BỆNH GIANG MAI - Cục Y Tế Dự Phòng

Về trang chủ VI EN Trang chủ GIỚI THIỆU Lãnh đạo đơn vị Chức năng, nhiệm vụ Tổ chức và cơ chế hoạt động Hệ thống tổ chức Y tế dự phòng TIN TỨC - SỰ KIỆN Tin địa phương Tin chuyên ngành Tin chỉ đạo Tin cũ HOẠT ĐỘNG Phòng chống bệnh truyền nhiễm Phòng chống bệnh không lây nhiễm Quản lý tiêm chủng an toàn sinh học Y tế cộng đồng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học Hợp tác quốc tế Chỉ đạo tuyến HỆ THỐNG VĂN BẢN Văn bản quy phạm pháp luật Thủ tục hành chính Văn bản chỉ đạo điều hành Văn bản dự thảo - góp ý HÀNH CHÍNH ĐIỆN TỬ Thư điện tử công vụ Hệ thống văn bản điện tử vi en
  • home home
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
    • Lãnh đạo đơn vị
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Tổ chức và cơ chế hoạt động
    • Hệ thống tổ chức Y tế dự phòng
  • TIN TỨC - SỰ KIỆN
    • Tin địa phương
    • Tin chuyên ngành
    • Tin chỉ đạo
    • Tin cũ
  • HOẠT ĐỘNG
    • Phòng chống bệnh truyền nhiễm
    • Phòng chống bệnh không lây nhiễm
    • Quản lý tiêm chủng an toàn sinh học
    • Y tế cộng đồng
    • Đào tạo - Nghiên cứu khoa học
    • Hợp tác quốc tế
    • Chỉ đạo tuyến
  • HỆ THỐNG VĂN BẢN
    • Văn bản quy phạm pháp luật
    • Thủ tục hành chính
    • Văn bản chỉ đạo điều hành
    • Văn bản dự thảo - góp ý
  • HÀNH CHÍNH ĐIỆN TỬ
    • Thư điện tử công vụ
    • Hệ thống văn bản điện tử

Thứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM

11 / 1 / 2021

Tin tức

Tin tức

  • Tin cũ

​BỆNH GIANG MAI

13/07/2016 In bài viết

  • Video
  • Album

_ BỆNH GIANG MAI (Syphilis) ICD-10 A50-A52: Venereal Syphilis Bệnh giang mai thuộc nhóm C trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm . 1. Đặc điểm của bệnh 1.1. Đặc điểm lâm sàng: Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng kinh diễn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Bệnh lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Hình ảnh lâm sàng của bệnh giang mai rất đa dạng, phong phú tùy theo từng giai đoạn của bệnh. 1.1.1. Giang mai thời kỳ thứ nhất Các thương tổn thường xuất hiện sau khoảng 3-4 tuần bị lây. Đặc trưng của thời kỳ này là săng (Chancre) giang mai với các biểu hiện: - Là một vết trợt nông, hình tròn hay bầu dục, không có gờ nổi cao, màu đỏ thịt tươi và có nền cứng (vì vậy gọi là “săng cứng”). - Vị trí của săng: Thường gặp nhất là niêm mạc sinh dục. Ở nữ giới hay gặp ở môi lớn, môi bé, mép âm hộ. Ở nam giới hay gặp ở qui đầu, miệng sáo, bìu, dương vật... Ngoài ra, săng có thể gặp ở miệng, môi, lưỡi,... - Hạch: Hạch vùng bẹn sưng to, thành chùm, trong đó có một hạch to nhất gọi là “hạch chúa”. 1.1.2. Giang mai thời kỳ thứ 2 Thời kỳ này bắt đầu khoảng 6-8 tuần từ khi có săng với các biểu hiện lâm sàng sau đây: - Đào ban: Các dát đỏ hồng rải rác ở thân mình. - Sẩn giang mai với nhiều hình thái đa dạng: sẩn màu đỏ hồng, thâm nhiễm và có thể có viền vảy xung quanh. Sẩn giang mai dạng vảy nến, dạng trứng cá, sẩn hoạt tử... - Sẩn phì đại: hay gặp ở hậu môn , sinh dục. - Viêm hạch lan tỏa. - Rụng tóc kiểu “rừng thưa”. 1.1.3. Giang mai thời kỳ thứ 3 Thời kỳ này bắt đầu vào năm thứ 3 của bệnh với các biểu hiện lâm sàng sau đây: - “Gôm” giang mai ở da, cơ, xương. - Thương tổn tim mạch (giang mai tim mạch). - Thương tổn thần kinh gây bại liệt (giang mai thần kinh). Chú ý: Giữa thời kỳ thứ nhất đến thời kỳ thứ hai, giữa thời kỳ thứ hai đến thời kỳ thứ ba, bệnh có thể không có triệu chứng lâm sàng. Đó là giang mai kín và được phát hiện chỉ nhờ xét nghiệm huyết thanh. 1.2. Chẩn đoán phân biệt 1.2.1. Săng giang mai thời kỳ thứ nhất cần phân biệt với một số bệnh sau đây: - Herpes sinh dục. - Ghẻ. - Hạ cam. - Hội chứng Behcet. 1.2.2. Giang mai thời kỳ thứ 2 cần phân biệt với: - Dị ứng thuốc. - Phát ban do vi rút. - Vẩy nến... 1.2.3. Giang mai thời kỳ thứ 3 cần phân biệt với: - Ung thư hạch. - Nấm sâu. - Gôm lao. 1.3. Xét nghiệm 1.3.1. Tìm xoắn khuẩn giang mai: Lấy bệnh phẩm là dịch tiết từ săng, mảng niêm mạc, sẩn, hạch soi kinh hiển vi nền đen để tìm xoắn khuẩn. Hoặc có thể nhuộm Fontana Tribondeau thấy xoắn khuẩn dưới dạng lò xo. Sự có mặt của xoắn khuẩn đặc hiệu cho phép khẳng định chẩn đoán bệnh giang mai. 1.3.2. Phản ứng huyết thanh: Lấy máu, chiết lấy huyết thanh để thực hiện các phản ứng: - Phản ứng cổ điển (không đặc hiệu): Bao gồm các phản ứng: kết hợp bổ thể (BW) phản ứng lên bông (Kahn Citochol,…). - Các phản ứng dùng kháng nguyên cardiolipin: RPR, VDRL. - Phản ứng đặc hiệu: Phản ứng bất động xoắn khuẩn (TPI), phản ứng miễn dịch huỳnh quang (FTA - Abs), phản ứng ngưng kết hồng cầu (TPHA hay MHA - TP)… Chú ý: Nếu bị giang mai thần kinh hoặc giang mai tim mạch cần lấy thêm dịch não tủy để làm các xét nghiệm trên. 2. Tác nhân gây bệnh: Tác nhân gây bệnh là xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) do Schaudinn và Hauffman tìm ra năm 1905. Xoắn khuẩn có hình lò xo, bao gồm 6-14 vòng xoắn. Sức đề kháng của xoắn khuẩn này rất yếu, ra khỏi cơ thể nó sống không quá vài giờ. Trong nước đá, nó vẫn giữ được tính di động rất lâu, ở nhiệt độ 450C, nó bị chết sau 30 phút. Các chất sát khuẩn, xà phòng có thể diệt được xoắn khuẩn trong vài phút. 3. Đặc điểm dịch tễ - Bệnh giang mai có từ thời thượng cổ. Các tài liệu xa xưa của Ấn Độ, Trung Quốc có mô tả một bệnh giống hệt như bệnh giang mai. - Ở Châu Âu, bệnh xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ 15 và lan tràn thành dịch vào đầu thế kỷ thứ 16. - Ở Việt Nam, người