Bệnh Giảm Bạch Cầu ở Mèo - Viphapet
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Sản phẩm See More "Đóng"
- Vaccine
- Thuốc nội ngoại ký sinh trùng cho chó
- Thuốc nội ngoại ký sinh trùng cho mèo
- Khác
- Blog See More "Đóng"
- Chương trình khuyến mãi
- Tin tức nổi bật
- Chăm sóc chó
- Chăm sóc mèo
- Chăm sóc thú cưng
- Hỏi đáp See More "Đóng"
- Các bệnh phổ biến trên thú cưng
- Câu hỏi về Nexgard Spectra
- Câu hỏi về Nexgard
- Câu hỏi về Recombitek
- Câu hỏi về Broadline
- Câu hỏi về Frontline
- Câu hỏi về Heartgard và Previcox
- Về chúng tôi
- Hỗ trợ See More "Đóng"
- Hướng dẫn mua hàng
- Thanh toán
- Bảo mật thông tin
- Chính sách vận chuyển
- Chính sách đổi trả
- Liên hệ
- Đăng nhập
- Đăng kí
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Trang chủ Chăm sóc mèo Bệnh giảm bạch cầu ở mèo Mua ngay Bệnh giảm bạch cầu ở mèo- Mèo bị ghẻ tai - 6 nguyên tắc để phòng ngừa và điều trị
- BOSS NHÀ MÌNH CÓ BỊ DẠI KHÔNG? BÂY GIỜ MÌNH CẦN LÀM GÌ?
- Làm gì khi chó mèo rụng lông quá nhiều
- Những giống mèo được nuôi nhiều nhất ở Việt Nam
- Vì sao ban đêm mèo không ngủ?
Những mèo nào dễ bị nhiễm bệnh GBC?
Bởi vì vi rút FPV có mặt ở khắp nơi trong môi trường, nên hầu như tất cả mèo con và mèo trưởng thành đều tiếp xúc với vi rút vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Mèo ở độ tuổi nào cũng có thể nhiễm bệnh GBC, đặc biệt là mèo con, mèo ốm yếu, mèo mẹ đang mang thai và những mèo cưng chưa được tiêm phòng. Bệnh thường thấy ở mèo con từ 2-6 tháng tuổi; và tỉ lệ tử vong do bệnh ở độ tuổi này cũng rất cao.Triệu chứng của bệnhMèo nhiễm bệnh có thể có các triệu chứng như: Nôn mửa, đi ngoài/ đi ngoài ra máu, mất nước, sụt cân, sốt cao, thiếu máu (do thiếu hồng cầu), lông da xơ xác, mệt mỏi suy nhược, chán ăn, hoặc nhịn ăn, lẩn trốn.
Mèo nhiễm bệnh như thế nào?
Mèo có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với máu, phân, nước tiểu hay các dịch tiết có chứa vi rút gây bệnh. Vi rút FPV cũng thể lây lan qua chủ nuôi hoặc người tiếp xúc với mèo bệnh mà không rửa tay hay thay quần áo, hoặc các vật liệu như đệm nằm, lồng chuồng, bát đĩa đựng thức ăn của mèo hoặc các vật dụng mà mèo nhiễm bệnh đã sử dụng.Mèo mẹ đang mang thai hoặc cho con bú nếu nhiễm bệnh có thể truyền vi rút cho mèo con qua tử cung hay sữa bú. Điều này khiến mèo con có thể bị sinh non; tổn thương não bẩm sinh và khả năng tử vong rất lớn.Bệnh được chẩn đoán ra sao? Nếu nghi ngờ mèo cưng mắc bệnh GBC, bạn cần mang mèo cưng tới BSTY ngay. Và hãy nhớ:- Cung cấp thông tin đầy đủ về bệnh sử của mèo cưng: bởi có rất nhiều căn bệnh có biểu hiện giống với bệnh GBC ở mèo, như: ngộ độc, bệnh bạch cầu mèo FeLV, bệnh suy giảm miễn dịch ở mèo do vi rút FIV…- Thông báo cho BSTY tất cả các hoạt động của mèo cưng, đặc biệt là khi mèo của bạn tiếp xúc với mèo khác, hoặc ra ngoài môi trường lạ.Khi có được thông tin cần thiết, BSTY sẽ tiến hành thăm khám cụ thể, thu thập các mẫu máu, mẫu nước tiểu để làm xét nghiệm. Từ những kết quả của quá trình khám, đặc biệt là đặc điểm giảm số lượng các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu), BSTY có thể đưa ra chẩn đoán cho bệnh GBC.