[ Bệnh Giang Mai ở Miệng ] Nguyên Nhân + Triệu Chứng Và Cách điều ...

Bệnh giang mai ở miệng mặc dù không phổ biến như ở cơ quan sinh dục, hậu môn nhưng vẫn chiếm tỉ lệ người mắc không hề nhỏ. Ở Mỹ mỗi năm ghi nhận khoảng 15% người mắc căn bệnh này. Giang mai ở miệng rất dễ nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng, viêm họng thông thường nên nhiều người lầm tưởng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khi không được điều trị sớm.

Bệnh giang mai ở miệng là gì?

Bệnh giang mai ở miệng là căn bệnh xã hội, có tốc độ lây lan nhanh do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Loại xoắn khuẩn này có khả năng lây nhiễm cao nhưng không tồn tại được lâu trong không khí. Nếu ở trong môi trường 45 độ C thì loại xoắn khuẩn này có thể sống được khoảng 30 phút.

Khi mắc bệnh, xoắn khuẩn giang mai sẽ tấn công và gây nên những tổn thương ở da, niêm mạc dẫn đến lây lan sang những bộ phận khác trong cơ thể.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh giang mai thường gặp ở những thích quan hệ bằng đường miệng, nhất là những cặp đôi nam nữ trong độ 25 đến 45 tuổi. Mặc dù ở Việt Nam chưa có số liệu thống kê về số người mắc bệnh giang mai ở miệng nhưng theo các chuyên gia thì căn bệnh này đang ngày càng phổ biến.

Khi mắc bệnh giang mai ở miệng, đa số người bệnh đều nhầm lẫn với những căn bệnh viêm nhiễm ở khoang miệng. Do đó đa số người bệnh đến khám và chữa bệnh khi bệnh đã chuyển biến nặng.

Cách nhận biết các triệu chứng bệnh giang mai ở miệng

Bệnh giang mai ở miệng có thời gian ủ bệnh khá lâu khoảng 20 đến 35 ngày, trong thời gian ủ bệnh bạn sẽ không thấy có dấu hiệu do đó thường chủ quan, Khi bệnh có dấu hiệu rõ ràng nhiều người bệnh lại nhầm lẫn với bệnh viêm họng, nhiệt miệng... dẫn đến những ảnh hưởng đến sinh hoạt.

Bạn có thể nhận biết biểu hiện giang mai ở miệng theo những triệu chứng dưới đây:

  • Trong khoang miệng, có thể tại các vị trí như họng, lưỡi, môi, mép có những vết loét có kích thước từ 1 đến 2cm. Quan sát sẽ thấy các vết loét này có hình bầu dục, hình tròn, màu hồng nhạt, nền cạn
  • Giang mai ở miệng giai đoạn đầu thường khó nhận biết, các vết loét này sau một thời gian khoảng từ 2 đến 6 tuần sẽ lan rộng và kích thước lớn dần, số lượng các vết loét cũng nhiều hơn.
  • Vùng cổ họng, thành họng, amidan sưng đau, người bệnh cảm thấy khó chịu
  • Khi bệnh chuyển nặng các vết loét sẽ có mủ màu trắng hoặc màu trắng đục
  • Miệng có mùi hôi khiến người bệnh ngại không dám nói chuyện và giao tiếp.

Ngoài những dấu hiệu ở trong khoang miệng, khi mắc bệnh giang mai ở miệng người bệnh còn thấy có những dấu hiệu toàn thân như: mệt mỏi, sốt nhẹ, khó nuốt, cơ thể nổi ban, đau sưng khớp, đau bụng, rụng tóc, khó thở, nói không thành tiếng.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở miệng do đâu?

Bệnh giang mai ở miệng phức tạp và có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau. Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu thì giang mai ở miệng có thể do những nguyên nhân dưới đây:

1. Quan hệ không an toàn bằng đường miệng

Tình trạng mắc bệnh giang mai do quan hệ tình dục khá phổ biến và thường gặp. Khi người bệnh có lối sống tình dục phóng khoáng, quan hệ bằng đường miệng (oral sex) là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh.

2. Hôn với người mắc bệnh giang mai

Xoắn khuẩn giang mai có thể tồn tại trong máu, dịch nhầy của người bệnh do đó nếu bạn đang gặp những tổn thương ở khoang miệng như: nhiệt miệng, viêm nướu, mới nhỏ răng... hôn người mắc bệnh giang mai thì cũng có nguy cơ mắc bệnh giang mai ở miệng.

3. Dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh

Bệnh giang mai ở khoang môi, miệng có thể là do bạn dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh giang mai như: khăn mặt, bàn chải đánh răng, cốc uống nước sẽ khiến xoắn khuẩn giang mai tấn công vào cơ thể. Đặc biệt là dùng chung bàn chải đánh răng khi tổn thương ở chân răng.

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh giang mai ở miệng, do đó bạn cần chú ý những yếu tố, nguy cơ này để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh giang mai ở miệng gây nguy hiểm không?

