Bệnh Hội Chứng Rung Lắc ở Trẻ
Có thể bạn quan tâm
- Đối tác Hot
- RSS
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Bệnh viện
- Phòng khám
- Bác sĩ
- Gói khám
- Tin sức khoẻ
- Thông Tin Sức Khỏe
- Cẩm nang tiêm chủng
- Tra cứu
- Tra cứu bệnh
- Tra cứu thuốc
- Tra cứu từ điển y khoa
- Tra cứu phẫu thuật
- Tra cứu xét nghiệm y khoa
- Tra cứu thảo dược
- Đối tác Hot
- RSS
- Trang chủ
- Bệnh
- Hội chứng rung lắc ở trẻ
Nội dung chính:
- Tóm tắt
- Tổng quan
- Nguyên nhân
- Phòng ngừa
- Điều trị
Triệu chứng
Khó chịu hay cáu gắt cực độ; Khó giữ tỉnh táo; Các vấn đề thở
Chẩn đoán
Để thực hiện chẩn đoán, bác sĩ sẽ tìm kiếm 3 tình trạng thường chỉ ra hội chứng rung lắc ở trẻ. Đó là:
Bệnh lý não hoặc phù não
Xuất huyết dưới màng cứng hoặc chảy máu trong não
Xuất huyết võng mạc hoặc chảy máu một phần của mắt được gọi là võng mạc
Điều trị
Một số trẻ ngừng thở sau khi bị rung lắc mạnh. Nếu điều này xảy ra, việc hô hấp nhân tạo có thể giữ bé thở trong khi bạn chờ xe cấp cứu đến
Tổng quan
Hội chứng rung lắc ở trẻ là bệnh gì?
Hội chứng rung lắc ở trẻ còn được gọi là Chấn thương đầu do ngược đãi, hội chứng rung động do va chạm, Chấn thương sọ não gây ra do sang chấn hoặc hội chứng rung Whiplash – là một Chấn thương nghiêm trọng cho Não do rung lắc mạnh trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi.
Hội chứng rung lắc ở trẻ làm phá hủy các tế bào não và cản trở não nhận đủ oxy. Hội chứng rung lắc là một hình thức Lạm dụng trẻ em có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn hoặc tử vong.
Hội chứng rung lắc ở trẻ có thể phòng ngừa được.
Mức độ phổ biến của hội chứng rung lắc ở trẻ
Hội chứng rung lắc phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi, nhưng có thể ảnh hưởng trẻ đến 5 tuổi. Hầu hết các trường hợp hội chứng rung lắc xảy ra ở những trẻ được 6-8 tuần tuổi, đó là khi trẻ có xu hướng khóc nhiều nhất. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng rung lắc ở trẻ là gì?
Các triệu chứng phổ biến của hội chứng rung lắc ở trẻ là:
Khó chịu hay cáu gắt cực độ
Khó giữ tỉnh táo
Các vấn đề thở
Ăn kém
Ói mửa
Da tái hoặc da xanh nhạt
Co giật
Liệt
Hôn mê
Bạn có thể không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu chấn thương thể chất trên cơ thể bên ngoài của trẻ. Đôi khi, trẻ có khuôn mặt thâm tím. Các chấn thương có thể không được nhìn thấy ngay lập tức bao gồm chảy máu trong não và mắt, tổn thương tủy sống và gãy xương sườn, xương sọ, xương chân và các xương khác. Nhiều trẻ em bị hội chứng này có các dấu hiệu và triệu chứng bị lạm dụng từ trước.
Trong những trường hợp nhẹ của hội chứng rung lắc ở trẻ, trẻ có thể biểu hiện bình thường sau khi bị sang chấn mạnh, nhưng theo thời gian người đó có thể phát triển các vấn đề về sức khỏe hoặc hành vi.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Đưa trẻ đi cấp cứu ngay nếu bạn nghi ngờ con mình bị thương do rung lắc dữ dội. Liên lạc với bác sĩ hoặc đưa trẻ đến phòng cấp cứu gần nhất. Cấp cứu kịp thời có thể cứu mạng sống của trẻ hoặc ngăn chặn các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra hội chứng rung lắc ở trẻ?
