Cách Trị Bệnh Lở Loét Nhiễm Trùng ở Cá Koi - Koji Landscape
Cá koi là loại hiền và rất dễ nuôi, khi được sống trong môi trường nước sạch sẽ không nhiễm khuẩn koi sẽ phát triển rất nhanh. Ngược lại, nếu nguồn nước bị ô nhiễm sẽ làm cá koi nhiễm bệnh, phổ biến nhất là bệnh lở loét nhiễm trùng. Vậy dấu hiệu nào cho thấy cá koi đang bị nhiễm bệnh, nguyên nhân cá koi bị lở mình và cách khắc phục cá koi bị lở loét như thế nào? Cách chữa cá koi bị nhiễm khuẩn tại nhà có hiệu quả hay không?
Cùng Koji Landscape tìm hiểu chi tiết hơn trong nội dung bài viết dưới đây.
1/ 4 biểu hiện của cá koi bị lở loét nhiễm trùng
Khi cá koi bị lở loét thường có hiểu hiện ngay ra bên ngoài cơ thể, bạn nên chữa trị cho cá ngay khi nhận thấy các biểu hiện sau ở đàn cá:
- Thân cá xuất hiện những đốm đỏ, có những vết loét dưới vây hay cả bên trong mang.
- Màu sắc da bị sẫm lại, các vết mòn sẽ dần lan rộng và sâu thành những vết loét, vẩy bị rụng kèm theo xuất huyết và viêm.
- Cá bơi lờ đờ, bơi chậm hay tự tách đàn do khi cá koi bị lở mình sẽ cảm thấy khó chịu trên cơ thể
- Không háu ăn như bình thường, cá koi chán ăn và bỏ ăn.
Tình trạng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn nếu không được cách ly và chữa trị kịp thời. Càng ngày vết loét sẽ ăn sâu làm cơ thể bị hoại tử nặng khiến cá chết. Hãy lưu ý nắm vững các cách chữa cá koi bị nhiễm khuẩn để luôn có phương án xử lý kịp thời nhé.
Tham khảo: 7 nguyên nhân cá chết không phải người chơi cá nào cũng biết
2/ 5 nguyên nhân gây bệnh cá Koi bị lở mình
Cá koi là loài có sức khỏe và hệ miễn dịch khá tốt, có thể chống chịu lại với những loài vi khuẩn có hại ở mức độ thấp. Hầu hết các bệnh gây hại cho cá đều bắt nguồn từ môi trường nước khiến chúng không thể sinh trưởng ổn định, cụ thể: Tuy nhiên cá koi bị lở loét lại là một tình trạng khá nghiêm trọng.
Để tìm ra cách chữa cá koi bị nhiễm khuẩn, cách điều trị cá Koi bị lở mình thì việc tìm kiếm nguyên nhân chính gây bệnh là vô cùng cần thiết. Một số nguyên nhân gây bệnh cá Koi bị nhiễm khuẩn hay lở loét ở dưới đây:
- Chất lượng nước trong hồ không đảm bảo: nồng độ PH, nhiệt độ thấp,...
- Lây nhiễm từ những con cá mới đưa về có ủ mầm bệnh sẵn, không được đưa đi khử trùng diệt khuẩn thả vào hồ cũ nên lây lan sang cho những con cũ trong hồ chưa bị bệnh.
- Hệ thống lọc nước hoạt động kém hoặc bị hỏng mà không có ai phát hiện khiến không cung cấp đủ oxi cho cá hô hấp.
- Cá bị nhiễm trùng còn do va chạm, va đập vào thành bể trong lúc bơi lội, da bị trầy xước mất vảy, gây chảy máu vi khuẩn nấm Aphanomyces invadanslợi dụng vết thương hở xâm nhập được vào và gây nên tình trạng lở loét nhiễm trùng.
- Cá có biểu hiện bất thường (bơi lờ đờ, chán ăn,..), bị sốc vì mới vào hồ mới không được phát hiện sớm để được cách ly và điều trị sớm, khiến cá bị lở loét nhiễm trùng nặng và chết.
