Bệnh Lao Triệu Chứng Và Những điều Cần Lưu ý
Có thể bạn quan tâm
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC- SỰ KIỆN
- KHÁM CHỮA BỆNH
- Y TẾ DỰ PHÒNG
- ĐẢNG ĐOÀN THỂ
- THÔNG BÁO
- VĂN BẢN
- LIÊN HỆ
- HỎI ĐÁP
Bệnh lao là một căn bệnh rất nguy hiểm, khi khởi phát bệnh hầu hết những người mắc bệnh thường không có triệu chứng gì rõ rệt để nhận biết và phòng bệnh chống lao phổi kịp thời. Bệnh lao phổi cũng là nguyên nhân gây tử vong rất cao tại các nước đang phát triển nhất là tại Việt Nam.
Bệnh lao còn nguy hiểm hơn khi nó là một căn bệnh truyền nhiễm lây truyền trong không khí từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp do hít phải không khí có chứa vi trùng lao được sinh ra trong quá trình ho, khạc, hắt hơi của người bệnh lao... Do không thể phát hiện các dấu hiệu của bệnh lao để phòng chống hiệu quả nên ai ai cũng có nguy cơ mắc căn bệnh quái ác này. Bệnh nhân bị mắc bệnh Lao nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khỏi hoàn toàn giúp chúng ta ngăn chặn nguồn lây lan tại cộng đồng. Bệnh nhân không được phát hiện và điều trị kịp thời là gánh nặng cho gia đình mà còn là nguồn lây lan đáng lo ngại cho cộng đồng.
Các triệu chứng cần lưu ý nhận biết bệnh lao
Khi có các triệu chứng như sau phải đến ngay cơ sở tế để khám và xét nghiệm kịp thời:
- Ho khạc trên 2 tuần, uống thuốc vẫn không khỏi bệnh.
- Nếu bệnh tiến triển nặng thì sẽ có những triệu chứng dễ nhận biết như ho ra máu.
- Thường xuyên bị đau ngực và khó thở.
- Thường xuyên bị sốt cao trong 2 tuần liền, và về buổi chiều thường hay bị sốt nhẹ.
- Gầy yếu, sút cân một cách nhanh chóng.
Cách phòng chống bệnh lao phổi hiệu quả nhất:
- Để phòng chống bệnh lao có hiệu quả, ngay tháng đầu sau sinh, tất cả trẻ đều phải tiêm phòng vắc-xin BCG nhằm giúp ngăn ngừa mắc bệnh Lao;
- Bị bệnh lao phải điều trị càng sớm càng tốt, tránh lây lan cho những người trong gia đình và người xung quanh. Bên cạnh đó, bệnh nhân lao không được khạc nhổ bừa bãi, tốt nhất đeo khẩu trang liên tục trong 02 tháng đầu điều trị. Cần phơi chăn, chiếu, vật dụng của bệnh nhân lao ra nắng mỗi ngày;
- Bệnh lao hoàn toàn có thể có thể chữa trị và phòng tránh được, nếu bạn chú ý đến sức khoẻ của mình, khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ về bệnh lao nên đi khám bác sĩ ngay để có các biện pháp phù hợp.
- Nếu phát hiện người thân hay bản thân có các triệu chứng trên, bạn nên chú ý chăm sóc sức khoẻ mình và người thân trong gia đình bằng cách:
+ Nên tiệt trùng chăn, màn, ra, gối vật dụng cá nhân quần áo của người mắc bệnh lao phổi bằng cách nhúng trong nước sôi hoặc phơi dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn lao.
+ Vệ sinh môi trường chung quanh nhà nơi ở của người bị triệu chứng lao sạch sẽ, không khạc nhổ bừa bãi, không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác đề phòng chống và ngăn ngừa bệnh lao phổi cho người thân trong gia đình.
+ Hãy từ bỏ ngay thuốc lá và rượu bia nếu có thể để các biện pháp phòng chống bệnh lao phổi phát huy hiệu quả và giúp nâng cao sức khoẻ của bạn hơn.
