BỆNH LỴ A-MÍP - Cục Y Tế Dự Phòng

Về trang chủ VI EN Trang chủ GIỚI THIỆU Lãnh đạo đơn vị Chức năng, nhiệm vụ Tổ chức và cơ chế hoạt động Hệ thống tổ chức Y tế dự phòng TIN TỨC - SỰ KIỆN Tin địa phương Tin chuyên ngành Tin chỉ đạo Tin cũ HOẠT ĐỘNG Phòng chống bệnh truyền nhiễm Phòng chống bệnh không lây nhiễm Quản lý tiêm chủng an toàn sinh học Y tế cộng đồng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học Hợp tác quốc tế Chỉ đạo tuyến HỆ THỐNG VĂN BẢN Văn bản quy phạm pháp luật Thủ tục hành chính Văn bản chỉ đạo điều hành Văn bản dự thảo - góp ý HÀNH CHÍNH ĐIỆN TỬ Thư điện tử công vụ Hệ thống văn bản điện tử vi en
  • home home
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
    • Lãnh đạo đơn vị
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Tổ chức và cơ chế hoạt động
    • Hệ thống tổ chức Y tế dự phòng
  • TIN TỨC - SỰ KIỆN
    • Tin địa phương
    • Tin chuyên ngành
    • Tin chỉ đạo
    • Tin cũ
  • HOẠT ĐỘNG
    • Phòng chống bệnh truyền nhiễm
    • Phòng chống bệnh không lây nhiễm
    • Quản lý tiêm chủng an toàn sinh học
    • Y tế cộng đồng
    • Đào tạo - Nghiên cứu khoa học
    • Hợp tác quốc tế
    • Chỉ đạo tuyến
  • HỆ THỐNG VĂN BẢN
    • Văn bản quy phạm pháp luật
    • Thủ tục hành chính
    • Văn bản chỉ đạo điều hành
    • Văn bản dự thảo - góp ý
  • HÀNH CHÍNH ĐIỆN TỬ
    • Thư điện tử công vụ
    • Hệ thống văn bản điện tử

Thứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM

11 / 1 / 2021

Tin tức

Tin tức

  • Tin cũ

​BỆNH LỴ A-MÍP

24/06/2016 In bài viết

  • Video
  • Album

_ BỆNH LỴ A-MÍP (Amoebiasis) ICD-10 A06: Amoebiasis Bệnh lỵ a - míp thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. 1. Đặc điểm của bệnh: Bệnh lỵ a - míp là bệnh nhiễm trùng đường ruột. Biểu hiện lâm sàng rất đa dạng. Bệnh có thể ở dạng cấp tính, tối cấp, mạn tính. Vị trí tổn thương có thể ở ngoài ruột (áp xe gan, màng phổi…) 1.1. Định nghĩa ca bệnh: 1.1.1. Ca bệnh lâm sàng: Hội chứng lỵ (đau bụng, cảm giác buốt hậu môn, phân có nhày và máu), không có sốt, trừ ở trẻ em. BỆNH CẤP TÍNH Thể lỵ điển hình: - Khởi phát thường đột ngột. Điều tra tiền sử thường thấy bệnh khởi phát khi có thay đổi chế độ ăn uống, thay đổi khí hậu, mất thăng bằng tạp khuẩn ruột (dùng kháng sinh phổ rộng…). - Đau bụng: không có tính ổn định về vị trí hoặc về cường độ đau. Đôi khi đau dữ dội, đau quặn theo khung đại tràng, gây cảm giác phải đi đại tiện ngay. - Cảm giác buốt hậu môn: thường kèm cảm giác đòi hỏi phải đi đại tiện, nhưng không đi được. - Phân: số lượng phân không nhiều nhưng đi nhiều lần trong ngày (5-15 lần), gồm chất nhày và máu, đôi khi có một ít phân lỏng. - Thể tạng bình thường trong một thời gian khá dài, không sốt trừ ở trẻ em. Nếu có sốt thì phải nghĩ đến áp xe gan. - Vùng bụng nhạy cảm khi thăm khám, đặc biệt vùng manh tràng và kết tràng sigma thường hay co cứng và đau. Gan có thể tích bình thường và sờ không đau. Thăm khám hậu môn, trực tràng trống rỗng chỉ có chất nhày và máu. BỆNH ÁC TÍNH - Hiếm, thường xảy ra trên những bệnh suy nhược, kém dinh dưỡng, kết hợp với một bệnh ký sinh trùng khác hoặc với một bệnh nhiễm khuẩn đường ruột như thương hàn, lỵ trực trùng hoặc tụ cầu trùng. - Bệnh thể hiện bằng hội chứng lỵ kịch liệt: cơ thắt hậu môn mở rộng, phân có máu và nhày tự nhiên chảy ra … - Tiên lượng không tốt, người bệnh thường chết vì sốc, chảy máu ruột, di căn vào gan. BỆNH MẠN TÍNH - Có biểu hiện của bệnh viêm đại tràng mãn tính: Đau bụng liên tục hoặc từng cơn, tiêu chảy, muốn đi đại tiện cấp thiết. No hơi, ăn không tiêu, suy nhược, biếng ăn, buồn nôn. - Tiến triển dây dưa và khó điều trị. 1.1.2. Ca bệnh xác định: - Xét nghiệm phân tươi thấy có a - míp ở thể hoạt động ăn hồng cầu - Soi trực tràng gây đau, chỉ cần thiết khi soi phân âm tính. Niêm mạc trực tràng bị viêm rải rác, có những đốm loét hình miệng núi lửa, bao phủ một lớp nhày có chứa amíp ăn hồng cầu - Xét nghiệm huyết thanh không cần thiết. 1.2. Chẩn đoán phân biệt giữa bệnh lỵ amíp và bệnh lỵ trực trùng
Bệnh Dịch tễ học Tiến triển Triệu chứng lâm sàng Biến chứng Chẩn đoán
Lỵ amíp Lẻ tẻ Thành mạn tính Không sốt (trừ trẻ em) Phân nhày máu 5-15 lần/ngày Dễ xảy ra Soi trực tiếp phân tươi
Lỵ trực trùng Hàng loạt Cấp tính Có sốt Đi nhiều lần hơn, hội chứng nhiễm trùng nặng hơn, mất nước nhiều hơn Không có Cấy phân
1.3. Xét nghiệm - Loại mẫu bệnh phẩm: phân - Phương pháp xét nghiệm: soi phân tươi tìm thể hoạt động di động Nếu không xem ngay phải bảo quản mẫu bệnh phẩm trong dung dịch cố định (với dung dịch này thể hoạt động sẽ không di động) Cho một lượng phân kích thước khoảng hạt đậu phộng vào lọ chứa 2 ml dung dịch cố định, đánh tan đều. Có thể lưu trữ trong điều kiện bình thường trong nhiều năm. 2. Tác nhân gây bệnh 2.1. Tên tác nhân: Entamoeba histolytica 2.2. Hình thái: 2.2.1. Thể tư dưỡng tồn tại dưới hai dạng khác nhau: - Dạng hoạt động ăn hồng cầu: kích thước 20 - 40 mm, soi tươi thấy di động nhanh theo một hướng nhờ chân giả. Nhân hình tròn, đường kính 5 mm, quanh nhân là một vòng mang nhiều hạt nhiễm sắc thể đều đặn, giữa nhân có một nhân thể. Đây là dạng gây bệnh. - Dạng hoạt động không ăn hồng cầu (minuta hay tiểu thể): kích thước 10 -12 mm, sống trong lòng ruột. Không gây bệnh, thực phẩm là cặn thức ăn hoặc vi trùng, hiện diện ở phân người lành mang mầm bệnh. 2.2.2. Thể bào nang: hình cầu, kích thước từ 10 - 13 mm, có vách dày, có tính đề kháng cao với môi trường bên ngoài. Thải ra theo phân, đây là dạng lây lan. Bào nang chứa từ 1- 4 nhân và nhiều chất vùi có hình thoi, có tính chiết quang khi còn tươi, màu đen đậm khi nhuộm hematoxylin sắt 2.3. Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài: - Thể hoạt động dễ chết khi ra khỏi ký chủ hoặc ra môi trường nuôi cấy. - Thể bào nang chịu được những điều kiện không thuận lợi. Ở nơi khô, dưới ánh nắng mặt trời, bào nang sống được vài ba ngày; ở 500C sống được 5 phút; ẩm, bóng mát, trong nước: 1- 4 tuần. Có sức đề kháng với hóa chất tương đối cao do đó việc diệt bào nang amíp trong nước là một vấn đề khó. Dùng clo đến mức có thể diệt được bào nang thì nước không thể uống được. 3. Đặc điểm dịch tễ học 3.1. Phân bố theo thời gian: không rõ ràng 3.2. Phân bố theo địa dư: thường gặp ở vùng nhiệt đới (khí hậu thuận lợi, vệ sinh ngoại cảnh kém, tỉ lệ suy dinh dưỡng cao). Ở Việt Nam, tỉ lệ nhiễm a - míp khá cao, có nơi lên đến 25% (tỉ lệ nhiễm a - míp ước lượng trên toàn thế giới là 10%). 3.3. Phân bố theo nhóm người: tỉ lệ nhiễm cao ở người thiểu năng tâm thần, nam đồng tính luyến ái. Bệnh ít gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, nhất là dưới 2 tuổi. 4. Nguồn truyền nhiễm. - Ổ chứa: người bệnh mãn tính và người lành mang ký sinh trùng a - míp. - Thời gian ủ bệnh: từ vài ngày đến vài năm, thông thường từ 2 - 4 tuần. - Thời kỳ lây truyền: khi mang mầm bệnh, có hoặc không có biểu hiện lâm sàng 5. Phương thức lây truyền: Chủ yếu do ăn uống thực phẩm, nước đã nhiễm bào nang. Sự lây truyền cũng có thể qua quan hệ tình dục đường miệng - hậu môn. Người mắc bệnh cấp tính ít có khả năng lây nhiễm do a - míp thể hoạt động dễ chết khi ra khỏi ký chủ. 6. Tính cảm nhiễm và miễn dịch: Cần có nhiều yếu tố thuận lợi, a - míp mới có thể gây bệnh. - Chủng a - míp: có tác giả cho rằng chủng Đông Nam Á mạnh hơn chủng phân lập ở vùng Bắc Phi. - Tạp khuẩn ruột kết hợp: bệnh lỵ a - míp có thể xảy ra sau bệnh thương hàn hoặc phối hợp với lỵ trực trùng. - Sức đề kháng: mang mầm bệnh lậu nhưng không bị bệnh. Tuy nhiên khi nhiễm khuẩn, sức khoẻ giảm, bệnh lỵ a - míp mới xuất hiện. - Có bằng chứng về khả năng mắc bệnh lại sau khi tái nhiễm nhưng rất hiếm. 7. Các biện pháp phòng, chống dịch 7.1. Biện pháp dự phòng 7.1.1. Tuyên truyền giáo dục sức khỏe - Cho cộng đồng về vệ sinh cá nhân (rửa tay sau khi đi tiêu và trước khi ăn), cảnh báo khi ăn thực phẩm không sạch, không chín, nước uống không tinh sạch. - Cho nhóm nguy cơ cao về hành vi tình dục có thể làm lây nhiễm. 7.1.2. Vệ sinh phòng bệnh: - Bảo vệ nguồn nước công cộng. Bể lọc cát có thể loại hầu hết các bào nang. Việc clo hóa không đảm bảo diệt được bào nang. Các bể nước nhỏ ở các căng tin có thể xử lý bằng dung dịch iode 2% (16 giọt cho 25 lít nước). Bình lọc nước có lỗ lọc nhỏ hơn 1 mm cũng có hiệu quả. - Điều trị cho người lành mang trùng kèm theo lời khuyên về vệ sinh cá nhân để tránh tái nhiễm. - Giám sát việc thực hiện qui trình vệ sinh của những người chế biến và phục vụ ăn uống. 7.2. Biện pháp chống dịch - Tổ chức: Báo cáo theo qui định - Chuyên môn: + Xử lý người bệnh: Đối với người bệnh nhập viện, cần quan tâm xử lý phân, quần áo, chăn màn của người bệnh. + Quản lý người mang trùng, người tiếp xúc: cấm có thời hạn việc hành nghề chế biến, phục vụ ăn uống, chăm sóc trực tiếp bệnh nhân đối với những người nhiễm a -míp. Chỉ cho phép hành nghề trở lại sau khi hoàn tất hóa trị liệu. Xét nghiệm phân người sống chung nhà với bệnh nhân và người tiếp xúc nghi nhiễm. + Dự phòng cho đối tượng nguy cơ cao: hiện nay chưa có vắc xin. Không khuyến cáo về dùng thuốc dự phòng. + Xử lý môi trường: xử lý phân hợp vệ sinh. 7.3. Nguyên tắc điều trị. - Người lành mang trùng: Idioquinol (650 mg x 3 lần/ngày x 20 ngày cho người lớn, 10-13 mg/kg x 3 lần/ngày x 20 ngày cho trẻ em). - Người bệnh cấp tính nên được điều trị với Metronidazol (500-750 mg x 3 lần/ngày x 10 ngày cho người lớn, 15-17 mg/kg x 3 lần/ngày x 10 ngày cho trẻ em), sau đó sử dụng idioquinol với liều như trên. Đối với phụ nữ có thai không nên dùng Metronidazol. Có thể dùng Tinidazol (2 gam x 1 lần/ngày x 3 ngày cho người lớn, 50 mg/kg x 1 lần/ngày x 3 ngày cho trẻ em). - Thể nặng điều trị như thể cấp tính nhưng dùng thêm Emetine (1 mg/kg/ngày x 10 ngày) 7.4. Kiểm dịch y tế biên giới: Lỵ do a - míp không nằm trong danh mục kiểm dịch y tế.

Admin

Chia sẻ:

Tin tức liên quan

BỆNH LIÊN CẦU LỢN

_

Xem chi tiết Next

BỆNH LỴ TRỰC TRÙNG

_

Xem chi tiết Next

BỆNH HO GÀ

_

Xem chi tiết Next

BỆNH QUAI BỊ

_

Xem chi tiết Next
  • Tin nổi bật
  • Tin chỉ đạo
  • Tin địa phương

Tin tức nổi bật

Tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong mùa đông xuân

Thông tin về bệnh dại trên người

Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm

Thong ke Top

Từ khóa » Vi Khuẩn Amip Là Gì