Nếu phát hiện ra cá koi bị nhiễm khuẩn hay mắc bệnh cá Koi bị lở mình nên có biện pháp điều trị sớm. Bởi vì, để lâu sức khỏe cá sẽ giảm sút dễ dẫn tới chết cá.
Xem thêm: Cách thiết kế hồ cá Koi Nhật Bản và những điều bạn cần lưu ý
3/ Hướng dẫn cách điều trị bệnh lở loét nhiễm trùng ở cá koi
Khi phát hiện cá koi bị lở loét bạn cần ngay lập tức xác định nguyên nhân và có cách chữa cá koi bị nhiễm khuẩn phù hợp. Để điều trị bệnh lở loét nhiễm trùng ở cá koi một cách dứt điểm, bạn hãy thực hiện theo những cách sau:
1. Sử dụng thuốc KanaPlex điều trị cá koi bị lở loét
- Đầu tiên bạn cần bắt những con bị nhiễm bệnh để cách ly ở một hồ hay chậu riêng.
- Lấy một muỗng KanaPlex được trộn với một muỗng Focus, thêm vào đó một muỗng thức ăn (dạng viên, hạt thông thường). Ngoài ra, bạn có thể thêm một vài giọt nước để cá hấp thụ nhanh hơn.
- Thực hiện mỗi ngày một lần, kéo dài trong vòng 7 ngày để thấy được hiệu quả. Nếu chưa có cải thiện bạn có thể sử dụng thuốc thêm một tuần nữa.
- Tùy thuộc vào độ nặng nhẹ của tình trạng cá koi bị lở loét và phương pháp điều trị để có những cách xử lý phù hợp.
2. Cách chữa cá koi bị nhiễm khuẩn bằng thuốc MELAFIX
- Đây là một loại dung dịch kháng khuẩn cao cấp chuyên được sử dụng điều trị các vết lở loét, xuất huyết, xước mình, rách da, tróc vẩy,… có tác dụng chữa lành và ngăn ngừa sự lây lan thêm.
- Cách sử dụng bạn cũng sẽ cách ly những chú cá bị nhiễm bệnh sang một bể khác, tiến hành sử dụng thuốc MELAFIX với liều lượng 5ml cho 38 lít nước.
- Sử dụng liên tục trong 7 ngày, mỗi ngày 1 lần. Loại thuốc này kháng khuẩn an toàn và hiệu quả cho tất cả cá nước ngọt và cá biển.
- Không gây hại và ảnh hưởng cho các bộ lọc sinh học trong nước ngọt hay nước mặn.
3. Cung cấp các loại thực phẩm có chứa Astaxanthin để chữa cá koi bị lở mình
Các nguồn tự nhiên chứa Astaxanthin là tảo, nấm men, cá hồi, nhuyễn thể, tôm. Nó có lợi ích làm tăng cường hệ miễn dịch của cá koi khi cá koi bị lở loét giúp chống lại các vi khuẩn có thể gây loét.
Điều trị cá koi bị lở mình bằng cách sử dụng thuốc với liều lượng là 25mg, 50mg và 100mg astaxanthin được thêm vào thức ăn hàng ngày của cá koi. Nó giúp hỗ trợ chống lại aeromonas vi khuẩn trong cá chép, những con cá được bổ sung astaxanthin sẽ có tỷ lệ tử vong thấp hơn 10 - 20% so với nhóm không dùng.
4. Điều trị trực tiếp các vết thương lở loét
Cách chữa cá koi bị nhiễm khuẩn trực tiếp trên vết thương sẽ giúp cá Koi nhanh chóng khỏi bệnh. Theo dõi cách thức dưới đây:
- Chuẩn bị bể riêng khoảng 7.5 lít, cho 7,5g muối, 5 giọt xanh metylen và cắm sủi để ở nhiệt độ 30 độ C để điều trị cá koi bị lở loét
- Bắt những con cá bị bệnh sang bể riêng, nhỏ 1 giọt xanh methylen lên vết thương bị lở loét, rắc thêm một ít Tetracyclin lên vết thương.
