Bệnh Liên Cầu Khuẩn ở Lợn - TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG NGHỆ AN

  • Trang nhất
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu trung tâm
    • Hệ thống khuyến nông
    • Danh bạ điện thoại
  • Tin tức
    • Trồng trọt
    • Chăn nuôi
    • Lâm nghiệp
    • Thủy sản
    • Thông tin huấn luyện
    • Tin dạy nghề
    • Nông thôn mới
    • Tin trong nước
  • Cẩm nang kỹ thuật
    • Trồng trọt
    • Phương pháp khuyến nông
    • Chăn nuôi
    • Lâm nghiệp
    • Thủy sản
  • Cơ sở dữ liệu
    • Tư vấn - dịch vụ
      • Xem tin mua bán
      • Đăng tin mua bán
    • Dạy nghề - tập huấn - truyền thanh truyền hình
      • Dạy nghề
      • Tập huấn
      • Truyền thanh truyền hình
    • Xây dựng mô hình
  • Thư viện khuyến nông
  • Chuyện nhà nông
    • Truyện cười
    • Trang thơ
    • Gương khuyến nông điển hình
  • Thư viện
    • Ảnh mô hình
    • Ảnh thông tin tuyên truyền
    • Ảnh đào tạo tập huấn
  • Liên hệ
Thứ năm, 05/12/2024, 02:36
  • Trang nhất
  • Chăn nuôi
Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn Thứ tư - 17/03/2021 14:54 16.130 0 Bệnh liên cầu khuẩn lợn là do nhiễm vi khuẩn Streptococcus suis được xem là một trong những bệnh nhiễm trùng "mới" ở Việt Nam. Vi khuẩn Streptococcus suis thường trú trên lợn. Là một bệnh truyền nhiễm có tính địa phương đã thấy ở hầu hết các loài vật nuôi và người với các thể viêm khớp, viêm vú, ỉa chảy, viêm nội tâm mạc.
Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn
Ở lợn, ngoài gây bệnh ở đường sinh sản, đường hô hấp, viêm hạch dưới hàm, thì đặc biệt nguy hiểm là thể nhiễm trùng huyết, viêm não trong các trại lợn chăn nuôi tập trung có mật độ cao. Bệnh thường xẩy ra vào mùa đông và đầu mùa xuân là lúc điều kiện chăn nuôi bất lợi cho lợn và thuận lợi cho sự phát triển của liên cầu khuẩn. - Nguyên nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Streptococcus suis gây nên. Vi khuẩn có thể tồn tại trong phân, bụi bẩn, xác lợn và ở cả những con ruồi, nhặng trong một thời gian dài. Bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp, các chất bài tiết, máu của lợn bệnh, lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua kim tiêm nhiễm trùng. Lợn con có thể bị lây nhiễm từ Lợn mẹ qua đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường máu. Đặc trưng của bệnh là gây viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm phổi, bại huyết, bệnh đường tiêu hóa, viêm khớp, xuất huyết ở da, gây sẩy thai và đột tử ở lợn. - Triệu chứng: Lợn sốt cao 42.5oC, bỏ ăn, ủ rũ, mệt mỏi, đi tập tễnh do đau khớp. Trong thể quá cấp tính, lợn chết nhanh mà không có triệu chứng của bệnh. Giai đoạn đầu, lợn xuất hiện triệu chứng thần kinh, đi lại loạng choạng hoặc có tư thế đứng không bình thường, nhanh chóng chuyển sang trạng thái không đứng được, tư thế opisthotonus, co giật, giật cầu mắt. Mắt nhìn chòng chọc, niêm mạc mắt nhầy có màu đỏ. Lợn hoạt động khó khăn, đi lại loạng choạng, khi nằm biểu hiện tư thế bơi chèo, tê liệt. Triệu chứng viêm não ở lợn trưởng thành ít có biểu hiện ra bên ngoài. Lợn từ 1 - 3 tuần tuổi mắc bệnh thể viêm não và màng não, thể hiện các triệu chứng như: lợn đang bú có triệu chứng ủ rũ, bỏ ăn, sưng hầu, khó nuốt, đi lại khó khăn, lông dựng đứng, da mẩn đỏ và sốt. Bệnh này còn có thể lây từ lợn sang các loài vật khác như chó, mèo, bò, dê và thậm chí rất nguy hiểm khi nó có khả năng lây và gây tử vong cho con người. Việc truyền bệnh từ lợn bệnh sang người có thể do các vết thương ở da, đường hô hấp, tiếp xúc với máu hoặc các dịch tiết ở lợn bệnh. Những người dễ nhiễm bệnh từ lợn gồm những người làm việc ở trại chăn nuôi, người giết mổ gia súc, cán bộ thú y, người ăn tiết canh lợn hoặc ăn thịt lợn bệnh. - Phòng và trị bệnh: + Giữ chuồng lợn luôn khô, ấm. Phun sát trùng định kỳ cả trong và ngoài chuồng bằng ANTISEP 3ml/ lít nước, 2lít dung dịch đã pha phun cho 100 m2 chuồng nuôi. Bắt riêng lợn bệnh ra chuồng cách ly, tránh mọi tác động kích thích. Hoặc phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi bằng các loại hóa chất (Bencoxit, BKA, vôi bột…) + Thay đổi chế độ chăm sóc, hạn chế tối đa các tác nhân gây hại (stress): Nuôi lợn với mật độ quá đông, ít thông thoáng, gió lùa, xáo trộn và di chuyển lợn. + Lợn mua về nuôi phải rõ nguồn gốc xuất xứ, không ăn thịt lợn không rõ nguồn gốc, không ăn tiết canh, nội tạng lợn chưa nấu chín, không ăn thịt lợn ốm, chết. Người tiêu dùng chỉ nên mua thịt lợn đã được cơ quan thú y kiểm soát và đóng dấu trên thân thịt. +Với những người giết mổ, tiêu hủy lợn bị bệnh phải có biện pháp đề phòng bệnh liên cầu khuẩn lây sang người. Đặc biệt, những người có tổn thương ở tay, chân, bệnh ngoài da... không được giết mổ lợn. Phải có trang bị bảo hộ tối thiểu khi giết mổ. Khi người nào bị sốt cao, mê man, thân có nốt tím tái… cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế tuyến tỉnh để kịp thời có biện pháp điều trị. Khớp của lợn bị mắc bệnh liên cầu Viêm não tụ huyết,xuất huyết khuẩn huyết và có dịch - Khi phát hiện lợn có các triệu chứng nhiễm bệnh liên cầu khuẩn cần điều trị sớm để phòng tránh thiệt hại. Cần điều trị bằng các dòng kháng sinh như Ampicilline, Cephalosporin và Trimethoprim, Sulfa – trimethoprin…. Đối với những con bệnh nặng đã có triệu chứng thần kinh thì không nên điều trị vì không hiệu quả phải tiến hành tiêu hủy theo quy định thú y. Hồ Thị Hiền - Trung tâm Khuyến nông nghệ an

