Bệnh Mạch Máu Ngoại Biên: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Bệnh mạch máu ngoại biên (mạch máu ngoại vi) liên quan đến những tổn thương ở các mạch máu nằm xa tim, cụ thể là mạch đi đến các chi. Vậy bệnh mạch máu ngoại biên bao gồm những bệnh nào, nguyên nhân và nguyên tắc điều trị chung là gì, mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
5/5 - (50 bình chọn)- 1. Bệnh mạch máu ngoại biên là gì?
- 2. Bệnh mạch máu ngoại biên gồm những bệnh nào?
- 3. Nguyên nhân gây bệnh mạch máu ngoại biên
- 3.1. Tắc mạch máu ngoại biên do xơ vữa động mạch
- 3.2. Huyết khối làm tắc mạch máu
- 4. Triệu chứng thường gặp
- 5. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại biên
- 6. Chẩn đoán phát hiện bệnh mạch máu ngoại biên
- 7. Điều trị bệnh mạch máu ngoại biên
- 7.1. Điều trị theo Tây y
- 7.2. Điều trị không dùng thuốc bằng cách thay đổi lối sống
- 7.3. Các biện pháp can thiệp khác
- 8. Phòng ngừa các bệnh lý mạch máu ngoại biên
1. Bệnh mạch máu ngoại biên là gì?
Mạch máu ngoại biên (mạch máu ngoại vi) là một phần của hệ thống tuần hoàn bao gồm các tĩnh mạch và động mạch nằm xa tim hoặc bụng, tức là các mạch máu đưa máu và chất dinh dưỡng đến các chi như tay, chân.
Bệnh mạch máu ngoại biên (bệnh mạch máu ngoại vi) xảy ra khi thành mạch tại đây bị tổn thương, có những mảng xơ vữa hoặc huyết khối làm tắc nghẽn, cản trở quá trình vận chuyển máu giàu oxy đến các chi và có thể ảnh hưởng đến động mạch cung cấp máu cho vùng đầu. Thông thường bệnh mạch máu ngoại vi sẽ làm tổn thương tại động mạch ở vùng tiểu khung, chân và bàn chân.
Mặc dù không bao gồm các tổn thương ở động mạch cảnh (động mạch đưa máu lên não) hay động mạch vành (động mạch đưa máu đến tim) nhưng người bệnh vẫn có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
2. Bệnh mạch máu ngoại biên gồm những bệnh nào?
Các bệnh lý liên quan đến mạch máu ngoại biên như:
Viêm tĩnh mạch: thường xảy ra ở chân. Nếu viêm tĩnh mạch nông sẽ có các dấu hiệu đỏ, nóng và đau khi sờ vào, kèm theo sốt và mệt mỏi. Vùng tĩnh mạch bị viêm cứng lại. Viêm tĩnh mạch sâu gây đau dữ dội hơn, sốt cao và có khả năng gây ra huyết khối tĩnh mạch, thậm chí làm tắc phổi.
Giãn tĩnh mạch: do van tĩnh mạch bị viêm hoặc tổn thương, làm máu chảy về tim chậm khiến tĩnh mạch bị dồn máu, giãn ra và xoắn thành từng búi. Bệnh thường xảy ra ở chân có các mạch máu máu màu xanh, tím trên da.
Tắc động mạch: Do các mảng xơ vữa gây hẹp động mạch, cản trở máu lưu thông khiến máu không đến được các chi gây đau, tê bì dẫn đến nhiễm trùng chi.
Bệnh Buerger: các mạch máu ở bàn chân, bàn tay bị viêm làm hẹp và tắc nghẽn mạch máu, làm chậm quá trình lưu thông máu, gây đau và tổn thương mô tế bào, thậm chí hoại tử. Đặc trưng bởi các triệu chứng như chân tay lạnh, tái nhợt, có màu đỏ, xanh tím, và thường gặp ở người hay hút thuốc lá.
