Giải đáp Những Thắc Mắc Về Bệnh Lỵ Amip Và Xét Nghiệm để Chẩn ...

1. Tổng quan về amip gây bệnh lỵ

Ảnh 1: Amip

Amip là loại đơn bào, có thể gặp thấy 3 dạng tồn tại:

- Thể hoạt động ăn hồng cầu: đây là thể thường thấy ở phân người mắc bệnh lỵ amip hoặc khu trú ở các áp-xe thành ruột, các phủ tạng do amip di chuyển tới. Có kích thước 20 - 40 nm, di chuyển nhanh bằng cách phóng ra chân giả. Nội nguyên sinh chất có chứa hồng cầu do amip ăn vào, có 1 nhân chứa trung thể.

- Thể hoạt động không ăn hồng cầu (minuta): giống như thể ăn hồng cầu nhưng kích thước nhỏ hơn.

- Thể bào nang: đây là thể bảo vệ và phát tán của amip. Bào nang có hình cầu, vỏ dày chiết quang, không di động, có nhân.

2. Tác nhân gây bệnh lỵ amip

Người nhiễm amip do ăn phải bào nang có trong thức ăn hay nước uống, gián tiếp qua sự ô nhiễm môi trường. Tới dạ dày dưới tác dụng của dịch tiêu hóa lớp vỏ của bào nang tan ra nhân cùng nguyên sinh chất phân chia tạo 8 amip thể minuta. Khi gặp điều kiện thuận lợi các minuta này trở thành thể ăn hồng cầu và gây bệnh. Chúng xâm nhập vào thành đại tràng, tạo nên những ổ apxe và gây hội chứng lỵ.

Ảnh 2: Bào nang amip quan sát trên kính hiển vi

3. Triệu chứng lâm sàng khi mắc bệnh lỵ amip

Lỵ amip gây nên 3 thể bệnh khác nhau:

  • Thể bệnh không có triệu chứng.

  • Thể bệnh cấp tính.

  • Thể bệnh mạn tính.

3.1 Thể bệnh cấp tính

Xuất hiện hội chứng lỵ đặc trưng: đau quặn, mót rặn, phân nhầy máu.

- Đau quặn bụng: bệnh nhân đau quặn bụng vùng hố chậu phải hoặc đau âm ỉ dọc khung đại tràng. Có cảm giác đi ngoài tuy nhiên đi ngoài xong vẫn xuất hiện đau lại.

- Mót rặn: đi đại tiện từ vài lần đến chục lần 1 ngày. Bệnh nhân đi ngoài thấy phân nhầy máu. Tuy nhiên, xuất hiện những lần mót rặn giả (không đi ngoài).

- Tính chất phân thay đổi: từ lỏng sệt ít nhầy máu đến nhầy máu.

Ảnh 3: Bệnh lỵ amip gây tiêu chảy.

Ở thể lỵ cấp tính bệnh nhân có các triệu chứng tương đối giống với bệnh lỵ do trực khuẩn gây ra cần phân biệt rõ 2 bệnh này với nhau.

Một số đặc điểm phân biệt 2 bệnh này được thể hiện qua bảng sau:

Đặc điểm Lỵ amip Lỵ trực khuẩn
Thời gian ủ bệnh 1-2 tuần, có khi vài tháng Ngắn, thường dưới 7 ngày
Giai đoạn khởi phát

Từ từ, không có triệu chứng nhiễm độc, không sốt hoặc sốt nhẹ. Biểu hiện: mệt mỏi, không muốn ăn, đau bụng.

Đột ngột. Bệnh thường có triệu chứng nhiễm độc, gây sốt.

Soi trực tràng

Thấy vết loét sâu, bờ thẳng đứng, niêm mạc xung quanh bình thường.

Thấy vết loét nông, rộng. Niêm mạc xung quanh bị xung huyết.

Tần suất đi đại tiện/ ngày

Vài lần đến 10 lần.

Trường hợp nặng có thể từ 20 - 40 lần

Xét nghiệm phân Xuất hiện amip thể hoạt động ăn hồng cầu. Xuất hiện vi khuẩn, hồng cầu, bạch cầu.

