Tại Sao Nổi Gân Xanh, Liệu đây Có Phải Dấu Hiệu Bệnh Lý?
Có thể bạn quan tâm
1. Tại sao nổi gân xanh?
Gân xanh về cơ bản là các đường tĩnh mạch ở dưới da, có tác dụng vận chuyển máu từ các bộ phận trên cơ thể trở về tim. Tùy thuộc vào cơ địa và sắc tố da của mỗi người mà gân xanh có các màu khác nhau như: xanh lá, xanh biển, tím.
Nhiều người thường thắc mắc “nổi gân xanh dấu hiệu bệnh gì?” “Tại sao nổi gân xanh?” khi quan sát được hiện tượng nổi gân của mình rõ ràng và đậm màu hơn người khác. Trong nhiều trường hợp, đây hoàn toàn là vấn đề không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nổi gân xanh ở tay, chân do da mỏng, nhợt nhạt
Các đường tĩnh mạch nằm ngay dưới da nên những người có da mỏng sẽ nhìn thấy rõ ràng gân xanh nổi lên hơn so với da dày. Ngoài ra, một số người có đường tĩnh mạch nằm sát da bẩm sinh.
Màu da cũng ảnh hưởng nhiều đến việc có nhìn rõ gân xanh hay không. Thường thì những người da trắng, nhợt nhạt sẽ dễ bị nhìn thấy gân xanh hơn những người da sẫm màu.
Những người có màu da nhợt nhạt gân xanh sẽ nhìn thấy rõ hơn
Nổi gân xanh do quá gầy
Ở những người quá gầy, lớp mỡ dưới da ít, không thể che phủ được hết gân xanh. Chính vì thế nên chúng trở nên nổi bật và rõ ràng. Đặc biệt, ở những người cao tuổi thì hiện tượng này càng rõ hơn. Vì khi chúng ta già đi, các lớp mỡ dưới da sẽ dần tiêu biến, khiến cho các đường gân xanh nổi rõ trên tay, chân.
Nổi gân xanh khi vận động mạnh
Khi chúng ta chơi thể thao hay vận động mạnh, các bó cơ trên cơ thể sẽ căng lên, tim đập nhanh, tốc độ tuần hoàn máu nhanh hơn. Chính vì vậy, các tĩnh mạch được đẩy nổi cao trên da, tạo nên hiện tượng nổi gân xanh. Sau khi bạn kết thúc việc vận động mạnh, các cơ bắp dãn ra, gân xanh sẽ xẹp dần xuống và trở lại bình thường.
Gân xanh nổi khi vận động thể thao mạnh
Nổi gân xanh ở phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ
Cơ thể phụ nữ trong thời gian mang thai thường nổi nhiều gân xanh hơn so với bình thường. Nguyên nhân là do lượng máu tăng lên để nuôi em bé nên các mạch máu căng lên, nổi rõ ràng trên da. Hiện tượng này thường sẽ biến mất sau khi sinh.
Vào những tháng cuối của thai kỳ, bạn cũng có thể thấy các mạch máu nổi rõ ở vùng bụng người mẹ. Việc bụng to lên rất nhiều làm da căng ra khiến cho gân xanh trở nên nổi bật.
2. Nổi gân xanh dấu hiệu bệnh gì?
Ngoài những trường hợp trên thì tình trạng nổi gân xanh đôi khi cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn đang có một số vấn đề về sức khỏe.
Tay nổi gân xanh là bệnh gì?
Nổi gân xanh nhiều và dày đặc ở mu bàn tay cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Khi mắc bệnh này, bạn rất khó để phát hiện vì thỉnh thoảng mới có cảm giác căng nhức hoặc đau thoáng qua ở vị trí tĩnh mạch bị giãn. Đặc điểm của gân xanh ở giai đoạn này là nổi to, ngoằn ngoèo trên da.
Đối với những người nổi gân xanh ở tay kèm theo dấu hiệu căng thẳng mệt mỏi, căng cứng cơ bắp,... thì cơ thể có thể đang bị ứ đọng chất thải, khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn.
Nếu tĩnh mạch nổi rõ ở các vùng trong lòng bàn tay, bạn có thể mắc phải các bệnh như:
-
Vùng cổ tay: rối loạn nội tiết tố.
-
Các đốt ngón tay: các bệnh về đường tiêu hóa như dạ dày, táo bón.