Bệnh Raynaud: Thường gặp ở nữ giới khi máu không đến được các chi, gây lạnh và tê bị. Phần lớn tình trạng kéo dài khi cơ thể phản ứng quá mức với nhiệt độ thấp khiến ngón tay ngón chân lạnh, tê cóng và chuyển sang màu trắng hoặc tím.
3. Nguyên nhân gây bệnh mạch máu ngoại biên
Bệnh mạch máu ngoại biên (ngoại vi) làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu đến các chi. Nguyên nhân do các mảng xơ vữa hoặc cục máu đông (huyết khối) làm cản trở dòng chảy máu.
Cụ thể:
3.1. Tắc mạch máu ngoại biên do xơ vữa động mạch
Đây là tình trạng thường gặp ở mạch máu ngoại biên. Nguyên nhân là do các mảng xơ vữa từ chất béo dư thừa, các tế bào viêm và canxi bị lắng đọng tại thành mạch. Các mảng xơ vữa này có thể làm chậm dòng chảy của máu, khiến máu kém lưu thông ở lòng mạch, không đến được cơ quan cần thiết.
Nếu xơ vữa nghiêm trọng ở chân thì sẽ làm tắc nghẽn mạch máu chân và ngược lại, nếu ở tay sẽ làm tắc nghẽn mạch máu tay.
Xơ vữa động mạch: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
3.2. Huyết khối làm tắc mạch máu
Tình trạng này nặng hơn so với mạch máu bị xơ vữa. Khi các mảng xơ vữa bị vỡ ra, trôi theo dòng máu, hình thành các cục máu đông đi khắp cơ thể. Nếu những huyết khối này gặp mạch máu bị xơ vữa sẽ làm tắc, khiến máu không lưu thông, gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn ở các mạch máu ngoại vi.
4. Triệu chứng thường gặp
Đối với những người gặp phải tình trạng xơ vữa mạch máu ngoại vi sẽ gặp phải các biểu hiện điển hình như:
- Bị chuột rút ở vùng đùi, hông và bắp chân khi đi bộ, leo cầu thang hoặc dồn sức. Triệu chứng này sẽ đỡ khi nghỉ ngơi.
- Cảm giác đau ở cơ, không phải ở khớp như các bệnh lý xương khớp
- Xuất hiện đau, tê bì ở bàn chân, bàn tay
Nếu các mảng xơ vữa hoặc cục máu đông lớn, người bệnh sẽ trải qua cảm giác đau, khó chịu tăng lên như:
- Đau chân không đỡ kể cả khi nghỉ ngơi do máu chậm hoặc không thể di chuyển xuống chân
- Vết thương ở chân hoặc bàn chân khó lành
- Vị trí bị tắc nghẽn lạnh hơn so với vị trí còn lại hoặc lạnh hơn so với phần chi phía trên
- Có thể bị hoại tử chi
5. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại biên
Có nhiều yếu tố rủi ro đối với bệnh động mạch ngoại biên như:
- Người trên 50 tuổi
- Người thừa cân, béo phì
- Rối loạn cholesterol trong máu (rối loạn mỡ máu)
- Có tiền sử bệnh mạch máu não hoặc đột quỵ
- Bị bệnh tim
- Có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh thận về chạy thận nhân tạo
- Có tiền sử gia đình bị tăng cholesterol cao, huyết áp cao
Ngoài ra một số yếu tố rủi ro khác như:
- Ít vận động
- Thói quen ăn uống sinh hoạt không khoa học như ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, ít chất xơ, sử dụng nhiều nước ngọt…
- Hút thuốc lá
- Sử dụng ma túy…
6. Chẩn đoán phát hiện bệnh mạch máu ngoại biên
Các bác sĩ sẽ tiến hành khảo sát và thăm khám lâm sàng đối với các triệu chứng bạn mô tả và có thể thực hiện bắt mạch, đo mạch để kiểm tra mạch đập mạnh hay yếu để xác định có bị xơ vữa tại mạch ngoại biên hay không.
