BỆNH LÚA VON GÂY HẠI TRÊN LÚA ĐÔNG XUÂN SỚM 2021

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Sơ đồ, cơ cấu tổ chức
    • Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
    • Quá trình hình thành và phát triển
    • Thông tin, nhiệm vụ của lãnh đạo
    • Phòng chức năng
      • Văn phòng Sở
      • Phòng Tổ chức Cán bộ
      • Phòng Kế hoạch - Tài chính
      • Phòng Pháp chế
      • Phòng Quản lý xây dựng công trình
      • Thanh tra Sở
    • Đơn vị Quản lý nhà nước
      • Chi cục Chăn nuôi và Thú y
      • Chi cục Kiểm lâm
      • Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
      • Chi cục Phát triển nông thôn
      • Chi cục Thủy lợi
      • Chi cục Thủy sản
      • Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
    • Đơn vị sự nghiệp
      • BQL Cảng cá Trần Đề
      • Trung tâm Khuyến nông
      • Trung tâm Giống Nông nghiệp
      • Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
    • Ban Quản lý Dự án
      • BQL Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT)
      • BQL Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD)
      • BQL Dự án Phát triển Chăn nuôi bò
      • BQL Dự án Phát triển Cây ăn trái đặc sản tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2018-2021 và định hướng đến năm 2030
      • BQL Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (MRCP)
  • Chỉ đạo, điều hành
    • Lịch công tác
    • Văn bản Chỉ đạo, Điều hành
    • Công tác Thanh tra
    • Khen thưởng, Xử phạt
  • Chuyển đổi số
  • Dịch vụ công trực tuyến
  • Đường dây nóng
  • Liên hệ
  • Sơ đồ website
  • Góp ý
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thông tin phục vụ Sản xuất Nông nghiệp
Lượt xem: 2216 BỆNH LÚA VON GÂY HẠI TRÊN LÚA ĐÔNG XUÂN SỚM 2021 – 2022 VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý 25/01/2022     Vụ Đông Xuân sớm 2021 – 2022 bệnh lúa von (mạ đực) xuất hiện và gây hại quan trọng trên giống OM18, IR50404. Bệnh tấn công vào giai đoạn làm đòng đến trổ (không gây ra triệu chứng đặc trưng gây hiện tượng cây lúa vươn cao) nên nông dân không phát hiện và phòng trị kịp thời, dẫn đến năng suất lúa bị giảm 10-30% trên giống lúa OM18. Nông dân chỉ nhận diện được triệu chứng cây lúa chết khô dần từ giai đoạn sau trổ đến thu hoạch và triệu chứng lem, lép hạt nhưng không xác định được nguyên nhân gây bệnh.     Thông tin dưới đây sẽ góp phần giúp nông dân và nhân viên kỹ thuật trồng trọt nhận dạng được các triệu chứng của bệnh lúa von và các biện pháp quản lý.     1. Tác nhân     Bệnh lúa von do nấm Fusarium moniliforme Sheld(tên khác Gibberella fujikuroi) gây ra. Ở đồng bằng sông Cửu Long có 20 dòng nấm Fusarium moniliforme gây bệnh lúa von (Diệp Tuyết Châu, 2007).     Nấm Fusarium moniliforme tiết ra Gibberellin làm cho cây cao vọt, gây ra triệu chứng lúa von (mạ đực); tiết ra độc tố axit Fusarinic kìm hãm sinh trưởng, có thể làm cây lúa lụi chết. Bào tử phân sinh và quả thể bầu ở vết bệnh có thể rơi xuống đất do mưa và tồn tại trong đất 4 – 6 tháng trở thành nguồn bệnh có khả năng xâm nhiễm gây bệnh cho cây lúa cho vụ sau. Vùng sản xuất lúa 3 vụ/năm, sử dụng giống nhiễm thì tỷ lệ bệnh lúa von sẽ tăng dần.     Nấm bệnh phát triển thích hợp nhất ở điều kiện 24-32oC, ẩm độ cao và ánh sáng yếu. Đoàn Hồng Ngọc (2009) cho biết các giống Jasmine85, OM2517 nhiễm bệnh lúa von nặng hơn các giống khác. 2. Triệu chứng     Bệnh lúa von có thể xuất hiện và gây hại từ giai đoạn mạ cho đến khi thu hoạch. Bệnh lúa von có 5 triệu chứng, gồm: Chết mầm, von, lùn, thối thân, lép và lem hạt.     Triệu chứng chết mầm:      Nấm bệnh lưu tồn trên hạt lúa sẽ phát triển nhanh trong khi hạt nảy mầm và tấn công mầm lúa làm chết mầm. Chết mầm có thể xảy ra trong lúc ủ hạt, trước khi đem sạ, hoặc chết mầm sau khi sạ ra ruộng. Hạt lúa bệnh bị thối đen có sợi nấm trắng bao phủ bên ngoài. Mầm lúa bị thối chết. Do đó, khi sử dụng hạt giống lúa bị nhiễm bệnh, sức khỏe hạt giống kém để làm giống thì một số cây mạ bị chết (Hình 1) dẫn đến mật độ sạ sẽ không bảo đảm.     