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 3.3 - 3 phiếu bầu Click để đánh giá bài viết Tweet

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
  • Những tin mới hơn
  • Những tin cũ hơn
  • Bệnh dịch tả lợn Châu phi cứ lắng xuống, lại tái phát

    (17/05/2021)
  • Mô hình trang trại nhỏ, hiệu quả kinh tế cao tại Đô Thành

    (19/05/2021)
  • Thành phố Vinh: Bàn giao giống và vật tư mô hình nuôi đà điểu thương phẩm 

    (20/05/2021)
  • Hiệu quả từ mô hình nuôi gà đẻ huyện Quỳ Châu.

    (26/05/2021)
  • Nguyên nhân vỗ béo trâu bò chậm lớn cần quan tâm

    (12/05/2021)
  • Tập huấn Hướng dẫn quản lý chất thải giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Nghệ An

    (12/05/2021)
  • Đô Lương tập trung cho công tác phòng chống bệnh dich tả lợn Châu phi và Viêm da nổi cục trên Trâu bò

    (07/04/2021)
  • Tập huấn phòng chống viêm da nổi cục trên trâu, bò

    (15/04/2021)
  • Nghệ An tập huấn đánh giá hiện trạng, đề xuất giải pháp và xây dựng mô hình mẫu về quản lý chất thải đảm bảo an toàn vệ sinh thú y trong các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

    (22/04/2021)
  • Thị xã Cửa Lò xuất hiện bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên bò tại phường Nghi Hòa

