Xanh Tím Và Xanh Tím Ngoại Biên: Dấu Hiệu Triệu Chứng Và Nguyên ...

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Xanh tím

Sự đổi màu xanh/tím của da và niêm mạc gây ra bởi sự tăng số lượng tuyệt đối của Hb khử trong máu.

Có hai con đường thường gặp có thể dẫn tới đủ Hb khử để gây xanh tím:

Tăng máu tĩnh mạch ở nơi bị xanh tím.

Giảm độ bão hòa oxy (SaO2).

Nồng độ Hb khử cần để gây xanh tím là 50 g/L (5 g/dL). Quan trọng là chú ý tổng lượng Hb ảnh hưởng đến nồng độ oxy không bão hòa cần xuất hiện trước xanh tím.

Ví dụ, ở bệnh nhân thiếu máu nặng với nồng độ Hb 60 g/L (6 g/dL), tỉ lệ Hb khử có thể là 60% (36 g/L hay 3.6 g/dL) và bệnh nhân vẫn chưa xanh tím. Ngược lại, ở bệnh nhân đa hồng cầu với Hb 180 g/L (18 g/dL), nồng độ Hb khử chỉ cần khoảng 28% (50 g/L hay 5 g/dL) là bệnh nhân có thể có xanh tím.

Nói cách khác, chính là số lượng tuyệt đối của Hb khử mới gây xanh tím, không phải số lượng tương đối.

Mô tả xanh tím ngoại biên

Sự đổi màu xanh của các chi, thường ở các ngón tay.

Nguyên nhân xanh tím ngoại biên

Thường gặp

Tiếp xúc với lạnh.

Giảm cung lượng tim (ví dụ CHF).

Hiện tượng Raynaud.

Ít gặp

Tắc động mạch và tĩnh mạch.

Cơ chế xanh tím ngoại biên

Tím ngoại biên gây ra bởi dòng máu chảy chậm và tăng tách lấy oxy ở các chi. Khi cơ thể người tiếp xúc với lạnh, co mạch ngoại biên xảy ra để duy trì sự ấm áp. Điều này dẫn đến giảm dòng máu đến ngoại biên và do đó làm tăng thời gian để lấy oxy khỏi máu - càng làm tăng lượng máu không mang oxi.

Tương tự, trong suy tim sung huyết, giảm cung lượng tim dẫn đến co mạch (để duy trì huyết áp và hồi lưu tĩnh mạch), làm giảm dòng máu đến ngoại biên.

Từ khóa » Da Xanh Tím Ngoại Biên