Hội chứng rung lắc trẻ xảy ra khi một người nào đó rung lắc trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi. Người lớn có thể lắc trẻ sơ sinh rất mạnh do thất vọng hay giận dữ, thường vì trẻ không ngừng khóc, điều này có thể làm tổn thương bộ não của trẻ.
Các cơ cổ của trẻ còn yếu và thường gặp khó khăn trong việc hỗ trợ đầu. Khi trẻ bị lắc mạnh, đầu của trẻ di chuyển không kiểm soát được. Sự chuyển động dữ dội liên tục làm não va đập bên trong hộp sọ, gây bầm tím, sưng và chảy máu.
Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng rung lắc ở trẻ?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây hội chứng rung lắc ở trẻ như:
Những kỳ vọng không thực tế với trẻ sơ sinh
Cha mẹ quá trẻ
Căng thẳng
Bạo lực gia đình
Rượu hoặc lạm dụng thuốc
Hoàn cảnh gia đình không ổn định
Trầm cảm
Có lịch sử bị ngược đãi khi còn nhỏ
Ngoài ra, nam giới có nhiều khả năng gây ra hội chứng này hơn nữ giới.
Phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý hội chứng rung lắc ở trẻ?
Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn ngăn ngừa hội chứng rung lắc ở trẻ:
Các lớp giáo dục phụ huynh trẻ có thể giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của rung lắc bạo lực và có thể cho lời khuyên giúp dỗ trẻ quấy khóc và quản lý căng thẳng.
Điều quan trọng là bạn phải luôn đối xử với con mình một cách nhẹ nhàng.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc kiểm xoát cảm xúc hay sự căng thẳng khi làm cha mẹ, hãy tìm sự giúp đỡ. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một nhà tư vấn hoặc dịch vụ sức khỏe tâm thần khác.
Nếu người khác giúp chăm sóc trẻ cho dù là người chăm sóc thuê, anh chị em hoặc ông bà, bạn phải chắc chắn rằng họ biết sự nguy hiểm của việc rung lắc trẻ.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng rung lắc ở trẻ?
Để thực hiện chẩn đoán, bác sĩ sẽ tìm kiếm 3 tình trạng thường chỉ ra hội chứng rung lắc ở trẻ. Đó là:
Bệnh lý não hoặc phù não
Xuất huyết dưới màng cứng hoặc chảy máu trong não
Xuất huyết võng mạc hoặc chảy máu một phần của mắt được gọi là võng mạc
Bác sĩ sẽ yêu cầu một loạt các xét nghiệm để kiểm tra các dấu hiệu tổn thương não giúp xác nhận chẩn đoán. Những xét nghiệm này có thể bao gồm:
Chụp MRI: kết hợp một từ trường mạnh và sóng radio để tạo ra hình ảnh chi tiết của não
Chụp CT: tạo ra hình ảnh cắt ngang chi tiết của não
Chụp X-quang xương: để tìm kiếm các xương bị gãy như cột sống, xương sườn và hộp sọ
Khám mắt nhằm kiểm tra các chấn thương ở mắt và chảy máu trong mắt
Trước khi xác nhận hội chứng rung lắc ở trẻ, bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm máu để loại trừ các nguyên nhân tiềm ẩn khác. Một số triệu chứng của hội chứng rung lắc ở trẻ tương tự có trong các tình trạng khác. Chúng bao gồm các rối loạn chảy máu và các rối loạn di truyền nhất định như bệnh xương dễ gãy. Các xét nghiệm máu sẽ xác định có hay không các tình trạng khác có thể gây ra các triệu chứng ở trẻ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng rung lắc ở trẻ?
Một số trẻ ngừng thở sau khi bị rung lắc mạnh. Nếu điều này xảy ra, việc hô hấp nhân tạo có thể giữ bé thở trong khi bạn chờ xe cấp cứu đến.
