Bệnh Khô Khớp: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Biện Pháp Khắc Phục
Có thể bạn quan tâm
Nhiều người cho rằng khô khớp là tình trạng chỉ xảy ra ở người già. Tuy nhiên điều này là không thật sự đúng. Hiện nay tình trạng này đang bị trẻ hóa do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh của giới trẻ. Cùng tìm hiểu thông tin dưới đây để biết thêm về bệnh khô khớp các bạn nhé.
Menu xem nhanh:
- 1. Bệnh khô khớp có nguy hiểm không?
- 2. Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh lý khô khớp
- 2.1. Nguyên nhân gây bệnh khô khớp
- 2.2. Nhận biết bệnh khô khớp qua các dấu hiệu này
- 3. Phương pháp cải thiện và phòng tránh khô dịch khớp
1. Bệnh khô khớp có nguy hiểm không?
Khô khớp là tình trạng các khớp tiết ra ít hoặc không tiết ra các chất nhờn để giúp khớp bôi trơn khi vận động. Do đó, dễ dẫn tới tình trạng đau nhức, tê cứng, khó chịu khi hoạt động. Tình trạng này thường gặp nhất ở khớp gối nhưng cũng có thể gặp ở nhiều khớp khác như khuỷu tay, khớp cổ, vai…
Theo như đánh giá của các chuyên gia khô khớp không phải là triệu chứng nguy hiểm, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Thế nhưng, về lâu dài khô khớp có thể sẽ phát sinh nhiều biến chứng nghiêm trọng đối với cơ thể:
– Làm hạn chế khả năng vận động các khớp: Các hoạt động như đi đứng, leo cầu thang, ngồi xuống đứng lên hay đơn giản là duỗi chân, cầm nắm,… cũng thực hiện khó khăn bởi chân luôn có cảm giác mệt mỏi và nhiều khi mất cảm giác.
– Gây nên tình trạng đau nhức kéo dài: Khi khớp bị khô thì sụn khớp dần bị bào mòn làm lộ ra phần đầu xương. Khi hoạt động 2 đầu xương ma sát với nhau gây nên hiện tượng đau nhức, khó chịu và cơn đau kéo dài không ngắt.
– Đối mặt với nguy cơ biến dạng khớp, teo cơ:Trường hợp khô khớp phát triển nặng có thể gây nên teo cơ quanh khớp. Nếu khô khớp xuất hiện ở gối có thể gây cong vẹo ảnh hưởng tới di chuyển, dễ vấp té.
– Liệt khớp: Đây được coi là biến chứng nghiêm trọng nhất. Khi các khớp dần trở nên khô, cứng, khó vận động sẽ dễ dẫn tới tình trạng liệt suốt đời.
2. Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh lý khô khớp
2.1. Nguyên nhân gây bệnh khô khớp
Bệnh khô khớp có thể gây nên do một số yếu tố nguy cơ dưới đây:
– Do lão hóa: Tuổi cao các khớp xương của người bệnh sẽ dần bị bào mòn dẫn tới rách bao sụn, biến dạng các tổ chức sụn và gây nên tình trạng khô khớp.
– Do thoái hóa: Thoái hóa khớp sẽ khiến cho lớp sụn dần bị bào mòn và mất đi tính mềm mại, trở nên cứng, gậy cọ xát và dễ chèn ép vào những lớp màng xương gây nên tiếng lạo xạo.
– Do lười vận động: Khi người bệnh ít vận động sẽ làm cho các khớp bị hỏng và dễ tổn thương.
– Do thừa cân béo phì: Trọng lượng cơ thể càng cao thì các khớp xương càng phải chống đỡ thêm nhiều áp lực và dễ dẫn tới tình trạng khô khớp gối.
Người mắc khô khớp thường là người thuộc độ tuổi 60 trở lên, những người trẻ tuổi không được cung cấp đủ vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống thiếu hợp lý như sử dụng nhiều rượu bia, hút nhiều thuốc lá hay vận động quá sức cũng dễ gây nên khô khớp.
