Bệnh Loét Miệng Cá Koi Và Cách Điều Trị- JPKOI.VN

Bệnh loét miệng cá Koi do nhiễm Nấm Aphanomyces invadans. Chúng có mặt ở hầu hết các môi trường ao nuôi. Với các búi trắng phát triển xung quanh miệng và lan rộng ra cơ thể và vây. Bệnh để lâu thường dẫn đến lở loét. Bệnh không nguy hiểm lại hay nhầm lẫn với bệnh nấm trắng

Chữa bệnh loét miệng cá koi

Dưới đây JPKOI chia sẻ với anh em các dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh loét miệng ở Koi hiệu quả:

Bệnh Loét Miệng Cá Koi Và Cách Điều Trị

Nguyên nhân bệnh loét miệng cá Koi

Bệnh loét miệng cá koi xuất hiện chủ yếu do các nguyên nhân:

+ Chất lượng nước không đảm bảo

+ Hệ lọc không chuẩn, lọc không hiệu quả

+ Thả cá mới có nhiễm nguồn bệnh

+ Koi xuất hiện các vết thương hở – điều kiện thuận lợi cho nấm xâm nhập.

+ Độ PH và nhiệt độ trong nước thấp, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm hoạt động mạnh.

kiểm tra hệ lọc thường xuyên

Vì vậy để có được một đàn Koi khỏe mạnh hãy chú ý đến các điều kiện môi trường sống của Koi. Như kiểm tra và vệ sinh hệ lọc thường xuyên. Định kỳ diệt mầm bệnh nấm trong bể bằng thuộc diệt nấm hoặc xanh methynel,…

Một số dấu hiệu Koi nhiễm bệnh loét miệng

Ở giai đoạn đầu khi Koi nhiễm bệnh thường có những dấu hiệu sau:

– Cá ăn ít hoặc có dấu hiệu bỏ ăn

– Các hoạt động bơi, ăn đều chậm chạp

– Khi bơi Koi thường nhô phần bị loét ra trên mặt nước.

– Càng nặng, thì bắt đầu xuất hiện các đốm đỏ, rồi hoại tử ,…

Nếu Koi không được chữa trị kịp thời sẽ làm lây lan bệnh ra đàn Koi. Và dẫn đến chết hàng loạt cá Koi trong hồ.

Cách trị bệnh lở loét ở cá cảnh

Để điều trị bệnh loét miệng cá Koi hãy thực hiện các bước sau:

– Vệ sinh, sát khuẩn hồ: Đầu tiên với Koi ra tank, thau, bể nhỏ. Tiến hành sát trùng hồ như sau:

+ Cho muối, xanh metylen

+ Cắm sưởi nước lên 30 oc

+ Cắm sủi Số lượng muối, xanh metylen tùy thuộc vào khối lượng nước trong hồ. Hãy liên hệ tới các chuyên gia để được tư vấn chính xác nhất.

– Điều trị bệnh cho Koi nhiễm bệnh

+ Bắt Koi sang 1 tank riêng để điều trị

+ Thoa metylen lên vết thương

+ Tra thuốc kháng sinh Tetracycline lên vết thương

Điều trị liên tục từ 5- 7 ngày cho đến khi vết thương se lại. Koi khỏe lại mới thả lại hồ.

Chú ý:

– Ban đầu Koi còn yếu, các vết loét miệng còn nặng. Thì nên hạn chế ko cho Koi ăn. ( 1 phần Koi chán ăn, 1 phần không để ảnh hưởng đến môi trường nước).

– Sau 1 đến 2 ngày cá khỏe hơn thì bắt đầu cho ăn 1 bữa. Với khối lượng thức ăn rất hạn chế.

– Anh  em cũng nên lưu ý là Koi rất nhạy cảm với nhiệt độ. Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột có thể làm Koi chết do sốc nhiệt. Vì thế trước khi cho Koi từ bể này sang bể khác chú ý đến nhiệt độ giữ 2 bể. Tránh thả trực tiếp Koi vào bể mới. Koi bị sốc và có thể dẫn đến tuột nhớt và chết. Đột tử do thay đổi môi trường đột ngột.

Hy vọng một số chia sẻ trên đây sẽ giúp anh em có nhìn rõ hơn về bệnh loét miệng cá Koi. Để được tư vấn chi tiết nhất về chăm sóc và điều trị bệnh cá Koi. Hãy liên hệ tới các chuyên gia JPKOI theo số  0937 781 333.

ZIONSGROUP- NICE SPACE FOR LIFE

Hotline: 0937 781 333 | Open 8:00 – 17:00

Facebook: Jpkoi.vn   Email: Jpkoi.vn@gmail.com

Trụ sở Hà Nội :  Tòa CT1A Vinaconex 3, Đường Cương Kiên, Phường   Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Trụ sở TP.HCM: 82/2/20 Đinh Bộ Lĩnh, P 26, Q Bình Thạnh, TP HCM

Từ khóa » Cá Bị Lở Miệng