Phân Biệt Bệnh Gout Và Giả Gout Qua Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
1. Bệnh gout và giả gout có liên quan không?
Gout và giả gout đều là bệnh viêm gây sưng và đau các khớp, nguyên nhân đến từ sự tích tụ các tinh thể sắc nhọn gây tổn thương khớp. Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout là vấn đề chuyển hóa nhân purin trong thận, thận không đào thải được hết acid uric trong máu khiến nó tích tụ lại thành tinh thể ở các khớp. Còn giả gout là bệnh lắng đọng canxi pyrophosphate, dạng tinh thể khác nhau nên nguyên nhân và vị trị khớp bị đau cũng khác với bệnh gout.
Bệnh gout và giả gout đều gây sưng đau và viêm khớp
Bệnh gout thường gây viêm sưng nhiều nhất là ở ngón chân cái, ngoài ra cũng ảnh hưởng đến các khớp khác như: đầu gối, cổ tay, khớp ngón tay, mắt cá,… Còn giả gout thường xảy ra nhất ở đầu gối, bên cạnh đó cũng gây sưng đau ở khớp khác như: mắt cá chân, cổ tay, vai, khuỷu tay, hông, tay,…
Triệu chứng của gout và giả gout không chỉ giống nhau mà còn giống với các bệnh viêm khớp khác nên rất dễ nhầm lẫn như: viêm khớp truyền nhiễm, hội chứng ống cổ tay, viêm cột sống dính khớp, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp.
2. Phân biệt bệnh gout và giả gout qua triệu chứng bệnh
Triệu chứng bệnh gout và giả gout rất giống nhau, cả hai đều gây đau đột ngột ở các khớp hoặc xuất hiện cùng với chấn thương nhỏ khi khuỷu tay, ngón chân hay đầu gói của bạn bị đập vào vật gì đó. Hai bệnh lý gây ra cùng triệu chứng như sau:
Tại khớp tổn thương, gout và giả gout gây sưng tấy và đau dữ dội
-
Sưng tấy.
-
Cơn đau khớp đột ngột, dữ dội.
-
Đỏ khớp.
-
Nóng tại vị trí khớp bị đau.
Đau khớp do gout gây ra rất đột ngột, dữ dội và nặng dần có thể liên tục kéo dài đến 12 giờ. Sau vài ngày triệu chứng sẽ giảm dần và biến mất sau khoảng 1 tuần - 10 ngày. Khi triệu chứng gout qua đi, khoảng 60% bệnh nhân sẽ tái phát ít nhất 1 lần trong vòng 1 năm, nếu là gout mãn tính, cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên hơn.
Bệnh giả gout cũng khởi phát đột ngột theo đợt, tuy nhiên cơn đau không thay đổi, không trở nên trầm trọng theo thời gian. Một đợt khởi phát, giả gout có thể gây đau kéo dài vài ngày đến nhiều tuần. Triệu chứng đau do giả gout đôi khi giống viêm khớp dạng thấp hoặc viêm xương khớp hơn.
3. Nguyên nhân gây bệnh gout và giả gout
Đây cũng là điểm khác nhau lớn giữa hai bệnh lý viêm khớp dễ gây nhầm lẫn này. Bệnh gout xảy ra khi cơ thể bạn có quá nhiều acid uric trong máu, nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể kể tới như:
-
Thận hoạt động kém, không hoặc ít đào thải acid uric.
-
Cơ thể sản sinh quá nhiều acid uric.
-
Bạn ăn quá nhiều thực phẩm tạo ra acid uric như: đậu khô, thịt, rượu, hải sản,…
Bệnh gout có thể xảy ra do chế độ ăn quá nhiều thực phẩm tạo acid uric
Những người bị huyết áp cao, tiểu đường, bệnh tim mạch hoặc cholesterol trong máu cao có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn người bình thường. Thói quen ăn uống là yếu tố chính dẫn đến gout và khiến căn bệnh này trở nên trầm trọng hơn.
Cũng do sự lắng đọng tinh thể nhưng trong bệnh giả gout, nguyên nhân đến từ các tinh thể canxi pyrophosphate dihydrate hình thành và lắng đọng trong khớp. Tinh thể cứng và sắc nhọn khi tồn tại, xâm nhập vào dịch lỏng bên trong khớp dễ gây tổn thương. Về nguyên nhân chính xác gây hình thành các tinh thể bệnh giả gout này, các nhà khoa học vẫn chưa xác nhận được chính xác. Tuy nhiên, yếu tố tuổi tác có liên hệ mật thiết, ngoài ra bệnh lý hay vấn đề chức năng tuyến giáp cũng thường đi cùng với bệnh giả gout.
4. Chẩn đoán bệnh gout và giả gout
Triệu chứng của gout và giả gout tương đối giống nhau nên không thể qua thông tin này để chẩn đoán phân biệt bệnh. Xét nghiệm máu là phương pháp chính xác và đơn giản để kiểm tra nồng độ acid uric trong máu của bạn có cao hay không, từ đó chẩn đoán bệnh gout hay loại trừ.
Xét nghiệm máu để chẩn đoán giả gout sẽ kiểm tra các thông tin sau: nồng độ Hormone tuyến giáp, nồng độ sắt trong máu, nồng độ khoáng chất trong máu (phosphor, magie, canxi, phosphatase).
