Bệnh Lỵ Amip Cấp Tính | TCI Hospital

Bệnh lỵ amip là tình trạng nhiễm trùng ở đại tràng do Entamoeba histolitica. Bệnh gây tổn thương là những vết loét nhỏ trong lòng ruột. Bệnh lỵ amip được chia thành hai loại: bệnh lỵ amip cấp tính và bệnh lỵ amip mạn tính.

  • Bệnh kiết lỵ nên ăn gì
  • Kiết lỵ là gì

Menu xem nhanh:

Toggle
  • Nguyên nhân gây bệnh lỵ amip cấp tính
  • Triệu chứng bệnh lỵ amip cấp tính
  • Phòng bệnh lỵ amip

Nguyên nhân gây bệnh lỵ amip cấp tính

Bệnh lỵ amip được lây qua đường tiêu hóa do thức ăn, nước uống bị nhiễm kén amip hoặc do ruồi nhặng mang mầm bệnh làm ô nhiễm thực phẩm.

Bệnh lỵ amip được lây qua đường tiêu hóa do thức ăn, nước uống bị nhiễm kén amip

Bệnh lỵ amip được lây qua đường tiêu hóa do thức ăn, nước uống bị nhiễm kén amip

Kén amíp có thể tồn tại ở ngoài môi trường dưới nhiệt độ 17-20oC, tuy nhiên ở nhiệt độ 85oC kén chết sau vài giây. Nguồn lây bệnh có thể là từ người bệnh sang người lành.

Bệnh lỵ amip có thể gặp ở mọi lứa tuổi và có tới 90% không có biểu hiện triệu chứng gì và chỉ có 10% có biểu hiện bệnh lỵ amip hoặc áp xe gan amip, áp xe não amip. Độ tuổi mắc lỵ amip nhiều nhất từ 20 đến 30 tuổi.

Đối với bệnh lỵ amip: Thời gian nung bệnh có thể kéo dài từ 1-2 tuần cho tới 3 tháng. Bệnh khởi phát từ từ hoặc cấp tính.

Triệu chứng bệnh lỵ amip cấp tính

Khi bị lỵ amip cấp tính, người bệnh sẽ thấy triệu chứng đau bụng, mót rặn và đại tiện phân nhầy máu. Đau bụng quặn từng cơn, đau dọc theo khung đại tràng trước khi đi đại tiện, đau buốt hậu môn kèm cảm giác mót rặn dữ dội. Đại tiện phân nhày máu, đôi khi xen kẽ với tiêu chảy, mỗi lần đi tiêu ít phân, nhưng đi nhiều lần trong ngày.

Khi bị bệnh lỵ amip cấp tính, người bệnh sẽ có biểu hiện đau bụng, mót rặn, đại tiện phân nhầy máu.

Khi bị bệnh lỵ amip cấp tính, người bệnh sẽ có biểu hiện đau bụng, mót rặn, đại tiện phân nhầy máu…

Trong trường hợp mắc lỵ amip cấp tính nhẹ thì đại tiện phân nhầy máu vài lần mỗi ngày, ít mệt mỏi. Thể trung bình: bệnh nhân mệt nhiều, đại tiện khoảng 5-15 lần mỗi ngày. Thể nặng: bệnh nhân suy kiệt, mất nước, rối loạn chất điện giải, bụng chướng, cảm giác mót rặn và đau bụng nhiều, đại tiện phân nhầy  máu  trên 15 lần/ngày.

Diễn tiến của bệnh lý amip cấp tính thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần tùy theo việc điều trị sớm hay muộn. Bệnh lỵ amip dễ bị tái nhiễm và tiến triển thành mạn tính.

Phòng bệnh lỵ amip

Nguồn lây bệnh chủ yếu là từ người bị bệnh và người lành mang trùng (người bị nhiễm bệnh nhưng không có biểu hiện), thải kén amip theo phân gây ô nhiễm thực phẩm và nước uống.

Vì bệnh lây qua đường tiêu hóa nên biện pháp phòng ngừa chủ yếu là vệ sinh ăn uống. Nên thực hiện ăn chín, uống sôi, vệ sinh môi trường tốt, xử lý phân hợp vệ sinh. Tuyệt đối không dùng phân tươi để bón rau. Khi dùng rau quả tươi phải rửa sạch dưới vòi nước hoặc ngâm kỹ để tiêu diệt kén amip.

Để phòng tránh lỵ amip, người bệnh cần chú ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín, uống sôi để không bị nhiễm khuẩn

Để phòng tránh lỵ amip, người bệnh cần chú ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín, uống sôi để không bị nhiễm khuẩn

Ngoài ra, mầm bệnh còn do tay bẩn, bào nang dính dưới móng tay, khi đưa vào miệng sẽ nhiễm bệnh. Vì thế cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Cần tuân thủ theo đúng quy trình chế biến, vệ sinh an toàn thực phẩm để tiêu diệt mầm bệnh, tránh triệu chứng bệnh lỵ amip cấp tính, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Một khi thấy những biểu hiện bệnh lỵ amip cấp tính cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời.

Từ khóa » Chẩn đoán Lỵ Amip