Điều trị bệnh GBC ở mèo như thế nào?Mèo cưng bị nhiễm bệnh GBC cần được điều trị ngay lập tức. Vì bệnh do vi rút không có thuốc điều trị đặc hiệu, bác sĩ thú y sẽ đưa ra phác đồ dựa trên tình trạng của từng cá thể, bao gồm truyền dịch và sử dụng các loại thuốc trợ sức, cũng như điều trị các bệnh cơ hội từ vi rút, vikhuẩn khác.Nếu được điều trị kịp thời và có hiệu quả, mèo cưng có thể phục hồi sức khỏe. Quá trình hồi phục trở lại bình thường của mèo có thể kéo dài vài tuần. Tuy vậy, khả năng tử vong khi mắc bệnh GBC ở mèo là rất cao, có thể lên tới 90%.
Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh GBC?Giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, lau dọn nơi mèo ở bằng các sản phẩm khử trùng để làm giảm mầm bệnh có trong môi trường. Bạn cũng nên để ý bất kì biểu hiện khác thường nào của mèo cưng, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với mèo khác hoặc khi mèo đi ra bên ngoài.Các Sen nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, sau khi tiếp xúc với bất kì động vật nào sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ lây bệnh cho mèo cưng của bạn.
Tiêm phòng là cách hữu hiệu và là phương án quan trọng nhất để phòng bệnh GBC. Khi đón một bạn mèo con về nhà, hãy đảm bảo mèo con được tiêm phòng đầy đủ. Mèo con có thể tiêm mũi đầu tiên vào khoảng 6-8 tuần tuổi, và tiêm thêm một mũi nhắc lại sau đó khoảng 3-4 tuần.Mèo trưởng thành cũng cần tiêm phòng, và tiêm nhắc lại thường kì, nhất là ở những nơi có nguy cơ nhiễm GBC cao như Việt Nam. Hãy tham khảo ý kiến của BSTY để có được phương án tiêm phòng phù hợp nhất với mèo của bạn.Danh mục tin tức
Từ khóa
Tên sản phẩm
Mã sản phẩm: 01923123
Số lượng Thêm vào giỏ Hết hàng hoặc Xem chi tiếtTừ khóa » Giảm Bạch Cầu ở Mèo Là Gì
-
Bệnh Giảm Bạch Cầu ở Mèo Và Phương Pháp Phòng Trị
-
Bệnh Giảm Bạch Cầu ở Mèo Và Những điều Cần Biết - Lifepet
-
Bệnh Giảm Bạch Cầu ở Mèo Và Cách Chữa Trị (2020) - DogParadise
-
Nguyên Tắc Chữa Bệnh Giảm Bạch Cầu ở Mèo Hiệu Quả - IVET Center
-
Chữa Bệnh Giảm Bạch Cầu Cho Mèo Như Thế Nào ?
-
[Tìm Hiểu] Bệnh Giảm Bạch Cầu ở Mèo Và Cách điều Trị Từ A - Kimi Pet
-
Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Mèo: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng
-
CÁC CÂU HỎI VỀ GIẢM BẠCH CẦU Ở MÈO - Pethealth
-
Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Bệnh Suy Giảm Bạch Cầu ở ...
-
Bệnh Giảm Bạch Cầu ở Mèo Có Chữa được Không?
-
Tìm Hiểu Về Bệnh Giảm Bạch Cầu ở Mèo - Royal Canin
-
Bệnh Giảm Bạch Cầu ở Mèo | Phòng Khám Thú Y Procare
-
Giảm Bạch Cầu Ở Mèo - Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị - Pety
-
Dấu Hiệu Và Cách Chữa Bệnh Giảm Bạch Cầu ở Mèo | Pet Mart