Nổi gân xanh ở đầu
Vùng đầu là bộ phận quan trọng của cơ thể, bất cứ triệu chứng kỳ lạ nào xảy ra đều đáng lưu tâm. Khi thấy các tĩnh mạch ở đầu, trán nổi lên rõ ràng, thì đó là dấu hiệu của làm việc quá độ dẫn tới căng thẳng mệt mỏi. Nếu nổi gân xanh kèm theo đau đầu, hoa mắt, chóng mặt thì có khả năng bạn bị xơ cứng động mạch não dẫn đến đột quỵ.
Chịu áp lực cao trong thời gian dài là nguyên do trán nổi gân xanh
Ngoài ra, nổi nhiều gân xanh ở vùng mũi là biểu hiện của hệ tiêu hóa có vấn đề, còn ở quanh miệng thì bạn đang có vấn đề về bệnh phụ khoa.
Nổi gân xanh ở cổ, ngực, bụng
Đây là những vị trí mà chị em phụ nữ cần hết sức chú ý. Gân xanh nổi ở những vị trí này thường là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến tim mạch. Đặc biệt là với tĩnh mạch nổi rõ ở phần bụng dưới, khi phát hiện bạn nên đến bệnh viện kiểm tra vì có thể bị xơ gan hoặc có khối u.
Nổi gân xanh ở chân
Gân xanh nổi nhiều ở chân có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm: suy giãn tĩnh mạch. Tình trạng này thường gặp ở nữ giới, những triệu những nổi bật kèm theo việc nổi gân chân dễ nhận thấy như:
-
Nóng rát chân.
-
Hay tê, mỏi, cảm thấy chân nặng nề.
-
Chuột rút thường xuyên.
-
Cảm thấy đau cứng ở phần chi dưới khi phải đi lại nhiều hoặc đứng quá lâu.
-
Phù nề và xuất hiện thêm các vết bầm tím ở bắp chân, cẳng chân.
Nếu chủ quan không điều trị sớm mà để bệnh phát triển nặng, các vết giãn tĩnh mạch sẽ ngày càng lan rộng gây mất thẩm mỹ, nặng hơn là nhiễm trùng da.
Nổi gân xanh ở chân do thói quen đi giày cao gót
Với những trường hợp nêu trên, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện uy tín để nhận được sự tư vấn và chăm sóc của bác sĩ.
3. Những việc cần làm để hạn chế tình trạng nổi gân xanh
Đối với những trường hợp nổi gân xanh không phải do bệnh lý, mặc dù không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng cũng rất mất thẩm mỹ. Vậy để hạn chế tình trạng nổi gân xanh bạn nên lưu ý những việc sau:
-
Giãn cơ kỹ càng sau khi tập thể dục.
-
Có chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, tránh việc độc tố bị ứ đọng trong cơ thể.
-
Tập yoga, thiền để hạn chế tình trạng căng thẳng, stress.
-
Matxa chân, tay thường xuyên với nước ấm để tránh tình trạng suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt là với người cao tuổi.
-
Hạn chế đi giày cao gót.
-
Đi khám định kỳ 6 tháng/lần để nắm rõ tình trạng sức khỏe và phòng ngừa bệnh.
Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Tại sao nổi gân xanh?”. Để chắc chắn hơn về tình trạng của mình, bạn có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được đội ngũ chuyên gia kiểm tra và tư vấn chi tiết nhất.
Từ khóa » Người Có Ven Nhỏ
-
Bệnh Mạch Máu Nhỏ - Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
-
Lưu ý Khi Lấy Máu Tĩnh Mạch Làm Xét Nghiệm | Vinmec
-
Những Kinh Nghiệm Trong Lấy Máu Tĩnh Mạch
-
Mạch Máu Nhỏ - Nỗi Khổ Lớn - Tuổi Trẻ Cuối Tuần
-
Thiếu Máu Não Mạch Máu Nhỏ - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Lý Giải Nguyên Nhân Bàn Tay Nổi Gân Xanh Và Cách điều Trị | Medlatec
-
Những Dấu Hiệu Bất ổn Của Mạch Máu
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách điều Trị
-
Nổi Gân Xanh Trên Cơ Thể, Chỉ điểm Bệnh Gì?
-
Dấu Hiệu Và Cách Xử Trí Bệnh Lý Mạch Máu Ngoại Biên
-
Bệnh Động Mạch Cảnh, Đột Qụy & Thiếu Máu Não Thoáng Qua (TIAs)
-
Những Lưu ý Khi Hiến Máu Nhân đạo - Bệnh Viện Quân Y 175
-
Kinh Nghiệm Khi đặt Kim Luồn