BỆNH LIÊN CẦU LỢN

TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
  • Home
  • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
    • Hình ảnh hoạt động
  • Bảng giá dịch vụ
    • Bảng giá dịch vụ tiêm chủng
    • Bảng giá dịch vụ Xét nghiệm, Khám chữa bệnh
    • Bảng giá khám, tư vấn sức khoẻ
    • Bảng giá quầy thuốc
    • Bảng giá khám, tư vấn, điều trị phơi nhiễm HIV
    • Bảng giá thu phí hoạt động Kiểm dịch Y tế quốc tế
    • Bảng giá dịch vụ quan trắc môi trường lao động
    • Bảng giá khám bệnh nghề nghiệp
    • Bảng giá dịch vụ xét nghiệm mẫu nước
  • Hoạt động chuyên môn
    • Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
    • Phòng, chống HIV/AIDS
    • Phòng, chống bệnh không lây nhiễm
    • Dinh dưỡng
    • Sức khỏe môi trường - Y tế trường học
    • Bệnh nghề nghiệp
    • Sức khỏe sinh sản
    • Truyền thông, giáo dục sức khỏe
    • Ký sinh trùng - Côn trùng
    • Kiểm dịch y tế quốc tế
    • Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng
    • Phòng khám đa khoa
  • Truyền thông COVID-19
    • Áp phích truyền thông
    • Infographics truyền thông
    • File phát thanh truyền thông
    • Tờ rơi truyền thông
    • Hướng dẫn phòng chống dịch
  • Văn bản
    • Công văn
    • Quyết định
    • Thông tư
    • Nghị định
    • Thông báo
    • Kế hoạch
  • Báo cáo hoạt động
    • Tuyến Quận, huyện và các Bệnh viện
    • Báo cáo Khoa, phòng
Bệnh sởi – nguy cơ và cách phòng tránh Các biến chứng của bệnh Sởi và cách phòng tránh Quốc hội thống nhất cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025 Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Mít tinh Hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS năm 2024
  • Trang nhất
  • Hoạt động chuyên môn
  • Truyền thông, giáo dục sức khỏe
6 2 banner2 1 BỆNH LIÊN CẦU LỢN Thứ tư - 14/04/2021 08:45 Bệnh liên cầu khuẩn lợn do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Bệnh liên cầu lợn cũng có thể lây cho người. Chính vì vậy nó được xếp vào nhóm các bệnh chung của người và động vật. 1. Đặc điểm của bệnh Bệnh liên cầu khuẩn lợn do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Bệnh liên cầu lợn cũng có thể lây cho người. Chính vì vậy nó được xếp vào nhóm các bệnh chung của người và động vật. Nhiễm S.suis ít gặp ở người. Tuy nhiên, người có nguy cơ lây nhiễm và phát bệnh khi tiếp xúc với lợn bệnh hoặc các sản phẩm từ lợn bệnh. Biểu hiện lâm sàng chính là: viêm màng não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Những người bị bệnh nặng có thể tử vong do độc tố vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc, suy đa phủ tạng, nhiễm khuẩn huyết v.v. Tỷ lệ tử 2. Tác nhân gây bệnh. Tác nhân gây bệnh liên cầu lợn là một loại liên cầu khuẩn có tên là Streptococcus suis (S.suis). Vi khuẩn gram dương, hình cầu hay hình ô van, kỵ khí tùy tiện. 3. Đặc điểm dịch tễ học - Streptococcus suis được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới, những nơi chăn nuôi lợn. Tỷ lệ mang S.suis không triệu chứng trong một đàn lợn khoảng 60%-100%. Những người bị suy giảm miễn dịch và lợn bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh cao. unnamed 4. Nguồn truyền nhiễm - Ổ chứa: + Lợn nhà + Có thể cả lợn rừng, ngựa, chó, mèo và chim. + Các véc tơ có khả năng truyền bệnh bao gồm ruồi, gián, chuột - Thời gian ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh ngắn, chỉ từ vài giờ đến 3 ngày. - Thời kỳ lây truyền: Hiện nay chưa được biết đầy đủ. Khả năng khi lợn bị bệnh, vi khuẩn S.suis biến đổi và tăng độc tính mới lây nhiễm cho người. Chưa thấy có sự lây truyền bệnh từ người sang người. 5. Phương thức lây truyền Streptococcus suis có thể lây truyền qua người khi tiếp xúc với lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn qua các tổn thương nhỏ, trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến và ăn thịt lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn nấu không chín. Hiện nay, chưa có bằng chứng bệnh liên cầu khuẩn có thể lây trực tiếp từ người sang người. 6. Tính cảm nhiễm và miễn dịch - Ở lợn: có thể bị nhiễm vi khuẩn ở bất kỳ tuổi nào. Khả năng nhiễm và gây bệnh của vi khuẩn ở lợn con cao hơn ở lợn trưởng thành. - Ở người: hiện nay chưa được biết đầy đủ. - Những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao: người làm việc ở trại chăn nuôi lợn, người giết mổ gia súc, cán bộ thú y, người ăn tiết canh lợn hoặc ăn thịt lợn ốm chết. 7. Các biện pháp phòng, chống dịch Biện pháp phòng bệnh: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông để người dân biết và chủ động phòng tránh bệnh liên cầu lợn: + Nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y. + Tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. + Nấu chín thịt lợn là điều rất quan trọng (Tổ chức Y tế thế giới - WHO khuyến cáo nấu ở nhiệt độ trên 700C). Không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn trong thời gian có dịch. + Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống. + Phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín. Biện pháp chống dịch: Khi nhận thấy có dịch liên cầu khuẩn xảy ra thì phải xử lý đúng như xử lý một ổ dịch truyền nhiễm: + Tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp bị bệnh nghi nhiễm liên cầu lợn ở người, nên đưa ngay đến bệnh viện để tổ chức cứu chữa kịp thời. Đặc biệt chú ý giám sát những đối tượng có tiếp xúc gần với lợn bị bệnh như người chăn nuôi, giết mổ và buôn bán lợn. + Nghiêm cấm hoàn toàn việc di chuyển và giết mổ lợn. Không giết mổ,vận chuyển lợn bệnh, lợn chết phải tiêu huỷ đúng cách. + Lợn ốm, chết phải chôn, đổ thuốc sát khuẩn và tiêu huỷ. Chuồng trại và môi trường chăn nuôi phải phun thuốc sát khuẩn, khử khuẩn. Để trống chuồng 2 tuần mới nuôi lợn trở lại. Nguyên tắc điều trị : - Lưu ý phát hiện sớm các trường hợp có biểu hiện viêm màng não và có tiếp xúc với lợn bị bệnh, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm giảm tỷ lệ tử vong do biến chứng gây ra. - Điều trị kháng sinh đặc hiệu Penicilline liều cao: uống, tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch, thường phải điều trị trên 10 ngày. Có thể dùng các kháng sinh khác cũng hiệu quả như: Ampicilline, Erythromycine hoặc nhóm Cephalosporine. - Điều trị triệu chứng và áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực. - Lọc máu nếu có điều kiện. Kiểm dịch y tế biên giới : Thực hiện nghiêm ngặt công tác kiểm dịch quốc tế khi xuất, nhập lợn qua biên giới để không đưa mầm bệnh từ nước ngoài vào và ngược lại. Bs Thân Văn Chín (Nguồn Cục Dự phòng- Bộ Y Tế) Tags: có thể, thế giới, kinh tế, liên cầu khuẩn, tổn thất