Các bước thực hiện hô hấp nhân tạo:
Cẩn thận đặt bé nằm ngửa. Nếu bạn nghi ngờ bé bị chấn thương cột sống, tốt nhất có hai người di chuyển đầu và cổ của trẻ nhẹ nhàng tránh không để bị xoay.
Đúng vị trí. Nếu trẻ dưới 1 tuổi, đặt hai ngón tay lên giữa xương ức. Nếu trẻ hơn 1 tuổi, đặt một bàn tay lên giữa xương ức. Đặt tay kia trên trán của trẻ để giữ cho đầu ngửa ra sau. Đối với nghi ngờ một chấn thương cột sống, bạn kéo hàm về phía trước thay vì ngửa đầu và giữ miệng trẻ mở.
Thực hiện ép ngực. Nhấn xuống xương ức và đẩy nửa chừng vào ngực. Ép ngực 30 lần không dừng trong khi đếm to thành tiếng. Ép ngực mạnh và nhanh.
Lấy lại hơi thở. Kiểm tra hơi thở của trẻ sau khi ép ngực. Nếu không có dấu hiệu của hơi thở, che kín miệng và mũi của trẻ với miệng của bạn. Hãy chắc chắn đường thở thông thoáng và thở hai hơi. Mỗi hơi thở nên kéo dài khoảng một giây để giúp ngực nâng lên.
Tiếp tục CPR. Tiếp tục chu kỳ 30 lần ép và hai hơi thở giải cứu cho đến khi có cấp cứu hỗ trợ. Hãy liên tục kiểm tra hơi thở.
Trong một số trường hợp, trẻ có thể bị nôn mửa sau khi bị rung lắc. Để ngăn chặn nghẹt thở, bạn nhẹ nhàng cuộn trẻ nằm về một phía. Bạn hãy chắc chắn cuộn toàn bộ cơ thể trẻ cùng một lúc. Nếu có chấn thương tủy sống, phương pháp này cũng làm giảm nguy cơ tổn thương thêm cho cột sống. Không đỡ trẻ dậy và không cho trẻ ăn hoặc uống nước.
Không có thuốc để điều trị hội chứng rung lắc ở trẻ. Trong trường hợp nặng, phẫu thuật có thể được yêu cầu để điều trị chảy máu trong não. Điều này có thể liên quan đến đặt shunt hoặc một ống mỏng để giảm bớt áp lực hoặc dẫn lưu lượng máu dư thừa và chất lỏng. Phẫu thuật mắt cũng có thể cần thiết để loại bỏ máu trước khi nó ảnh hưởng đến thị lực vĩnh viễn.
Từ khóa » điều Trị Rung Lắc ở Trẻ Sơ Sinh
-
Hội Chứng Rung Lắc ở Trẻ Em: Những điều Cần Biết - Vinmec
-
Hội Chứng Rung Lắc: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Cách ...
-
Hội Chứng Rung Lắc ở Trẻ Sơ Sinh: Những Nguy Hiểm Không Ngờ đến
-
Hội Chứng Rung Lắc ở Trẻ - Hello Bacsi
-
Hội Chứng Rung Lắc (Shaken Baby Syndrome – SBS)
-
HỘI CHỨNG RUNG LẮC Ở TRẺ EM - Bệnh Viện Sản Nhi An Giang
-
Mẹ Sẽ Không Dám Rung Lắc Trẻ Sơ Sinh Nếu Nhìn Thấy Những Hình ảnh ...
-
Rung Lắc ở Trẻ - Hậu Quả Không Lường - Sở Y Tế Nam Định
-
Tổn Thương Não ở Trẻ Khi Bị Rung Lắc Mạnh - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Cẩn Thận Khi Rung Lắc Trẻ - Tuổi Trẻ Online
-
Cẩn Thận Hội Chứng Rung Lắc ở Trẻ - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Hội Chứng Rung Lắc ở Trẻ Em - Tuổi Trẻ Online
-
RUNG LẮC TRẺ SƠ SINH Ở MỨC ĐỘ NÀO THÌ AN TOÀN?
-
Tuyệt đối Không Rung Lắc Trẻ Dưới 2 Tuổi - Báo Dân Trí