+ Người có triệu chứng bệnh lao cần chú ý mang khẩu trang khi sinh hoạt với gia đình, không dùng chung bát đũa đồ dùng cá nhân với người có các triệu chứng bệnh lao.
Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi cho người bệnh bị lao Cần chú ý đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân để thúc đẩy quá trình hồi phục, nâng cao tổng trạng cho người bệnh. Bệnh nhân lao thường ăn ít, ăn không ngon nên cần nấu ăn hợp khẩu vị; động viên người bệnh ăn nhiều. Cần có chế độ ăn uống riêng cho người bệnh lao phổi. Trong khi điều trị bằng thuốc, người bệnh lao phổi hay bị phản ứng phụ là chán ăn. Vì vậy nhiều bữa ăn nhỏ đa dạng các món là cần thiết, ưu tiên những món bệnh nhân thích. Nghỉ ngơi: Ngủ đủ mang lại hiệu quả nghỉ ngơi tốt nhất. Thời gian ngủ lý tưởng của bệnh nhân lao phổi là trưa ngủ 1-2 tiếng, tối ngủ 7-8 tiếng.
Cần phải cho bệnh nhân tắm giặt và vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thay quần áo mỗi ngày. Có thể hỗ trợ nếu người bệnh không làm được nhưng cần đeo khẩu trang cẩn thận để tránh lây nhiễm.
Khi đã vào giai đoạn ổn định, có thể thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng như tập thể dục, đọc sách, đi dạo nhưng tránh nơi đông người.
Trên đây là một vài biện pháp bạn cần lưu ý để phòng chống bệnh lao phổi một cách hiệu quả nhất./.
Châu Mỹ Ngọc Thư - TYT Phú Đông.
Tin liên quan Phát hiện chủ động bệnh lao quy mô nhỏ tại cộng đồng - 02/11/2024 Chụp X-quang đối với phụ nữ mang thai - 08/10/2024 Bệnh tay chân miệng ở trẻ em - 07/10/2024 Vấn đề sức khỏe do tuổi già - 07/10/2024 Sử dụng đèn hồng ngoại đúng cách - 04/10/2024Trang chủ | Tin tức | Văn phòng điện tử |Liên hệ 2018 © TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG Đơn vị chủ quản: Trung tâm Y tế huyện Tân Phú Đông Chịu trách nhiệm: Ông Trần Văn Danh - Trưởng ban biên tập Địa chỉ: Ấp Kinh Nhiếm-Xã Phú Thạnh-Huyện Tân Phú Đông-Tiền Giang Điện thoại: 02733. 530930 Email: ttyttanphudong@tiengiang.gov.vn |
Từ khóa » Nguyên Nhân Bị Lao Lực
-
Tình Trạng Lao Lực Và Những Thông Tin Quan Trọng Bạn Cần Phải Biết
-
10 Triệu Chứng Bệnh Lao Lực Và Tác Hại Khi Làm Việc Quá Sức
-
Một Số Thông Tin Quan Trọng Về Bệnh Lao Lực - Docosan
-
Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn đã Kiệt Sức | Vinmec
-
Cách Phòng Và Chữa Bệnh Lao
-
Bệnh Lao Và Biến Chứng Nguy Hiểm - .vn
-
Dấu Hiệu Cho Thấy 100% Bạn đã Mắc Bệnh Lao
-
Triệu Chứng Bệnh Lao Lực Là Gì, Cách Phòng Và ... - Hỏi Gì 247
-
Lao Lực Là Gì? Nguyên Nhân, Biện Pháp Xử Trí Và Phòng Ngừa
-
Triệu Chứng Bệnh Lao Lực Là Gì, Có Phải Là Lao Phổi Hay Không?
-
Bệnh Lao (TB) - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Dấu Hiệu Nghi Ngờ Mắc Lao Phổi
-
Bệnh Lao - Bệnh Viện FV - FV Hospital
-
[Bệnh Lao] Giới Thiệu Về Bệnh Lao - 広島市公式ホームページ