Chữa Bệnh Giảm Bạch Cầu Cho Mèo Như Thế Nào ?
Có thể bạn quan tâm
Trong cuộc sống hằng ngày thì con người cũng như thú cưng luôn phải chống chọi với bệnh tật và virus và virus giảm bạch cầu nguyên nhân gây nên cái chết cho hàng loạt chú mèo cũng như vậy . Vậy chữa bệnh giảm bạch cầu cho mèo như thế nào ? Khi mèo bị mắc bệnh giảm bạch cầu chúng ta phải làm sao . Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi .
Mục Lục
- 1 Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì ?
- 2 Nguyên nhân gây ra bệnh giảm bạch cầu ở mèo
- 3 Chữa bệnh giảm bạch cầu cho mèo như thế nào
- 4 Phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo ra sao?
- 5 Khi bị mắc bệnh giảm bạch cầu ở mèo, chúng ta nên làm gì với mèo?
- 5.1 Các Bài Viết Liên Quan
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì ?
Bệnh giảm bạch cầu mèo (FPV): còn được gọi với những tên khác: bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèo, bệnh Carre ở mèo, bệnh mất điều vận ở mèo, bệnh parvo mèo là do virus có tính chất lây lan nhanh, đặc điểm của bệnh là xảy ra bất thình lình, sốt, bỏ ăn, mất nước, suy nhược, nôn mửa, giảm số lượng bạch cầu (leucopenia) và thường có tỷ lệ tử vong cao.
Mèo mẹ nhiễm bệnh có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, chết ngay sau khi sinh, việc giảm sản sinh não (cerebellar hypoplasia) gây nên sự mất điều vận ở mèo con từ 2 đến 3 tuần tuổi. Tất cả dòng họ mèo (Felidae) đều nhạy cảm với virus gây bệnh giảm bạch cầu mèo (Panleucopenia).
Virus gây bệnh giảm bạch cầu mèo rất nhỏ và rất bền, được phân loại vào nhóm Parvovirus (nên có tên parvo mèo). Vật chất di truyền là sợi ADN. Virus này đề kháng cao với hầu hết thuốc sát trùng như ether, chloroform, acid, alcolhol, và nhiệt độ (56 độ C trong 30 phút) nhưng nhạy cảm với chất tẩy Clorox. Virus sản sinh trong tế bào của ký chủ.
Thực chất là viêm ruột truyền nhiễm của Mèo, hay còn gọi là bệnh Ca rê, lây lan rất nhanh, dễ chết, mèo chỉ mắc 1 lần trong đời sau đó sẽ tự miễn dịch, ko bị lại (đối với mèo ko tiêm phòng). Dịch bùng phát mạnh trong điều kiện ẩm ướt, nồm, mầm bệnh có sẵn trong môi trường tự nhiên. – Mèo trên 5 tháng tuổi, khả năng chữa khỏi cao hơn. Mèo con dưới 2 tháng, không có khả năng chữa (nhưng ở bài này, tớ đã có cách chữa và các e đã hồi phục kì diệu) – Biểu hiện: + Giai đoạn nhẹ: vẫn nhanh nhẹn nhưng đi loạng choạng, mất thăng bằng, lắc lư, lười ăn uống, mắt chậm + Giai đoạn nặng: sốt, muốn ăn nhưng bỏ, nôn ra dịch vàng nhiều lần, ỉa chảy, mắt sụp, nằm nhiều, lông tơi tả, bắt đầu chảy dãi. + Giai đoạn nguy kịch: ỉa ra máu, chảy dãi nhiều, mồm hôi, không còn khả năng vận động, dễ chết
Nguyên nhân gây ra bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Do cơ thể mèo mắc các độc tố, virus bạch cầu, dẫn đến việc sản sinh các khối u ác tính.
Virus FPV có sức đề kháng cao với các chất sát trùng, chloroform, acid và chịu được độ nóng tới 56’C trong 30 phút. Virus sống trong nhân tế bào của vật chủ, sản sinh nhanh.
Feline Panleukopenia Virus ( FPV) qua đường miệng. Chỉ trong vòng 24 giờ virus xuất hiện trong máu, xâm nhập vào các tế bào lympho, tấn công hàng rào miễn dịch của cơ thể, đặc biệt làm suy giảm bạch cầu, phá hủy niêm mạc ruột.
Mèo hoang, mèo không rõ nguồn gốc là nguy cơ lây lan bệnh dịch.
Nơi giết mổ, chất thải, phủ tạng mèo cũng là nguyên nhân làm lây lan dịch bệnh.
Tất cả các loài vật thuộc họ Mèo (Felidae) đều mắc bệnh và mang truyền virus làm lây lan , bùng phát các ổ dịch lớn. Mèo nuôi thả rông, vận chuyển, buôn bán mèo không có miễn dịch tốt là nguy cơ lây lan bệnh cao.