2.2. Nhận biết bệnh khô khớp qua các dấu hiệu này
Triệu chứng của bệnh khô khớp ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, về lâu dài nếu người bệnh để ý sẽ nhận ra một số dấu hiệu bất thường bao gồm:
– Đau nhức khớp: Người mắc sẽ cảm nhận thấy cơn đau dữ dội khi thay đổi tư thế vận động một cách đột ngột.
– Khớp phát ra âm thanh khi cử động: Khi dịch bôi trơn khớp không tiết đủ sẽ gây nên tiếng kêu răng rắc khi di chuyển, vận động.
– Nếu bạn cảm nhận rõ những dấu hiệu này thì có thể tình trạng khô khớp của bạn đã diễn tiến sang giai đoạn mạn tính. Chính vì thế mà người bệnh nên đến bệnh viện ngay nếu nhận thấy những dấu hiệu khô khớp để được chẩn đoán, kịp thời điều trị và đảm bảo sự dẻo dai cho xương.
3. Phương pháp cải thiện và phòng tránh khô dịch khớp
Khô khớp gây không ít phiền toái cho người bệnh. Chính vì vậy việc phòng tránh luôn là vấn đề hàng đầu được nhiều người quan tâm. Để đẩy lùi nguy cơ mắc khô khớp bạn nên:
– Duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, khoa học: Khi cơ thể của chúng ta bước vào quá trình lão hóa thì việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng giúp tăng chất nhờn cho khớp là điều vô cùng cần thiết. Bạn nên tránh những thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, rượu bia hay các chất kích thích. Thay vào đó, hãy sử dụng những món ăn nhiều chất xơ và vitamin (đặc biệt là canxi).
– Áp dụng chế độ tập luyện đều đặn và vừa sức: Đây được coi là liều thuốc bổ giúp cơ thể chăm sóc tốt nhất cho xương khớp. Một số bộ môn thể thao như đạp xe, yoga, đi bộ,… sẽ tốt cho quá trình tiết nhờn của khớp gối. Ngoài ra, bạn không nên làm hoạt động quá sức, việc này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp lên xương khớp của bạn.
– Ngồi làm việc đúng tư thế: Ngồi làm việc sai tư thế dễ gây ảnh hưởng tới xương khớp.
– Hạn chế stress, căng thẳng trong quá trình làm việc.
Duy trì lối sống khoa học, tích cực kết hợp với thăm khám sức khỏe định kỳ là phương pháp tốt để phòng ngừa triệu chứng khô khớp.
Từ khóa » Cách Chữa Bệnh Khô Khớp Vai
-
Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Bệnh Khô Khớp Vai
-
Khô Khớp Vai: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Bệnh Hiệu Quả
-
Khô Khớp Vai Là Bệnh Gì? Cách Chữa Trị
-
Các Phương Pháp điều Trị Khô Cứng Khớp Theo Y Học Cổ Truyền
-
Thoái Hóa Khớp Vai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Bệnh Khô Khớp Vai: Dấu Hiệu Và Những Phương Pháp Điều Trị ...
-
Dược Sĩ Sài Gòn Chỉ Ra Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Khô Khớp Vai
-
Hướng Dẫn Tập Phục Hồi Chức Năng Khớp Vai - YouTube
-
Khô Khớp Bả Vai Có Nguy Hiểm Không? Phải Làm Sao để Khắc Phục?
-
Bệnh Khô Khớp Gối Do đâu? Triệu Chứng Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Viêm Quanh Khớp Vai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Bệnh
-
Bệnh Khô Khớp Uống Thuốc Gì? TOP 10 Loại Tốt Nhất
-
Khớp Vai Kêu Lục Cục Là Bệnh Gì? Cách Phòng Ngừa Và điều Trị
-
Thoái Hóa Khớp Vai Nên ăn Gì? - Phòng Khám La Văn Lường