ta chưa xác định rõ bệnh xuất hiện vào thời kỳ nào. Tuy nhiên trong thời kỳ Pháp tạm chiếm, bệnh giang mai chiếm hàng thứ 2 trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục (sau bệnh lậu). Đặc biệt từ năm 1975, sau ngày miền Nam giải phóng bệnh tăng lên một cách rõ rệt. Hiện nay, bệnh giang mai chiếm khoảng 2-3% trong tổng số các bệnh lây truyền qua đường tình dục. 4. Nguồn truyền nhiễm - Xoắn khuẩn giang mai có nhiều trong các thương tổn (săng, mảng niêm mạc, hạch,...). Vì vậy, rất dễ lây lan nếu quan hệ tình dục không an toàn với người bị bệnh. - Thời kỳ ủ bệnh: Thời kỳ ủ bệnh của bệnh giang mai tương đối lâu từ 10 ngày đến 90 ngày, trung bình là 3 tuần. - Thời kỳ lây truyền: Bệnh lây mạnh nhất là thời kỳ thứ nhất và thứ hai khi các thương tổn da và niêm mạc chứa nhiều xoắn khuẩn giang mai. 5. Phương thức lây truyền - Bệnh giang mai lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Xoắn khuẩn thâm nhập qua da – niêm mạc của bộ phận sinh dục ít nhiều bị xây xát khi quan hệ tình dục sẽ gây bệnh tại chỗ (săng), đi vào máu và lan tràn khắp cơ thể. Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây lan là bị nhiễm HIV/AIDS, bị các bệnh gây thương tổn ở bộ phận sinh dục, có hành vi tình dục không bảo vệ (quan hệ tình dục miệng - sinh dục, quan hệ tình dục đồng giới,…). Bệnh giang mai có thể lây do truyền máu (tiêm truyền máu hoặc tiêm chích ma túy mà bơm tiêm không khử khuẩn) và gián tiếp qua các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm bẩn. - Nếu người mẹ có thai bị giang mai mà không được điều trị cũng có thể lây truyền cho thai nhi (giang mai bẩm sinh). 6. Tính cảm nhiễm và miễn dịch - Xoắn khuẩn giang mai chỉ gây bệnh ở người. Cả nam và nữ đều có nguy cơ bị bệnh như nhau nếu quan hệ tình dục không được bảo vệ. - Đáp ứng miễn dịch trong bệnh giang mai rất yếu do đặc tính kháng nguyên của T. pallidum. Người bị giang mai, điều trị khỏi rồi vẫn bị lại nếu quan hệ tình dục không an toàn. 7. Các biện pháp phòng chống dịch 7.1. Biện pháp dự phòng: - Tuyên truyền, giáo dục y tế: Giáo dục lối sống lành mạnh, thủy chung một vợ, một chồng. - Giáo dục hành vi tình dục an toàn, tình dục có bảo vệ (sử dụng bao cao su). - Khi phát hiện bị bệnh cần đến các cơ sở y tế khám và điều trị ngay, không tự mua thuốc điều trị. - Vệ sinh phòng bệnh: Để phòng bệnh giang mai bẩm sinh cần phải phát hiện kịp thời và điều trị cho người mẹ nếu bị bệnh trong thời kỳ có thai. Cần làm các phản ứng huyết thanh một cách có hệ thống cho tất cả các phụ nữ có thai. 7.2.Nguyên tắc điều trị: - Điều trị sớm, đủ liều, đúng thời gian qui định. Phác đồ điều trị cụ thể như sau: * Giang mai sớm trong năm đầu (giang mai thời kỳ thứ nhất và năm đầu của giang mai thời kỳ thứ hai, giang mai kín sớm): . Benzathin Penixilin G 2,4 triệu đơn vị: Tiêm mông liều duy nhất, mỗi bên mông 1,2 triệu đơn vị, hoặc: . Procain Penixilin G tan trong nước: Tiêm bắp 1,2 triệu đơn vị mỗi ngày, trong 10 ngày. Nếu dị ứng với Penixilin và bệnh nhân không có thai, thay thế bằng: . Tetracyclin 500 mg: uống 4 lần/ngày, trong 15 ngày, hoặc: . Erythromycin 500 mg: uống 4 lần/ngày, trong 15 ngày. * Giang mai muộn (giang mai đã tiến triển trên 1 năm, giang mai kín muộn) . Benzathin Penixilin: Tiêm mông mỗi lần 2,4 triệu đơn vị, tổng liều: 4 lần (9,6 triệu đơn vị), mỗi lần cách nhau một tuần, hoặc: . Procain Penixilin G tan trong nước: Tiêm bắp 1,2 triệu đơn vị mỗi ngày, trong 3-4 tuần. - Điều trị cả bạn tình. 7.3. Kiểm dịch y tế biên giới: Không có qui định kiểm dịch y tế biên giới đối với bệnh giang mai.

Admin

Chia sẻ:

Tin tức liên quan

BỆNH DO CỜ - LA - MY - ĐI - A

_

Xem chi tiết Next

CÁC BỆNH DO GIUN

_

Xem chi tiết Next

BỆNH TIÊU CHẢY DO VI RÚT RÔ - TA

_

Xem chi tiết Next

Bênh lậu

_

Xem chi tiết Next
  • Tin nổi bật
  • Tin chỉ đạo
  • Tin địa phương

Tin tức nổi bật

Tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong mùa đông xuân

Thông tin về bệnh dại trên người

Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm

Thong ke Top

Từ khóa » Nốt đỏ Giang Mai