Bệnh Gout
Có thể bạn quan tâm
Bệnh gout là gì?
Đặc trưng của bệnh gout là những cơn đau đột ngột giữa đêm gây sưng tấy ở khớp, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp ở chân khác (đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay)
Hậu quả
Đợt đau gout cấp thường tự hết sau 7-10 ngày, nhưng nếu không điều trị:
- Các đợt đau khớp sẽ tái diễn nhiều hơn và tần suất dày hơn.
- Những cục u hay còn gọi là tophi có thể xuất hiện ở nhiều khớp, sưng và loét, nhiễm trùng.
- Lớp sụn trong khớp sẽ bị phá hủy, có hiện tượng tiêu xương và khớp sẽ trở nên đau, cứng.
- Sỏi thận có thể hình thành và gây đau cũng như gây tổn thương thận.
Tại sao bị mắc bệnh gout?
Bệnh gout thường có nhiều hơn một nguyên nhân gây ra.
- Một số người di truyền bệnh gout từ cha mẹ hoặc ông bà.
- Các bệnh lý thận có thể gây nên bệnh gout. Thận bị tổn thương làm giảm khả năng đào thải uric khỏi cơ thể.
- Thực phẩm là một yếu tố quan trọng. Ăn quá nhiều thịt đỏ, hải sản, uống quá nhiều chất cồn (đặc biệt là bia), và thừa cân, béo phì có thể gây bệnh gout.
- Một số thuốc, ví dụ: thuốc lợi tiểu có thể gây bệnh gout.
►THOÁI HÓA KHỚP GỐI
►VIÊM, RÁCH CHÓP XOAY – NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU VAI Ở NGƯỜI LỚN TUỔI
►CHẤN THƯƠNG DÂY CHẰNG KHỚP GỐI
►ỨNG DỤNG KỸ THUẬT MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ CƠ XƯƠNG KHỚP
Để tránh gặp những đợt cấp
Để kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình, cần lưu ý những điều dưới đây:
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định, hoặc bỏ thuốc trong toa được kê.
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe.
- Giảm cân nếu đang thừa cân, béo phì
- Giảm sử dụng các thức uống có cồn, đặc biệt là bia
- Tập thể dục hằng ngày
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều purine. Tránh ăn nội tạng, hải sản và thịt đỏ.
- Uống nhiều nước.
Làm gì khi bị đợt gout cấp?
Các cơn gout cấp thường khiến bệnh nhân đau đớn vô cùng. Khi đó cần gặp bác sĩ để có chỉ định dùng thuốc và các biện pháp khắc phục, giảm nhẹ.
Việc tự ý dùng thuốc giảm đau, dẫn đến lạm dụng, là nguy cơ gây suy thận trên nhiều bệnh nhân . Và đây là hiện tượng thường thấy ở những bệnh nhân guot tại Việt Nam.
Kiểm tra nồng độ acid uric
Khi nghi ngờ bản thân bị gout, hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được kê toa và tư vấn cụ thể. Rất tiếc, hiện nay chưa có thuốc điều trị khỏi hẳn bệnh nhưng với các loại thuốc hỗ trợ và thói quen ăn uống lành mạnh, người ta hoàn toàn có khả năng khống chế bệnh và có cuộc sống sinh hoạt gần như bình thường.
Từ khóa » đau Khớp Gối Gout
-
8 Nguyên Nhân Gây đau Khớp Gối Thường Gặp
-
Thoái Hóa Khớp Do Bệnh Gout (gút) - Vinmec
-
Giảm đau Do Viêm Khớp ở Bệnh Nhân Gout | Vinmec
-
Phân Biệt Bệnh Gout Và Giả Gout Qua Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Bệnh Gút đầu Gối - Triệu Chứng, Yếu Tố Nguy Cơ & điều Trị Cần Hiểu Rõ
-
Bệnh Gout (Gút): Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán, Phòng Ngừa
-
Bệnh Gout ở đầu Gối Có Triệu Chứng Như Thế Nào? - Hoàng Tiên Đan
-
Bệnh Gút - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bệnh Gút ở đầu Gối Có Biểu Hiện Như Thế Nào? Làm Sao để Cải Thiện?
-
Đau Khớp Gối Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Điều Trị Bệnh Gút (gout), đau Mỏi Cổ, đau Lưng, Viêm Khớp, Thoái Hóa ...
-
Viêm Khớp Gối: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị | ACC
-
Mắc Bệnh Gout, Nam Thanh Niên Phải Thay Khớp Gối Cả 2 Chân
-
Đau đầu Gối Do Bệnh Gout - Điều Trị Và Chăm Sóc Thế Nào? - YouTube
-
Bệnh Giả Gout | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Triệu Chứng Nào Cảnh Báo Bệnh Gout | BvNTP
-
ĐAU KHỚP GỐI Nguyên Nhân Do Đâu, Cách Điều Trị Hiệu Quả ...