    (01/04/2021)
  • Thành phố Vinh công bố dịch Viêm da nổi u cục trâu bò trên địa bàn Nghi Liên

    (15/03/2021)
  • Mô hình chăn nuôi gà sinh sản giống mới an toàn sinh học cho hiệu quả  kinh tế cao

    (10/03/2021)
  • Lãnh đạo Sở NN& PTNT kiểm tra, chỉ đạo về sản xuất đầu năm lĩnh thủy sản và chăn nuôi thú y trên địa bàn tỉnh

    (01/03/2021)
  • Nuôi ngỗng Sư Tử cho hiệu quả kinh tế cao tại Thành Phố Vinh

    (18/02/2021)
  • Hiệu quả mô hình nuôi vịt star 53 ở huyện Nam Đàn

    (09/02/2021)
  • Nam Đàn trao bò sinh sản cho mô hình khuyến nông phục vụ người nghèo

    (03/02/2021)
  • Mô hình chăn nuôi Trâu Bò sinh sản và vỗ béo của nông dân huyện Nghi Lộc cho thu nhập cao

    (29/01/2021)
  • Hướng dẫn phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò 

    (14/01/2021)
  • Một sồ biện pháp phòng rét cho gia súc, gia cầm

    (14/01/2021)
  • Nông dân Anh Sơn nhân rộng mô hình nuôi gà trên nền đệm lót sinh học

    (21/12/2020)
Văn bản mới

Chủ động phòng, chống đói rét trên đàn vật nuôi vụ Đông Xuân năm 2024 - 2025

lượt xem: 48 | lượt tải:34

Đề án: Tổ chức sản xuất trồng trọt vụ xuân năm 2025

lượt xem: 84 | lượt tải:69

THÔNG BÁO: Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2024 của Trung tâm Khuyến nông Nghệ An

lượt xem: 200 | lượt tải:108

Công văn chỉ đạo: V/v khắc phục sản xuất trồng trọt sau cơn bão số 3 - YAG

lượt xem: 183 | lượt tải:83

Công điện: Về việc tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lỡ đất, lũ ống, lũ quét trong thời gian tới

lượt xem: 228 | lượt tải:89 Xem tiếp Tin nổi bật
  • Tình hình buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sinh vật gây hại trên cây lúa tại Nghệ An. Tình hình buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sinh vật gây hại trên cây lúa tại Nghệ An.
  • Hội nghị kết nối khách hàng, nhà phân phối, đơn vị sản xuất thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản, sản phẩm OCOP của tỉnh Nghệ An năm 2024. Hội nghị kết nối khách hàng, nhà phân phối, đơn vị sản xuất thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản, sản phẩm OCOP của tỉnh Nghệ An năm 2024.
  • Nghiệm thu, trao chứng nhận VietGAP mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng Nghiệm thu, trao chứng nhận VietGAP mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng
  • Hội nghị tập huấn “ Chuyển đổi nghề khai thác hải sản xâm hại, huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản sang các nghề có tính chọn lọc cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An” Hội nghị tập huấn “ Chuyển đổi nghề khai thác hải sản xâm hại, huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản sang các nghề có tính chọn lọc cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An”
  • Kiểm tra tiến độ mô hình Nuôi lươn thương phẩm trong bể không bùn  gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm Kiểm tra tiến độ mô hình Nuôi lươn thương phẩm trong bể không bùn  gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
  • Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hướng tới tăng trưởng xanh Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hướng tới tăng trưởng xanh
  • Tập huấn “Nâng cao kỹ năng quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, phát triển thị trường sản phẩm và xây dựng thương hiệu OCOP tỉnh Nghệ An”. Tập huấn “Nâng cao kỹ năng quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, phát triển thị trường sản phẩm và xây dựng thương hiệu OCOP tỉnh Nghệ An”.
  • Hiệu quả từ dự án xây dựng mô hình mẫu, sản xuất chè hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị tại Nghệ An Hiệu quả từ dự án xây dựng mô hình mẫu, sản xuất chè hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị tại Nghệ An
Thư viện ảnh mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg a12-6.jpg a26-4.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a11-3.jpg a25-4.jpg h3-13.jpg Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Khuẩn Liên Cầu Lợn Là Gi