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết Tweet

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận

Những tin mới hơn

  • CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ SINH HOẠT CHO NGƯỜI MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

    (15/04/2021)
  • NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT MẮC BỆNH TIM MẠCH

    (16/04/2021)
  • DẤU HIỆU NHẬN DIỆN MỨC ĐỘ SỐT XUẤT HUYẾT

    (22/04/2021)
  • HỘI NGHỊ GIAO BAN CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN

    (22/04/2021)
  • ĐÀ NẴNG TIẾP TỤC TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG PHÁT HIỆN SỚM BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG CỘNG ĐỒNG

    (23/04/2021)
  • “KHÔNG CÒN BỆNH SỐT RÉT – NGĂN NGỪA SỐT RÉT QUAY TRỞ LẠI”

    (23/04/2021)
  • ĐÀ NẴNG: CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN DUY TRÌ ỔN ĐỊNH

    (26/04/2021)
  • DỰ PHỒNG BỆNH BẠCH HẦU

    (29/04/2021)
  • HEN PHẾ QUẢN VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

    (05/05/2021)
  • CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 KHI ĐI BẦU CỬ

    (19/05/2021)

Những tin cũ hơn

  • THÔNG BÁO xét tuyển viên chức Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng năm 2021

    (12/03/2021)
  • PHÒNG TRÁNH SÂU RĂNG Ở LỨA TUỔI HỌC ĐƯỜNG

    (13/04/2021)
  • TĂNG HUYẾT ÁP DO DÙNG THUỐC

    (12/04/2021)
  • ĐÀ NẴNG TẬP HUẤN TRỰC TUYẾN TIÊM CHỦNG VẮC – XIN COVID-19

    (09/04/2021)
  • 77% NGƯỜI VIỆT TỬ VONG LÀ DO BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM

    (07/04/2021)
  • TÍCH CỰC PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM THIỂU THƯƠNG VONG DO CHÁY NỔ

    (07/04/2021)
  • HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC TẠI NHÀ CHO TRẺ BỊ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

    (06/04/2021)
  • 10 VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TOÀN CẦU CẦN ĐƯỢC QUAN TÂM TRONG NĂM 2021

    (06/04/2021)
  • Bệnh tay chân miệng gia tăng ở Đà Nẵng, 6 quy tắc phòng bệnh cần nhớ

    (06/04/2021)
  • SÙI MÀO GÀ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

    (05/04/2021)
Số ĐIỆN THOẠI
  • Liên hệ công việc 0236.3890.407
  • Đường dây nóng 0905.108.844 (Không TV tiêm chủng)
Tổng đài tư vấn
  • Tổng đài tư vấn: (Hoạt động trong giờ hành chính không tính Lễ, Tết) - Thứ 7, CN: Buổi sáng 1900.988.975
  • Tư vấn tiêm chủng 1900.988.975 ấn phím 1 hoặc phím 2
  • Tư vấn sức khỏe sinh sản 1900.988.975 ấn phím 3
  • Tư vấn điều trị các bệnh giun sán, viêm gan B, C. Tư vấn xử lý các loại côn trùng 0934.048.568
VIDEO truyền thông
  • Sau
  • Trước
Tài liệu truyền thông GDSK
    TRIỂN KHAI TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG BỆNH UỐN VÁN- BẠCH HẦU TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG
  • TRIỂN KHAI TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG BỆNH UỐN VÁN- BẠCH HẦU TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG
  • Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...
  • Những cách phòng bệnh sởi cần biết
  • INFOGRAPHICH: Khuyến cáo của BYT mới nhất về PC dịch bệnh sởi
  • 6 cách phòng chống dịch Cúm A(H5N1)
  • INFOGRAPHICH: GIỚI THIỆU THÔNG TƯ SỐ 32/2023/TT-BYT HƯỚNG DẪN LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH 2023
© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Khuẩn Liên Cầu Lợn Là Gi