghẻ nước: Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh ghẻ chàm hóa tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại mất thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti, sống khép mình, lâu dần có thể dẫn đến trầm cảm. Việc tìm hiểu những kiến thức về căn bệnh này sẽ giúp điều trị, phòng ngừa hiệu quả và dễ dàng hơn.

Ghẻ chàm hóa là gì?

Ghẻ chàm hóa là một trong những bệnh ngoài da gây ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh do loại ký sinh trùng có tên khoa học là Sarcoptes Scabiei gây ra.

Biểu hiện của bệnh ghẻ chàm hóa

Khi mắc bệnh ghẻ do sự ngứa ngáy, khó chịu mà đa phần các bệnh nhân sẽ dùng tay gãi. Từ đó dẫn đến các vùng tổn thương bị chảy nước, trầy xước, da dày và sẩn cục. Bệnh ghẻ nhiễm vào vùng da mỏng, xuất hiện ở các nếp gấp trên cơ thể như bẹn, khớp. Khi ghẻ tấn công trên da chúng sẽ đào hầm ngay trong lớp thượng bì. Cuối mỗi đường hầm là nơi chúng làm tổ, đẻ trứng và xuất hiện mụn nước, lớp da sần hơn.

Bệnh ghẻ hay ghẻ chàm lây từ người sang người qua việc tiếp xúc trực tiếp hay dùng chung chăn, màn, quần áo, đồ dùng hàng ngày. Đặc biệt trong các khu tập thể như trường hợp, bệnh viện, quân đội căn bệnh này lây lan rất nhanh và thường chuyển thành đại dịch, rất khó kiểm soát.

=>> Tham khảo: Các biểu hiện của bệnh ghẻ

Ghẻ chàm hóa có chữa được không?

Thực chất ghẻ chàm hóa là do bệnh ghẻ không được chữa trị triệt để, tận gốc dẫn đến những tổn thương trên da nặng nề, nghiêm trọng hơn, chuyển sang thể mạn tính rất khó chữa. Và thực tế cho thấy, khi bệnh ghẻ chuyển sang ghẻ chàm hóa thì việc áp dụng các bài thuốc dân gian sẽ không có tác dụng.

Do đó lúc này bệnh nhân cần phải nhanh chóng đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị kịp thời, tránh để bệnh nghiêm trọng hơn sẽ rất khó chữa.

Điều trị bệnh ghẻ chàm bằng phương pháp Tây y:

Để điều trị ghẻ chàm hóa thì bệnh nhân cần sử dụng các thuốc kháng histamin thông qua đường uống. Các loại thuốc đó có thể là hydroxyzine hydrochloride, doxepin hoặc diphenhydramine. Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Sử dụng các loại thuốc bôi diệt ký sinh trùng. Đó có thể là một trong các loaị thuốc sau:

  • Crotamintion 10% dạng cream

  • Permethrin 5%

  • Dung dịch benzyl benzoate 10-25%,

  • Invermectin 8%.

Kết hợp với thuốc mỡ glucocorticoids để bôi vào vùng da bị chàm hóa, sẩn đục.

Trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng cần phải dùng thêm kháng sinh.

Về liều lượng và cách dùng: tùy mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị và liệu trình khác nhau. Vấn đề là người bệnh cần phải kiên trì thực hiện theo đúng hướng dẫn.

Điều trị ghẻ chàm hóa bằng đông y

Ngoài phương pháp tây y thì đông y cũng là lựa chọn tuyệt vời để chữa trị dứt điểm bệnh ghẻ chàm hóa. Đặc biệt đông y sử dụng các loại thảo dược trong việc chữa bệnh nên an toàn, không gây tác dụng phụ.

Thông thường đông y sử dụng các thảo dược là kinh giới phòng phong, thượng truật, khổ sâm, đương quy, sinh địa, ngưu bàng tử, tri mẫu, mộc thông, thạch cao, thuyền thoái, cam thảo. Các vị thuốc này có thể sử dụng kết hợp ngâm và uống nhằm tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh, diệt tận gốc nơi ghẻ làm tổ đẻ trứng.

Tuy nhiên cần phải kiên trì, điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Bạn nên tham khảo:

  • Chi tiết cách trị ghẻ bằng nước muối đơn giản dễ làm
  • Cách trị ghẻ nước bằng lá trầu không đơn giảm mà hiệu quả cáo

Phòng ngừa bệnh ghẻ chàm hóa

Các cụ đã có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Cho đến nay những đúc kết này hoàn toàn đúng đắn. Do đó để bảo vệ sức khỏe bản thân, những người xung quanh thì mỗi người cần tiến hành phòng bệnh ghẻ chàm hóa bằng những việc làm thiết thực sau:

  • Đảm bảo công tác vệ sinh cá nhân sạch sẽ bằng cách tắm gội hàng ngày. Tiến hành cắt móng tay, móng chân thường xuyên.

  • Tắm xong cần lau khô người rồi mới mặc quần áo. Tuyệt đối không mặc quần áo ẩm ướt.

  • Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

  • Tiến hành ăn chín uống sôi.

  • Giặt chăn, ga, gối đệm thường xuyên để ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

  • Trong trường hợp có người mắc bệnh thì cần điều trị cho người bệnh cùng những người sống cùng, tránh bệnh lây nhiễm trên diện rộng.

Trên đây là một số kiến thức về bệnh ghẻ chàm hóa, một số cách chữa bệnh chàm hóa. Hi vọng qua bài viết này các bạn đã biết bệnh ghẻ chàm hóa là gì từ đó sẽ biết cách phòng và điều trị căn bệnh này hiệu quả.

xem ngay

  • Các bài thuốc trị ghẻ hiệu quả nhất hiện nay được bác sĩ khuyên dùng

Nguyễn Quỳnh

Từ khóa » Ghẻ Chàm