Để chẩn đoán tình trạng tổn thương, sưng đau các khớp, chụp X-quang là kỹ thuật hình ảnh thường áp dụng. Hình ảnh chân thực cho thấy vị trí, mức độ tổn thương và cũng giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân.
Xét nghiệm dịch khớp có thể chẩn đoán chính xác gout hay giả gout
Nếu nghi ngờ bệnh giả gout, một lượng dịch khớp có thể được lấy từ khớp đau để kiểm tra nhiễm trùng hay sự xuất hiện của tinh thể gây bệnh. Tinh thể gout khi nhìn bằng kính hiển vi sẽ có hình kim, còn bệnh giả gout là hình chữ nhật giống như những viên gạch nhỏ.
5. Điều trị gout và giả gout như thế nào?
Trong điều trị gout và giả gout, ngăn ngừa tổn thương khớp và giảm triệu chứng là mục tiêu chính, ngoài ra kết hợp ngăn ngừa tái phát bảo vệ hệ xương khớp.
5.1. Điều trị gout
Phương pháp điều trị chính hiệu quả với bệnh gout là giảm nồng độ acid uric trong máu, từ đó sẽ giảm hình thành tinh thể kim loại trong các khớp. Các thuốc thường dùng trong điều trị gout bao gồm: chất ức chế xanthine oxidase (Uloric, Aloprim, Zyloprim, Lopurin) và Uricosurics (Zurampic, probalan).
5.2. Điều trị giả gout
Hút dịch khớp và thay thế là biện pháp duy nhất để loại bỏ tinh thể canxi, tuy nhiên bệnh có thể tái phát. Ngoài phẫu thuật, bệnh nhân có thể được điều trị bằng thuốc kiểm soát triệu chứng, bao gồm thuốc chống viêm và giảm đau.
Các thuốc điều trị triệu chứng giả gout thường chỉ định gồm:
-
Thuốc chống viêm corticosteroid
-
Thuốc giảm đau colchicine.
-
Thuốc methotrexate.
-
Thuốc chống viêm không steroid.
-
Anakinra.
Thuốc giảm đau chỉ giảm triệu chứng, không điều trị triệt để bệnh giả gout
Tuy nhiên các thuốc này không loại bỏ tinh thể và không trị dứt điểm cơn đau giả gout, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật nếu gặp phải tổn thương xương khớp nghiêm trọng. Ngoài ra, vật lý trị liệu sẽ giúp bệnh nhân giả gout giữ được các khớp khỏe mạnh và linh hoạt.
Như vậy, có thể phân biệt bệnh gout và giả gout qua nguyên nhân, cách điều trị, một vài đặc điểm triệu chứng song cần làm xét nghiệm kiểm tra để chẩn đoán phân biệt chính xác. Nếu có triệu chứng sưng đau khớp nghi ngờ, hãy tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị đúng nguyên nhân.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín trong việc thăm khám và điều trị bệnh gout, bệnh giả gout cũng như các bệnh lý xương khớp, nội tiết khác. Bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị thành công cho hàng ngàn bệnh nhân. Những ưu điểm của bệnh viện là:
-
Đội ngũ y bác sĩ nhiều năm trong nghề, chuyên môn cao, giàu y đức.
-
Cơ sở vật chất hiện đại, Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 sẽ cho kết quả xét nghiệm nhanh và chính xác nhất, hỗ trợ tích cực bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh.
-
Áp dụng bảo lãnh viện phí của đa dạng các thẻ bảo hiểm, giúp giảm thiểu chi phí cho khách hàng.
Nếu cần tư vấn thêm, khách hàng vui lòng liên hệ 1900 56 56 56 để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
Từ khóa » đau Khớp Gối Gout
-
8 Nguyên Nhân Gây đau Khớp Gối Thường Gặp
-
Thoái Hóa Khớp Do Bệnh Gout (gút) - Vinmec
-
Giảm đau Do Viêm Khớp ở Bệnh Nhân Gout | Vinmec
-
Bệnh Gút đầu Gối - Triệu Chứng, Yếu Tố Nguy Cơ & điều Trị Cần Hiểu Rõ
-
Bệnh Gout (Gút): Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán, Phòng Ngừa
-
Bệnh Gout ở đầu Gối Có Triệu Chứng Như Thế Nào? - Hoàng Tiên Đan
-
Bệnh Gút - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bệnh Gút ở đầu Gối Có Biểu Hiện Như Thế Nào? Làm Sao để Cải Thiện?
-
Đau Khớp Gối Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Điều Trị Bệnh Gút (gout), đau Mỏi Cổ, đau Lưng, Viêm Khớp, Thoái Hóa ...
-
Viêm Khớp Gối: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị | ACC
-
Mắc Bệnh Gout, Nam Thanh Niên Phải Thay Khớp Gối Cả 2 Chân
-
Đau đầu Gối Do Bệnh Gout - Điều Trị Và Chăm Sóc Thế Nào? - YouTube
-
Bệnh Giả Gout | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Triệu Chứng Nào Cảnh Báo Bệnh Gout | BvNTP
-
ĐAU KHỚP GỐI Nguyên Nhân Do Đâu, Cách Điều Trị Hiệu Quả ...
-
Bệnh Gout