Bệnh Mạch Máu Nhỏ - Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
Có thể bạn quan tâm
Bệnh mạch máu nhỏ là tình trạng thành động mạch nhỏ nuôi tim bị tổn thương. Vì vậy, các dấu hiệu bệnh tương tư như bệnh tim, ví dụ như đau thắt ngực. Bệnh còn có tên gọi khác như động mạch nhỏ, tiểu động mạch vành. Bệnh mạch máu nhỏ là một căn bệnh nguy hiểm.
1. Bệnh mạch máu nhỏ là gì
2. Triệu chứng của bệnh mạch máu nhỏ
- Khi nào nên đi khám bác sĩ
3. Tác hại của bệnh mạch máu nhỏ
4. Nguyên nhân gây ra bệnh mạch máu nhỏ
- Yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch máu nhỏ
5. Biến chứng của bệnh mạch máu nhỏ
6. Điều trị bệnh mạch máu nhỏ
- Chẩn đoán
- Điều trị
7. Phòng chống bệnh mạch máu nhỏ
8. Bác sĩ điều trị
9. Chia sẻ của bệnh nhân
1. Bệnh mạch máu nhỏ là gì?
Bệnh mạch máu nhỏ là tình trạng thành động mạch nhỏ nuôi tim bị tổn thương. Vì vậy, các dấu hiệu bệnh tương tư như bệnh tim, ví dụ như đau thắt ngực. Bệnh động mạch nhỏ thường thấy ở phụ nữ và người bệnh đái tháo đường hay tăng huyết áp. Bệnh có thể điều trị được tuy nhiên khó phát hiện.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh mạch máu nhỏ
Một số triệu chứng giúp bạn nhận biết bệnh mạch máu nhỏ là:
- Đau ngực, tăng khi gắng sức và stress
- Đau tay trái, hàm, cổ, đau lưng, đau bụng cùng với đau ngực
- Khó thở
- Mệt mỏi
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn thấy đau ngực và các triệu chứng khác như khó thở, đổ mồ hôi, nôn, chóng mặt hay cơn đau lan từ ngực xuống tay hoặc cổ thì hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Có thể khá khó khăn để xác định bệnh động mạch nhỏ chỉ dựa vào triệu chứng, đặc biệt khi bạn không đau ngực. Nếu cảm thấy đau ngực hãy tìm đến bác sĩ của bạn để thăm khám.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Mạch Máu Hello Doctor
☎ Gọi Bác sĩ
유 Chat Bác sĩ trên Facebook
3. Tác hại của bệnh mạch máu nhỏ
Bệnh mạch máu nhỏ là một căn bệnh nguy hiểm. Bệnh gây ra cho bệnh nhân những triệu chứng như khó thở, đau đớn khiến co bệnh nhân vô cùng mệt mỏi. Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh.
4. Nguyên nhân gây ra bệnh mạch máu nhỏ
Các chuyên gia tin rằng nguyên nhân gây nên bệnh động mạch nhỏ tương tự như các nguyên nhân gây ra các bệnh động mạch lớn hơn ở tim, điển hình như tăng huyết áp, tăng cholesterol, béo phì và đái tháo đường.
Các động mạch lớn ở tim dần trở nên hẹp và tắc do các mảng xơ vữa hình thành và lớn dần trên thành mạch (xơ vữa động mạch). Ở bệnh động mạch nhỏ, tổn thương thành mạch ảnh hưởng khả năng co dãn của mạch máu. Hậu quả là tim không được cung cấp đủ oxy.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh mạch máu nhỏ
- Hút thuốc lá
- Tăng nồng độ mỡ “xấu” trong máu
- Tăng huyết áp
- Béo phì (BMI>30)
- Ăn uống không lành mạnh
- Ít vận động
- Bệnh đái tháo đường
- Kháng insulin
- Giảm hóc-môn estrogen ở phụ nữ
- Hội chứng đa nang buồng trứng
- Người lớn tuổi (nam trên 45, nữ trên 55)
- Viêm nhiễm mãn tính
5. Biến chứng của bệnh mạch máu nhỏ
Bệnh động mạch nhỏ gây khó khăn cho tim bơm máu đi toàn cơ thể. Nếu không điều trị phù hợp, bệnh có thể gây ra các biên chứng sau:
- Co thắt mạch vành
- Nhồi máu cơ tim
- Suy tim sung huyết
6. Các phương pháp điều trị bệnh mạch máu nhỏ
Chẩn đoán
Kiểm tra gắng sức kết hợp hình ảnh học: Bạn sẽ được vận động trên máy đi bộ, máy đạp xe hoặc dùng loại thuốc làm tăng nhịp tim như khi tập thể dục. Kỹ thuật viên sẽ siêu âm tim bạn ngay sau đó để đánh giá tình trạng lưu thông máu đến cơ tim.