Hình 1: Triệu chứng gây hại giai đoạn mạ
    Triệu chứng von     Lúa non vào giai đoạn đẻ nhánh, 15-25 ngày sau sạ, cây nhiễm bệnh vươn cao lên, cao hơn lúa bình thường, nông dân gọi là mạ đực. Triệu chứng rất dễ phát hiện ngay khi đứng trên bờ ruộng có rải rác một số chồi vượt cao hơn bình thường, có thể gấp đôi lúa bình thường (Hình 2). Chồi lúa cao nhưng mảnh mai màu xanh lợt, 5 – 10 ngày sau chồi lúa bệnh bị chết. Thân cây lúa bệnh có phấn trắng bao quanh. Đó là các sợi nấm trắng nhỏ li ti bao quanh thân cây lúa và sinh rất nhiều bào tử để phát tán theo gió ra chung quanh.  
Hình 2: Triệu chứng mạ đực
    Triệu chứng lùn      Ruộng có thể bị mắc bệnh lúa von với triệu chứng cây lúa bị lùn, lụi dần rồi chết đi. Quan sát kỹ sẽ thấy gốc và rễ lúa bị thối đi     Triệu chứng thối thân     Giai đoạn chuyển từ đẻ nhánh sang làm đòng, cây lúa có thể bị nhiễm nấm bệnh, nhưng đến giai đoạn trổ bệnh mới thể hiện làm thối thân và chết toàn cây. Cây lúa nhiễm bệnh thường mọc rễ bất định ở các đốt phía dưới gần gốc lúa có thể quan sát thấy lớp nấm màu trắng hoặc phớt hồng bao quanh. Nhổ lên bụi lúa sẽ bị đứt gốc ngang mặt đất, phần gốc bị thối, bộ rễ cũng bị thối đen (Hình 3). Bệnh có thể lan chung quanh làm chết từng lõm trong ruộng.     Triệu chứng lép và lem hạt Ở giai đoạn trổ nếu bị nấm bệnh lúa von tấn công nặng lúa sẽ bị lép. Vỏ trấu của hạt lúa bị lép bị một lớp nấm trắng phủ bên ngoài (Hình 4). Nếu bị nấm bệnh lúa von tấn công sau khi trổ thì hạt lúa có thể bị lửng và vỏ hạt lúa bị lem với màu nâu tím.