3.2 Thể mạn tính

Những bệnh nhân mắc bệnh lỵ cấp tính không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ dẫn đến mạn tính. Bệnh lỵ mạn tính diễn biến kéo dài, hay tái phát, thường kết hợp với hội chứng suy mòn. Các triệu chứng của đợt cấp tương tự lỵ cấp tính.

4. Biến chứng do bệnh lỵ amip gây ra

Bệnh lỵ amip nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

- Chảy máu ruột.

- Viêm ruột thừa do amip.

- Viêm phúc mạc do thủng ruột.

- Nhiễm trùng.

- Tạo các ổ apxe.

5. Cần thực hiện những kỹ thuật y học nào để phát hiện bệnh lỵ amip?

Hiện nay xét nghiệm phân để phát hiện amip đang được sử dụng phổ biến. Đa phần xét nghiệm phân tìm amip giúp chẩn đoán xác định. Tuy nhiên, một số trường hợp khó chẩn đoán không rõ ràng các bác sĩ sẽ chỉ định thêm nội soi trực tràng để trực tiếp lấy mẫu mô xét nghiệm. Cũng có thể xét nghiệm máu (bạch cầu ái toan máu, IgE, CRP,...) để hỗ trợ chẩn đoán. Ngoài ra, có thể dùng phương pháp ELISA, PCR để phát hiện.

Trong trường hợp mắc nghi mắc bệnh lỵ amip bạn nên đi kiểm tra sớm để có hướng điều trị kịp thời. Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc sự hướng dẫn của bác sĩ.

Nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh bạn nên tập cho mình thói quen ăn uống sinh hoạt lành mạnh như:

- Ăn chín uống sôi. Hạn chế ăn rau sống. Sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh. Có các phương pháp khử khuẩn nguồn nguồn nước sinh hoạt.

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay chân trước khi ăn và trước khi chế biến thực phẩm.

- Nâng cao sức khỏe bằng việc tập thể dục hàng ngày, không thức quá khuya, ngủ đủ giấc.

- Vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh.

- Ngâm rửa hoa quả sạch sẽ trước khi ăn.

- Hạn chế ăn uống vỉa hè những nơi không đảm bảo an toàn vệ sinh.

- Xử lý và quản lý phân hợp lý: không bón rau bằng phân, khử trùng quần áo nếu bị dính phân, đi vệ sinh đúng nơi quy định.

- Thực hiện xét nghiệm phân định kỳ tại các nơi có bếp ăn tập thể như nhà trẻ, doanh trại quân đội.

Ảnh 4: Vệ sinh ăn uống là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang triển khai thực hiện tất cả những kỹ thuật nhằm chẩn đoán bệnh lỵ do amip. Nếu bạn còn đang băn khoăn về việc tìm một địa chỉ xét nghiệm uy tín thì đừng chần chừ hãy đến với bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được hướng dẫn khám chữa bệnh nhanh chóng và chính xác nhất.

Hiện nay bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang tiếp nhận bảo lãnh viện phí cho 33 hãng bảo hiểm, đại diện là một số công ty sau:

  1. Bảo hiểm Bảo Việt.

  2. Bảo hiểm nhân thọ Prudential.

  3. Công ty dịch vụ Nam Á (SAS).

  4. Bảo hiểm dầu khí PVI.

  5. Bảo hiểm quân đội MIC.

  6. Bảo hiểm MSIG.

  7. Bảo hiểm nhân thọ Manulife.

  8. Bảo hiểm bưu điện PTI.

  9. Bảo hiểm BIDV (BIC).

  10. Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life.

  11. Bảo hiểm nhân thọ Generali.

  12. The Malaysia Insuarance Institute.

  13. Bảo hiểm Baoviet Tokio Marine.

  14. Bảo hiểm nhân thọ FWD.

Hiện tại MEDLATEC triển khai dịch vụ bảo lãnh viện phí tại 2 cơ sở:

- Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội;

- Phòng khám Đa khoa MEDLATEC: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội.

Liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí 1900 56 56 56 để biết thêm thông tin.

Từ khóa » Vi Khuẩn Amip Là Gì