- Làm liên tục 4 - 5 ngày để nhận được hiệu quả điều trị cá koi bị lở mình tốt nhất. Chú ý trong thời gian cách lý nên hạn chế cho cá ăn nhiều, khoảng 2 hôm sau khi cá khỏe, vết thương lành thì mới nên cho cá ăn một bữa trong ngày.
Bên cạnh tìm kiếm cách chữa cá koi bị nhiễm khuẩn thì bạn cũng cần có một số biện pháp để phòng ngừa và ngăn chặn bệnh lở loét nhiễm trùng ở cá koi:
- Luôn duy trì nguồn nước ở trạng thái tốt nhất, thường xuyên thay nước vệ sinh hồ, diệt khuẩn quanh hồ, hệ thống lọc có bảo trì định kỳ.
- Lưu ý khi mua cá mới về, hay bất kỳ những thực vật mới bạn muốn đưa xuống hồ, cần có thời gian cách lý riêng từ 1 - 2 tuần để vừa diệt khuẩn, phát hiện cá bệnh cần điều trị luôn.
- Duy trì và tăng cường lượng muối ở trong hồ là khoảng 3% và giữ nhiệt độ thích hợp nhất từ 27 - 30 độ.
- Để đảm bảo cho cá koi có sức khỏe tốt chống chịu lại với bệnh, cần bổ sung những loại thức ăn có chất lượng cao với nhiều protein, chất béo tốt và có chứa nhiều vitamin khoáng chất cần thiết.
Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá Koi và chăm sóc cá Koi phát triển tốt
Trên đây là những chia sẻ của Koji Landscape về cách phòng tránh và trị bệnh lở loét nhiễm trùng ở cá koi. Hy vọng sẽ mang tới cho quý khách những cách xử lý hiệu quả, giúp cho đàn cá koi ở nhà luôn khỏe mạnh và phát triển tốt.
Để sở hữu một hồ Koi đẹp cho không gian sống của gia đình bạn với mức giá phải chăng, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Thông tin về chúng tôi TẠI ĐÂY
LIÊN HỆ KOJI LANDSCAPE
Hotline: 0912 879 919 – 0974 193 181
Xem thêm: Sân vườn hồ Koi tuyệt đẹp cho biệt thự - Vinhomes Thăng Long
Từ khóa » Cá Bị Lở Miệng
-
Lở Miệng (Columnaris) ở Cá Betta: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận ...
-
Cách Phòng Và Trị Bệnh Thối Miệng Ở Cá Cảnh – Columnaris
-
Phương Pháp Phòng Và Trị Bệnh Lở Loét Trên Cá Cảnh
-
Bệnh Lở Miệng Và Cách Phòng, Trị Bệnh Cá Betta | Kỹ Thuật Nuôi Trồng
-
Cứu 2 Vạn Cá Lăng đen Bị Lở Loét Miệng Bằng Cách Nào? | VTC16
-
Bệnh Loét Miệng Cá Koi Và Cách Điều Trị- JPKOI.VN
-
Cá Bị Sưng Mép Miệng | Diễn Đàn Cá Cảnh
-
QUY TRÌNH TRỊ ĐẸN MIỆNG Ở CÁ LÓC - CÔNG TY TNHH VIBO
-
Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Bệnh Lở Loét ở Cá Koi - Koilover
-
HỘI CHỨNG LỞ LOÉT TRÊN CÁ - Thuốc Trang Trại
-
Cá Bị Lở Loét Là Do Nhiễm Khuẩn - Tép Bạc
-
Bệnh Thường Gặp Trên Cá Cảnh Và Cách Phòng Trị - Tép Bạc
-
Chữa Nhiệt Miệng Bằng Rau DIẾP CÁ Hiệu Quả Sau 3 Ngày