Hình 3: Triệu chứng thối thân, mọc rễ khí sinh    Hình 4: Triệu chứng trên hạt 
    3. Biện pháp quản lý     Để quản lý bệnh lúa von hiệu quả cần áp dụng tổng hợp các biện pháp sau đây:     - Sử dụng giống lúa xác nhận, mua ở các Trung tâm, Viện, Trường, Trạm, Trại, chọn giống kháng bệnh để trồng, đốt rơm rạ sau vụ lúa có bệnh.     - Không sử dụng hạt lúa ở những ruộng đã bị bệnh làm giống cho vụ sau.  Không lấy giống ở những vùng bị bệnh (thậm chí những hạt gần ruộng bị bệnh cũng có bào tử nấm dính trên bề mặt vỏ hạt) do vậy cần chú ý đến khâu chọn lọc lô giống sạch bệnh     - Xử lý hạt giống: Bệnh chủ yếu lây qua hạt giống và lưu tồn trong đất. chính vì thế, 2 biện pháp được đề xuất trong phòng trừ là xử lý hạt giống và đất (đốt rơm rạ) trước khi gieo sạ.     Biện pháp xử lý hạt với nước muối 15% được khuyến cáo sử dụng nhằm giảm chi phí đầu tư, hạn chế dùng thuốc hóa học, giảm ô nhiễm nguồn nước do xử lý hạt. Cho 150 gram muối ăn (NaCl) hòa tan trong 1 lít nước. 1 kilogam lúa giống, cần 3 lít dung dịch nước muối. Ngâm trong 10 – 15 phút. Tiếp đến đem lúa giống đãi với nước sạch rất nhiều lần (cho hết muối) mới đem đi ủ. Sau mỗi lần xử lý, cần thêm 5% tổng lượng muối đã hòa để làm tiếp (Có thể thử bằng phương pháp thả 1 quả trứng gà mới đẻ vào,  nếu quả trứng nổi lập lờ là đạt đòi hỏi, nếu trứng nổi hẳn thì tỷ trọng quá cao cần thêm nước, nếu quả trứng chìm trong nước là thiếu muối cần thêm muối).     Xử lý bằng hóa chất; Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau để xử lý hạt giống theo hướng dẫn của nhà sản xuất: Norshield 86.2WG, Vatino super 525SE, Jivon 6WP,  Folicur 430SC     - Kiểm tra ruộng lúa thường xuyên để phát hiện và nhổ bỏ kịp thời những cây bị bệnh, đem ra khỏi ruộng tiêu hủy.     - Bố trí mùa vụ hợp lý, sạ thưa, bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali để cây sinh trưởng, phát triển tốt, làm giảm bớt sự nhiễm bệnh của cây.     - Ở những ruộng sản xuất giống, hoặc canh tác bằng giống nhiễm (IR50404, OM18, Jasmine… mùa vụ bệnh thường phát sinh gây hại,, khi lúa đã nhiễm bệnh, có thể khống chế bằng cách phun Folicur 430SC hoặc  Amistar  2 lần, lúc lúa trổ và lúc vào chắc. Tài liệu tham khảo: 1.    Diệp Tuyết Châu , 2007. Phân lập dòng nấm nấm Fusarium moniliforme gây bệnh lúa von và xác định dòng nấm tạo Giberelin.  Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh. 2.    Đoàn Hồng Ngọc, 2009. Đánh giá khả năng kháng bệnh lúa von của 12 giống lúa đối với 7 chủng nấm Fusarium moniliforme thu thập ở đồng bằng sông Cửu long. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Cần Thơ. Vũ Bá Quan - Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kế Sách Tweet Tin khác
  • Tình hình dịch hại trên lúa tỉnh Sóc Trăng (Từ ngày 30/10/2024 đến 06/11/2024) và dự báo dịch hại tuần tới 07/11/2024 (86 Lượt xem )
  • Một số chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp đến ngày 06-11-2024 06/11/2024 (71 Lượt xem )
  • Tình hình dịch hại trên lúa tỉnh Sóc Trăng (Từ ngày 23/10/2024 đến 30/10/2024) và dự báo dịch hại tuần tới 31/10/2024 (194 Lượt xem )
  • Một số chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp đến ngày 30-10-2024 30/10/2024 (55 Lượt xem )
  • Một số chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp đến ngày 23-10-2024 23/10/2024 (80 Lượt xem )
1 2 3 4 5 ...
