Bệnh Giang Mai Có Ngứa Không? - Sức Khỏe 24 Giờ

Bệnh giang mai có ngứa không? Bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) có thể gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp. Vậy nên, người bệnh cần tự nhận biết các triệu chứng đặc trưng của giang mai như tổn thương ngoài da, có thể là phát ban, vết loét giang mai, sẩn, mẩn đỏ. Ngoài ra, một số người còn nghĩ rằng bệnh giang mai gây lỡ loét và mẩn đỏ nên sẽ gây ngứa, quan điểm này có đúng không.

bệnh giang mai có ngứa không

Bệnh giang mai có ngứa không?

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề bệnh giang mai có gây ngứa không, bạn đọc cần nắm rõ biểu hiện của bệnh giang mai qua từng giai đoạn dưới đây:

Giang mai giai đoạn 1

Bệnh nhân xuất hiện các săng giang mai, chính là nốt loét nhỏ, hình cầu hoặc tròn, nền cứng, không ngứa, không đau, không có mủ. Điển hình là một vét loét duy nhất nhưng cũng có thể nhiều hơn một vết loét. Sau từ 3-6 tuần, vết loét tự động lành lại mà không cần điều trị.

Giang mai giai đoạn 2

Các tổn thương giang mai giai đoạn 2 xuất hiện dày đặc khắp cơ thể, tập trung nhiều nhất là hai lòng bàn tay, bàn chân và hai bên mạn sườn. Các tổn thương ngoài da bao gồm: Đào ban, mảng sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc…

Các tổn thương da này có chứa nhiều xoắn khuẩn giang mai, tạo nên nguy cơ lây lan bệnh rất lớn. Tuy nhiên, tổn thương lại không gây ra ngứa ngáy, bệnh nhân có thể chỉ cảm thấy đau nhức và mệt mỏi toàn thân.

Giang mai giai đoạn tiềm ẩn

Giai đoạn này không có bất kì triệu chứng rõ ràng, bệnh nhân càng không cảm thấy bất kì ngứa ngáy hay khó chịu gì cả. Giang mai chỉ có thể bị phát hiện khi xét nghiệm máu.

Giang mai giai đoạn 3

Vi khuẩn giang mai đã thâm nhập sâu vào các bộ phận trong cơ thể như tim, gan, xương khớp và hệ thần kinh trung ương. Biến chứng của giang mai giai đoạn này bao gồm giang mai tim mạch, giang mai thần kinh, gôm hoặc củ giang mai và cũng không gây ngứa.

  • Giang mai tim mạch: Diễn ra sau từ 10 - 40 năm mắc bệnh, gây viêm và phình mạch, có thể vỡ mạch, dẫn đến tử vong.
  • Củ giang mai: Củ giang mai tiến triển không lành tính, sẽ hoại tử hoặc tạo loét, để lại sẹo sau khi khỏi.
  • Giang mai thần kinh: Xoắn khuẩn giang mai đi vào hệ thần kinh khiến bệnh nhân mất dần khả năng phối hợp giữa tay và chân nên khả năng vận động giảm, tay chân tê, loạn thần kinh, thậm chí là liệt và tử vong.

Vậy bệnh giang mai có gây ngứa không? Bệnh phát triển qua 4 giai đoạn nhưng không có giai đoạn nào của bệnh gây ngứa như một số người lầm tưởng. Các triệu chứng bệnh giang mai ở những giai đoạn đầu thường tự biến mất sau một thời gian nên dễ gây cho người bệnh tâm lý chủ quan.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Bệnh nhân cần đi khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các tổn thương da trên bộ phận sinh dục như vết loét hình cầu, nốt sần hoặc mẩn đỏ... Đặc biệt, khi chúng xuất hiện sau một thời gian có quan hệ tình dục không an toàn với người khác. Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên chủ động thăm khám định kỳ nếu là những đối tượng sau: Người có quan hệ tình dục với gái mại dâm, có nhiều bạn tình, người đồng tính nam, chị em trước khi mang thai và trong giai đoạn mang thai.

Trên đây là chia sẻ của bác sĩ về vấn đề bệnh giang mai có ngứa không. Nếu bạn đang xuất hiện tổn thương ngoài da nghi ngờ là do giang mai gây ra, hãy liên hệ ngay với phòng khám đa khoa Thái Hà qua số điện thoại 0325.780.327 hoặc click vào khung chat tư vấn miễn phí!

--> https://suckhoe24gio.webflow.io

Từ khóa » Nốt đỏ Giang Mai