Bên cạnh đó có thể chỉ định một số phương pháp siêu âm chụp chiếu như:
- Siêu âm Doppler mạch máu: Sử dụng sóng âm để khảo sát mạch và đánh giá tốc độ mạch máu
- Chụp cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT): đánh giá các vị trí mạch máu bị tổn thương, đặc biệt có ích với những người có tiền sử đặt máy tạo nhịp tim hoặc đặt ống stent.
- Chụp cộng hưởng từ: Đánh giá mức độ tổn thương mạch thông qua hình ảnh. Những bệnh nhân có tiền sử đặt máy tạo nhịp không sử dụng được phương pháp này.
- Chụp động mạch cản quang: tiêm chất cản quang vào mạch máu và quan sát hình ảnh mạch máu dưới màn huỳnh quang để phát hiện và kiểm tra vị trí bị tắc nghẽn, viêm.
7. Điều trị bệnh mạch máu ngoại biên
7.1. Điều trị theo Tây y
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết nguyên tắc điều trị khi gặp phải một trong các bệnh lý mạch máu ngoại biên là ngăn chặn bệnh tiến triển và kiểm soát các cơn đau và triệu chứng.
Một số thuốc điều trị thường dùng cho các bệnh mạch máu ngoại vi như:
- Thuốc thúc đẩy lưu lượng máu và giảm triệu chứng nghẹt thở: cilostazol, pentoxifylline
- Giảm đông máu hình thành huyết khối: clopidogrel hoặc aspirin
- Giảm cholesterol cao tránh mỡ máu cao, tăng cholesterol trong máu: atorvastatin, simvastatin hoặc các nhóm thuốc như fibrate, niacin…
- Giảm huyết áp cao: thuốc ức chế men chuyển
- Kiểm soát lượng đường trong máu bằng các thuốc tiểu đường
Tuy nhiên người bệnh cũng cần lưu ý, những gợi ý thuốc ở trên không được thay thế cho các loại thuốc kê đơn theo chỉ dẫn. Vì vậy, nếu được chẩn đoán hoặc nghi ngờ mắc một trong số các bệnh mạch máu, người bệnh cần thăm khám để có hướng điều trị thích hợp.
>>> Tìm hiểu thêm: Các loại thuốc hạ mỡ máu khẩn cấp, điều trị tăng cholesterol trong máu
7.2. Điều trị không dùng thuốc bằng cách thay đổi lối sống
Đây là một trong số phương pháp phòng và điều trị có thể cải thiện tình trạng bệnh. Người bệnh nên thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt bằng cách:
- Tăng cường các bài tập thể dục đặc biệt bài tập dành cho những người bị bệnh mạch máu ngoại vi chi dưới từ 3-4 lần/tuần.
- Đi bộ nhẹ nhàng, nếu đau có thể nghỉ ngơi rồi tiếp tục.
- Tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa có trong rau màu xanh đậm và hoa quả nhiều màu sắc
- Giảm thực phẩm giàu chất béo có trong đồ chiên xào, mỡ động vật, đồ ăn nhanh
- Tăng cường sử dụng dầu thực vật, đặc biệt dầu oliu để tốt cho mạch máu
- Kết hợp sử dụng thực phẩm giàu omega-3 có trong các loại cá hồi, cá trích, cá ngừ và các loại quả bơ, quả hạch
- Tuyệt đối bỏ thuốc lá vì đây là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch máu ngoại vi đồng thời tăng nặng các triệu chứng
- Từ bỏ thói quen sử dụng rượu bia làm gia tăng tình trạng bệnh
- Giữ cân nặng khỏe mạnh và luôn kiểm soát các chỉ số đường huyết, huyết áp và chỉ số mỡ máu.
7.3. Các biện pháp can thiệp khác
Nếu việc kết hợp 2 phương pháp điều trị trên không hiệu quả hoặc bệnh tình đã tiến triển nặng, người bệnh có thể được chỉ định các biện pháp can thiệp ngoại khoa như:
- Đặt ống thông stent: đưa ống thông nhỏ dưới da để đi vào mạch máu lấy ra các cục máu đông và tiến hành nong rộng mạch, giúp máu lưu thông.