Chụp mạch vành: Xét nghiệm này giúp bác sĩ xem xét động mạch lớn có bị tắc không. Thuốc cản quang được bơm vào động mạch bằng 1 ống catete đitừ mạch bẹn lên mạch vành ở tim. Bác sĩ theo dõi chất cản quang bằng Xquang các phương tiện hình ảnh học.
PET: Đây là phương pháp chụp cắt lớp phóng xạ cho phép cung cấp thông tin về chức năng các cơ quan trong cơ thể.
Chụp cắt lớp động mạch: Kết hợp CT-scan và Xquang chụp ở nhiều góc khác nhau sẽ cho hình ảnh chi tiết nhất.
Chụp cộng hưởng từ (MRI): Sử dụng trường điện từ để tạo hình ảnh của tim từ đó có thể thấy được chỗ tắc của động mạch.
Xét nghiệm chức năng tế bào nội mô: Tế bào nội mô là tế bào nằm trong cùng sắt với dòng máu lưu thông. Nếu chức năng của tế bào này bất thường, mạch máu không thể dãn nở.
Để kiểm tra chức năng nội mô, 1 ống dây luồn qua 1 catete được đưa vào mạch vành và tiêm 1 loại thuốc vào giúp mạch máu nhỏ ở tim mở ra. Dòng máu qua các mạch máu này sẽ được đo và lấy kết quả. Đây là xét nghiệm xâm lấn tối ưu để chẩn đoán bệnh mạch máu nhỏ.
Điều trị
Điều trị bệnh mạch máu nhỏ bao gồm thuốc kiểm soát co thắt mạch máu dẫn đến nhồi máu và thuốc giảm đau.
Điều trị thay thế: Các thực phẩm chức năng có thể giúp cho người bệnh mạch máu nhỏ như L-arginin. Amino acid này giúp tăng cường trao đổi chất, làm giảm triệu chứng của bệnh. Phương pháp điều trị này không nên sử dụng cho người bệnh đã có tiền căn nhồi máu cơ tim.
7. Phòng chống bệnh mạch máu nhỏ
Một số biện pháp để phòng chống bệnh mạch máu nhỏ mà bạn nên tham khảo là:
- Không hút thuốc.
- Ăn uống lành mạnh: Hãy sử dụng các loại ngũ cốc nguyên cám, thịt nạc, sữa ít béo, trái cây và rau xanh. Hạn chế ăn muối, đường, rượu, chất béo no và chất béo chuyển hóa.
- Tập thể dục thường xuyên: Vận động mỗi ngày giúp tăng cường chức năng cơ tim giúp máu lưu thông tốt, bên cạnh đó còn giúp bạn ngừa nhồi máu cơ tim vì giữ được cân nặng ổn định, kiểm soát đái tháo đường, tăng cholesterol và tăng huyết áp. Tập luyện không cần quá nặng, đi b
- Kiểm tra nồng độ cholesterol: Kiểm tra công thức máu thường xuyên. Nếu mỡ “xấu” của bạn tăng bạn nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Kiểm soát huyết áp: Huyết áp càn được kiểm tra thường xuyên nếu bạn có bệnh lý tim mạch.
- Duy trì cân nặng hợp lý ổn định: Thừa cân làm tim hoạt động quá sức, có thể làm tăng cholesterol, tăng huyết áp và đái tháo đường.
- Kiểm soát stress: Hãy tìm lối sống lành mạnh và tìm cách thỏa hiệp với các công việc căng thẳng. Yoga, thiền và nghe nhạc rất hiệu quả.
Trong trường hợp bạn thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh mạch máu nhỏ, bạn nên tìm đến bác sĩ để được khám và chữa trị bệnh kịp thời. Liên hệ đặt khám ngay với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ từ các bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Từ khóa » Người Có Ven Nhỏ
-
Lưu ý Khi Lấy Máu Tĩnh Mạch Làm Xét Nghiệm | Vinmec
-
Những Kinh Nghiệm Trong Lấy Máu Tĩnh Mạch
-
Mạch Máu Nhỏ - Nỗi Khổ Lớn - Tuổi Trẻ Cuối Tuần
-
Thiếu Máu Não Mạch Máu Nhỏ - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Lý Giải Nguyên Nhân Bàn Tay Nổi Gân Xanh Và Cách điều Trị | Medlatec
-
Tại Sao Nổi Gân Xanh, Liệu đây Có Phải Dấu Hiệu Bệnh Lý?
-
Những Dấu Hiệu Bất ổn Của Mạch Máu
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách điều Trị
-
Nổi Gân Xanh Trên Cơ Thể, Chỉ điểm Bệnh Gì?
-
Dấu Hiệu Và Cách Xử Trí Bệnh Lý Mạch Máu Ngoại Biên
-
Bệnh Động Mạch Cảnh, Đột Qụy & Thiếu Máu Não Thoáng Qua (TIAs)
-
Những Lưu ý Khi Hiến Máu Nhân đạo - Bệnh Viện Quân Y 175
-
Kinh Nghiệm Khi đặt Kim Luồn