Thông báo - hướng dẫn Thông báo: Tuyển dụng viên chức lam viêc tại Ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển tỉnh Sóc Trăng... Thông báo triệu tập thí sinh tham dự sát hạch đánh giá năng lực ngoại ngữ trong kỳ tuyển dụng viên... Kế hoạch tổ chức sát hạch đánh giá năng lực ngoại ngữ trong kỳ tuyển dụng viên chức làm việc tại... Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024 Thông báo: Bổ sung nội dung Phiếu đăng ký dự tuyển của thí sinh trong kỳ tuyển dụng... Thông bao Tuyển dụng viên chức làm việc tại Ban Quản lý Cảng cá Trần Đề thuộc Sở Nông... Một số quy định cơ bản về kinh doanh giống cây trồng,. giống vật nuôi Một số quy định trong sản xuất, mua bán giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm... Một số quy định cơ bản cần biết khi kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y Chế tài xử phạt vi phạm về kinh doanh phân bón, qua một năm thực hiện Nghị định 31/2023/NĐ-CP của... KINH DOANH PHÂN BÓN - THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT, MỘT SỐ QUY ĐỊNH NGƯỜI DÂN CẦN BIẾT Thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực... Thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý chất... BỆNH DẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG Thông báo: Lịch tiếp công dân năm 2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh... Thông báo về việc cung cấp mã QR (Quick Response) phục vụ tìm hiểu thông tin và thực... Thông báo lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2023 Thông tin số điện thoại đường dây nóng nắm phản ánh tình hình dịch bệnh trên tôm nước... Quyết định Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Xử lý sạt lở... Thông báo Khai giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá... Thông báo Kết quả tuyển dụng và hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng viên chức Sở Nông nghiệp... Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2022 – 2030 Phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2022 – 2030 Thông báo số 01/TB-TTHC ngày 04/01/2022 của Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công... Thông báo Lịch tiếp công dân của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh... Thông báo về việc công bố số điện thoại đường dây nóng, địa chỉ tiếp nhận ý kiến... Thông báo về việc tạm hoãn tổ chức vòng 2 kỳ tuyển dụng viên chức làm việc tại các... Thông báo triệu tập thí sinh, công bố nội dung ôn tâp, lệ phí tham dự vòng 2 kỳ tuyển... Thông báo Kết quả kiểm tra phiếu đăng ký dự tuyển vòng 1 của thí sinh tham dự kỳ... Một số giải pháp phòng chống và khôi phục sản xuất trồng trọt sau bão số 9 (RAI) Chỉ thị 32/CT-TTg Về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh... Thông báo về việc ứng phó với triều cường tháng 12/2021 Giới thiệu về Quyết định Hướng dẫn Quy trình chăn nuôi an toàn sinh học phòng, chống... Thông báo Tuyển dụng Viên chức năm 2021 Thông báo số 06/TB-TTHC ngày 09/11/2021 của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Sóc... Sóc Trăng: Giải pháp sản xuất hành tím sớm tại thị xã Vĩnh Châu Một số giải pháp sử dụng phân bón hiệu quả vụ Đông Xuân 2021-2022 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TỐT AO TÔM TRONG GIAI ĐOẠN MÙA MƯA VÀ CHỊU ẢNH HƯỞNG BỞI DỊCH BỆNH COVID-19 Thông báo đường dây nóng tiếp nhân, hỗ trợ xử lý thông tin về sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ nông... Các giải pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Cúm gia cầm A/H5N8 và các chủng vi rút Cúm gia cầm thể... Thông báo về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại Trung tâm... BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU BÒ Kế Sách: Bệnh Mốc hồng phát triển mạnh trên cây bưởi Thông báo thay đổi địa chỉ tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh... Các quy định về xây dựng mã số vùng trồng Dự thảo báo cáo Khung môi trường xã hội, Dân tộc thiểu số và tái định cư - Dự án "Phát triển thủy... Thông báo về việc thực hiện thủ tục hành chính "Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu... Danh mục thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 2, 3, 4 thuộc... Ứng dụng Quan trắc nước trên điện thoại thông minh Quy định về trang bị an toàn cho tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét (m) Liên kết Website
select
  • HỘI SÁCH TRỰC TUYẾN QUỐC GIA 2020
  • Hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tỉnh Sóc Trăng
  • Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật năm 2021"
  • Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân"
  • Cổng TTĐT tỉnh Sóc Trăng
số lượt truy cập
  • Tất cả: 1573804
Bản quyền thuộc: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng Địa chỉ: Số 08, đường Hùng Vương, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng Điện thoại: (0299) 3821 913 - Fax: (0299) 3826 086 Thư điện tử: sonongnghiepvaptntst@vnn.vn hoặc sonnptnt@soctrang.gov.vn Website: www.sonnptnt.soctrang.gov.vn

Từ khóa » Cây Lúa Von