- Phẫu thuật ghép tĩnh mạch: Trong trường hợp đoạn mạch máu bị tắc nghẽn và thiếu máu đến các chi, người bệnh sẽ được lấy một đoạn mạch trong cơ thể (thường là tĩnh mạch) sau đó bắc cầu nối qua chỗ tắc để đến các mạch máu nuôi dưỡng chi.
- Phẫu thuật cắt cụt: Trong trường hợp nặng, bệnh dẫn đến hoại tử chi sẽ buộc phải cắt bỏ để tránh đau đớn, nhiễm trùng cho cơ thể.
- Phẫu thuật cắt đoạn: nếu các mạch máu bị tổn thương ngắn, cục bộ trong động mạch chủ chậu, đùi chung hoặc động mạch đùi sâu
- Nén ngoài: Nếu không được chỉ định phẫu thuật có thể sử dụng liệu pháp này để kiểm soát phù nền và cải thiện lưu lượng máu đến các chi. Tuy nhiên vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu ở phương pháp này.
8. Phòng ngừa các bệnh lý mạch máu ngoại biên
Cũng theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, bệnh mạch máu ngoại biên ngày càng có xu hướng tăng lên do lối sống, chế độ ăn uống, áp lực công việc cùng với các bệnh lý nền hoặc yếu tố nguy cơ tim mạch gia tăng. Theo thống kê, sau tuổi 70, có khoảng 20% dân số bị bệnh động mạch ngoại biên. Do vậy, để hạn chế và ngăn ngừa tình trạng này xảy ra, bạn nên chú ý đến các yếu tố nguy cơ gây bệnh như:
- Quan tâm hơn đến chế độ ăn uống, lối sống
- Chú ý đặc biệt với người có tiền sử mắc các bệnh tiểu đường, mỡ máu cao, cao huyết áp
- Thăm khám và điều trị kịp thời khi có những triệu chứng nghi ngờ hoặc chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ
- Tự trang bị kiến thức cơ bản để giảm bớt yếu tố nguy cơ
Trên đây là một số thông tin về bệnh mạch máu ngoại biên, nguyên nhân và cách điều trị cụ thể. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc có thể liên hệ qua hotline 0865 344 349 hoặc chat trực tiếp với chúng tôi tại đây.
XEM THÊM:
- Tai biến mạch máu não (đột quỵ) – Bệnh từ xơ vữa động mạch mà ra
- Nhồi máu cơ tim – Nguyên nhân từ tắc động mạch cảnh
- Cao huyết áp – Bệnh từ xơ vữa thành mạch
Từ khóa » Da Xanh Tím Ngoại Biên
-
Xanh Tím Và Xanh Tím Ngoại Biên: Dấu Hiệu Triệu Chứng Và Nguyên ...
-
Da Xanh Tím: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị - Vinmec
-
Hội Chứng Xanh Tím Da: Khái Niệm, Nguyên Nhân, Cách ... - Hello Bacsi
-
DA XANH TÍM CHI DƯỚI - NGUYÊN NHÂN - TRIỆU CHỨNG
-
Da Xanh Tím: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị - Bệnh Viện ...
-
Chứng Xanh Tím đầu Chi - Rối Loạn Tim Mạch - Cẩm Nang MSD
-
- Phân Biệt Tím Trung ương Và Tím Ngoại... - Facebook
-
Phân Biệt Tím Trung ương Và Tím Ngoại Biên - BS HUYỀN VŨ
-
Da Tím Tái Là Biểu Hiện Và Triệu Chứng Của Bệnh Gì - Hello Doctor
-
Dấu Hiệu Và Cách Xử Trí Bệnh Lý Mạch Máu Ngoại Biên
-
[PDF] ĐẠI CƯƠNG BỆNH TIM BẨM SINH
-
Triệu Chứng Nội Cơ Sở Da Xanh Tím - Health Guru
-
[PDF] KHÁM HỆ MÁU - ATCS
-
Hội Chứng Raynaud: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Da Xanh Tím: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Triệu Chứng Học Các Bệnh Mạch Máu Ngoại Vi - Health Việt Nam