Bệnh giang mai ở miệng nói riêng và bệnh giang mai nói chung gây nên nhiều biến chứng nếu không được chữa trị sớm và hiệu quả. Không những thế, căn bệnh này còn có khả năng lây nhiễm nhanh sang những bộ phận khác. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể kể đến như:

  • Khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống, khó nhai, khó nuốt, ăn không ngon miệng... nếu để tình trạng này kéo dài người bệnh sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe như sụt cân, cơ thể uể oải, tụt huyết áp...
  • Gây ảnh hưởng đến chức năng răng miệng, sâu răng, vàng răng, sưng đau do viêm lợi.
  • Nguy cơ lây nhiễm cho người thân thông qua các tiếp xúc như hôn, thơm...
  • Nếu bệnh giang mai chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn, giai đoạn cuối các tổn thương có thể tự lành lại và biến mất nhưng có thể ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng. Người bệnh sẽ bị ảnh hưởng đến tim mạch, não, hệ thần kinh, hệ xương khớp, mắt...
  • Virus gây bệnh giang mai khiến miệng hôi, răng ố vàng, sâu răng, mủn răng do đó gây ảnh hưởng đến giao tiếp

Các biến chứng của bệnh giang mai ở miệng rất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Không những thế bệnh còn có diễn biến khó lường, triệu chứng bệnh giống các bệnh viêm nhiễm ở khoang miệng khác do đó nhiều người chủ quan không đi chữa khiến tình trạng bệnh càng trở nên khó kiểm soát hơn.

Phương pháp chữa bệnh giang mai ở miệng hiệu quả

Vùng khoang miệng rất quan trọng, có mối quan hệ mật thiết với các bộ phận nội tạng trong cơ thể do đó khi mắc bệnh giang mai ở miệng việc điều trị là hết sức quan trọng. Để đảm bảo an toàn bạn nên thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, làm các xét nghiệm đồng thời đưa ra phương pháp phù hợp.

Để chữa bệnh giang mai ở miệng, chủ yếu các bác sĩ vẫn lựa chọn sử dụng kháng sinh. Với những trường hợp mắc bệnh giang mai giai đoạn đầu ở miệng sẽ được dùng kháng sinh penicillin tiêm 1 mũi duy nhất. Với những trường hợp bị giang mai giai đoạn nặng hoặc không xác định được thời điểm mắc bệnh thì có thể sẽ được chỉ định dùng nhiều mũi kháng sinh.

Trong trường hợp người bệnh bị dị ứng với thuốc Penicillin các bác sĩ có thể chỉ định dụng thuốc Doxycycline hoặc Tetracycline.

Sau khoảng 1 giờ sau khi tiêm thuốc, bạn có thể sẽ gặp phải tình trạng sốc với các dấu hiệu như: tim đập nhanh, tăng thông khí, đau nhức người, sốt cao, buồn nôn... sẽ được yêu cầu nhập viện để được bác sĩ theo dõi.

Trong quá trình điều trị bệnh giang mai người bệnh cần chú ý tuyệt đối tuân thủ theo sự hướng dẫn mà các bác sĩ đưa ra. Trong vòng 2 đến 3 năm liên tiếp sau khi điều trị, kể cả khi bệnh đã hoàn toàn được chữa khỏi bạn vẫn nên tái khám định kỳ 6 tháng/ lần.

Xem thêm
  • [ GIẢI ĐÁP ] Bệnh giang mai có chữa được không ? Phương pháp hiện đại 2020
  • [ GIẢI ĐÁP ] Bệnh giang mai có ngứa không ? Chữa như nào mới hiệu quả
  • { Tổng hợp } Biểu hiện bệnh giang mai theo từng giai đoạn

Cách phòng ngừa bệnh giang mai ở miệng

Phòng bệnh là yếu tố quyết định giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh đồng thời giúp việc chữa bệnh được nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bạn có thể phòng bệnh bằng các biện pháp như sau:

  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác đặc biệt là cốc, chén, bát đũa, khăn mặt, bàn chải đánh răng.
  • Không nên quan hệ tình dục bằng đường miệng, nếu quan hệ oral sex bạn nên dùng tấm chắn. Sau khi quan hệ cần vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước sát khuẩn.
  • Luôn vệ sinh vùng răng miệng sạch sẽ, đúng cách để tránh làm tổn thương miệng và họng.
  • Hạn chế hôn khi đang có tổn thương ở miệng
  • Khi phát hiện mắc bệnh giang mai bạn nên chủ động phòng bệnh và thông báo cho bạn tình để có biện pháp chữa trị hiệu quả và phù hợp
  • Có kế hoạch tiêm chủng và phòng ngừa bệnh bằng cách thăm khám các bác sĩ chuyên khoa sớm.

Tóm lại, bệnh giang mai ở miệng có nguy cơ lây nhiễm cao nhất là khi người bệnh không có kiến thức bảo vệ và chăm sóc bản thân phù hợp. Do đó, khi có dấu hiệu bất thường ở khoang miệng mà trước đó bạn có quan hệ tình dục với bạn tình không an toàn thì nên đi khám và tư vấn các bác sĩ tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Từ khóa » Hiện Tượng Bệnh Giang Mai ở Miệng