Sốt, bỏ ăn và suy sụp đột ngột, nôn nhiều lần, đau vùng bụng, tiêu chảy cấp và mất nước rối loạn điện giải trầm trọng, tiếng kêu khàn, mất giọng, yếu ớt, suy giảm bạch cầu (leukopenia) dẫn đến tử vong, chảy dãi nhớt.
Các triệu chứng thần kinh: đi loạng choạng, mất thăng bằng, run rẩy lắc lư, thậm chí co giật động kinh.
Mắt kèm nhèm, trũng, sụp mí mắt, lờ đờ, mũi miệng thâm đen. Hơi thở và mùi phân, dãi bốc mùi hôi rất khó chịu.
Mèo mẹ mang thai bị sảy thai hoặc đẻ non, mèo con có thể bị nhiễm virus ngay từ 2 – 3 tuần tuổi chết hàng loạt trong vài ngày. Mèo ở mọi lứa tuổi đều mắc bệnh, nhưng tỷ lệ tử vong rất cao: từ 25- 75% mèo chết tại các ổ dịch, gần 100% với mèo con
Chữa bệnh giảm bạch cầu cho mèo như thế nào
Cách chữa bệnh: Đối với mèo tây: bao gồm các loại mèo Anh lông ngắn , Anh lông dài, Mèo Mỹ,… Sức đề kháng yếu hơn mèo ta (do điều kiện khí hậu không hợp với thể trạng) nên các giai đoạn phát bệnh quan sát ta có thể thấy rõ như ở 3 giai đoạn trên. Đối với mèo ta: Sức đề kháng tốt hơn, nên thường khi phát hiện bệnh thì mèo thường ở giai đoạn nặng hoặc nguy kịch rồi. * * * – Nguyên tắc 1: Cách ly mèo bị bệnh khỏi các con mèo khác ngay khi phát hiện các biểu hiện trên – Nguyên tắc 2: Phải luôn giữ ấm cho mèo + Mua bóng đèn đỏ 10w (8k) + dây điện gắn phích sẵn 2m (25k) ở cửa hàng điện + Lắp cố định vào lồng inox, hay thùng giấy carton đều được *** – Ở giai đoạn nhẹ: Kích thích ăn uống, bồi bổ dinh dưỡng cho mèo tăng sức đề kháng, kiêng đồ tanh, nên ăn thịt gà, thịt lợn luộc trộn B1, phomai, ủ ấm. + Nếu mèo hồi phục, sau trái gió trời nồm sẽ vẫn bị mắc lại. Nên cần giữ gìn cho em khoảng 2 tháng thật khỏe, rồi đem tiêm phòng + Nếu mèo không hồi phục sẽ chuyển sang giai đoạn nặng – Ở giai đoạn nặng: 3 ngày kể từ ngày phát bệnh là vô cùng quan trọng, qua được ngày thứ 3 thì mèo sẽ sống và hồi phục. Không qua được sẽ chết
+ Cần chuẩn bị: Đường gluco (10k/gói), Siro VitaminC sơ sinh (60k/lọ), thuốc sát trùng (14k/gói), điện giải Oresol (2k/gói), Sữa mèo mẹ hoặc Sữa người! …Giai đoạn khi mèo chưa chảy dãi… + Đối với mèo to: Nếu mèo có cảm giác thèm ăn, ăn đc, đi vệ sinh đúng chỗ thì kích ăn bằng cách cho ăn đồ yêu thích, uống siro VitaminC của trẻ sơ sinh, ăn thêm gel dinh dưỡng, bơm điện giải oresol, nước uống cho thêm đường gluco. Quan trọng nhất là bơm sữa mẹ 3 lần 1 ngày, mỗi lần 1 xilanh nhỡ để bồi đường ruột. Lưu ý: đồ ăn phải nhuyễn, mềm, dạng pate vì lúc này vòm họng của mẹ bị ách, phù khó ăn. + Đối với mèo con: Bơm sữa mèo mẹ hoặc sữa người 4-5 lần 1 ngày, mỗi lần 1 xilanh nhỡ. Cách ly e thì cần ngồi chơi lâu lâu với e, ko nên để mèo con kêu nhiều mất sức. * * *
Sữa mèo mẹ và sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng và đề kháng vô cùng quan trọng trong cách chữa này, vì khi nhiễm bệnh, hệ tiêu hóa của mèo bị hỏng từ miệng đến hậu môn, nên tiêu chảy cấp, mất nước, kiệt sức, chán ăn. …Giai đoạn khi mèo đã chảy dãi… + Cần đưa ngay đến bác sĩ thú y. Địa chỉ tin cậy trong suốt quá trình chữa trị là Phòng khám Thú Y Tại Nhà chuyên chữa bệnh truyền nhiễm, a trẻ, rất hiền và có tâm, quý động vật. + Cách chữa: Bsi chỉ định Truyền nước, truyền kháng sinh, truyền vitamin C + Mèo sẽ ở khoảng 6-7 ngày ở phòng khám nếu bé dát và lạ nhà thì ko nên gửi nội trú, nên đưa đi đưa về (tránh như mèo nhà mình), qua được ngày t3 là em sẽ sống. Nội trú 250k/ngày, Tiêm không truyền: 60k/lần/2 mũi, bơm sữa mẹ cho mèo * * * Khi mèo khỏi bệnh thì sau 1 tháng mới có thể đào thải hết vi rút ra khỏi ng nên vẫn cần cách ly, phân rắn là có thể yên tâm thả mèo Vệ sinh chuồng trại, bát ăn bằng thuốc sát trùng Luôn giữ nhà cửa khô ráo, sạch sẽ!
Phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo ra sao?
– Tiêm vắc xin: Tiêm vaccine 4 bệnh khi đã đủ 2 tháng tuổi, và sau khi xổ giun dc 1 tuần – 10 ngày, để vacxin phát huy tác dụng tuyệt đối, tiêm nhắc lại sau 1 tháng để có miễn dịch cơ bản. và sau đó tiêm nhắc lại hàng năm. – Giá thành dao động: 350.000 – 400.000đ/mũi => Lần đầu tiên tiêm sẽ mất 700.000 – 800.000đ/2 mũi.
Lưu ý: Chỉ tiêm phòng khi mèo khỏe, không mang mầm bệnh, mèo sau khi khỏi bệnh khoảng 2 tháng mới nên tiêm phòng. Khi có mèo trong đàn phát bệnh, mà các con khác chưa tiêm nhưng vẫn khỏe cũng ko được tiêm, mèo sẽ chết.
Khi bị mắc bệnh giảm bạch cầu ở mèo, chúng ta nên làm gì với mèo?
Hiện nay bệnh giảm bạch cầu ở mèo chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà bạn bỏ mặc chú mèo của mình. Vì nếu bỏ mặc chúng, bệnh sẽ tiến triển rất nhanh, và cái chết là điều không tránh khỏi. Khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn hãy đưa chúng tới các cơ sở thú y gần nhất để kịp thời cứu chữa.
Để phục vụ hơn 10.000 khách hàng mỗi năm, ngay từ những ngày đầu làm dịch vụ bệnh viện thú y tại nhà đã đầu tư những trang bị hiện đại và một đội ngũ bác sĩ thú y giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp. Khách hàng sẽ được cập nhật mọi thông tin, được sử dụng dịch vụ chất lượng cao với chi phí hợp lý, được những bác sĩ giỏi khám chữa cho thú cưng của mình.
Hi vọng bài viết sau sẽ giúp các bạn có cái nhìn đúng về bệnh giảm bạch cầu ở mèo và khi mèo bị mắc bệnh giảm bạch cầu các bạn sẽ biết phải làm gì.
Chữa bệnh giảm bạch cầu cho mèo như thế nào ?3.7 (74.29%) 7 votesCác Bài Viết Liên Quan
- Chó Mèo bị nấm ghẻ viêm da rụng lông chữa như nào cho mau khỏi
- Các bước đỡ đẻ chó mèo tại nhà và những điều cần lưu ý
- Các bài thuốc điều trị bệnh tiêu chảy , viêm phổi và nấm trên chó mèo trưởng thành hiệu quả tại nhà
- các bệnh thường gặp ở chó mèo và cách điều trị hiệu quả
- CHĂM SÓC CHÓ MÈO CON MẤT MẸ HOẶC BỊ VIÊM VÚ PHẢI CHĂM BỘ HOÀN TOÀN VÀ HƯỚNG DẪN TẮM CHÓ MÈO CON
- Chăm sóc chó mèo sơ sinh
Từ khóa » Giảm Bạch Cầu ở Mèo Là Gì
-
Bệnh Giảm Bạch Cầu ở Mèo Và Phương Pháp Phòng Trị
-
Bệnh Giảm Bạch Cầu ở Mèo Và Những điều Cần Biết - Lifepet
-
Bệnh Giảm Bạch Cầu ở Mèo Và Cách Chữa Trị (2020) - DogParadise
-
Nguyên Tắc Chữa Bệnh Giảm Bạch Cầu ở Mèo Hiệu Quả - IVET Center
-
[Tìm Hiểu] Bệnh Giảm Bạch Cầu ở Mèo Và Cách điều Trị Từ A - Kimi Pet
-
Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Mèo: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng
-
CÁC CÂU HỎI VỀ GIẢM BẠCH CẦU Ở MÈO - Pethealth
-
Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Bệnh Suy Giảm Bạch Cầu ở ...
-
Bệnh Giảm Bạch Cầu ở Mèo Có Chữa được Không?
-
Bệnh Giảm Bạch Cầu ở Mèo - Viphapet
-
Tìm Hiểu Về Bệnh Giảm Bạch Cầu ở Mèo - Royal Canin
-
Bệnh Giảm Bạch Cầu ở Mèo | Phòng Khám Thú Y Procare
-
Giảm Bạch Cầu Ở Mèo - Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị - Pety
-
Dấu Hiệu Và Cách Chữa Bệnh Giảm Bạch Cầu ở Mèo | Pet Mart