Bệnh Nấm Miệng - đẹn Lưỡi, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị

Nấm miệng gây ra những thương tổn trắng dạng kem trên lưỡi hay mặt trong của má. Đôi lúc đẹn miệng có thể lan đến vòm họng, nướu, amidan hay thành sau họng.

1. Bệnh nấm miệng là gì

2. Triệu chứng của bệnh nấm miệng

  • Khi nào nên đi khám bác sĩ?

3. Nguyên nhân gây ra bệnh nấm miệng

  • Yếu tố nguy cơ gây bệnh

4. Tác hại của bệnh nấm miệng

5. Điều trị bệnh nấm miệng

  • Chuẩn bị trước khi đi khám
  • Chẩn đoán
  • Điều trị
  • Biện pháp tự chăm sóc

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bác sĩ

1. Bệnh nấm miệng (Oral Thrush) là gì?

Đẹn miệng (tên tiếng Anh là Oral Thrush) còn được gọi là bệnh nấm miệng là tình trạng nấm Candida albicans tích tụ lại trên lớp lót trong miệng. Candida là một sinh vật thường trú trong miệng con người nhưng đôi lúc nấm phát triển quá nhiều, gây ra các triệu chứng.

Mặc dù nấm miệng có thể xuất hiện ở bất kì ai nhưng bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ và người già vì họ là những người có miễn dịch yếu. Bệnh cũng thường gặp ở những người bị suy giảm miễn dịch hay đang mắc một bệnh nào đó hoặc đang sử dụng một số loại thuốc nhất định. Nấm miệng chỉ là một vấn đề nhỏ khi bạn khỏe mạnh, nhưng nếu bạn có hệ miễn dịch yếu, các triệu chứng của bệnh có thể sẽ nghiệm trọng và khó kiểm soát hơn.

2. Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết của bệnh nấm miệng - đẹn miệng

Ở trẻ lớn và người lớn

Đôi lúc, bạn có thể không để ý rằng mình đang có các triệu chứng của nấm miệng. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

  • Các tổn thương như có kem màu trắng trên lưỡi, mặt trong má và đôi lúc là vòm họng, nướu và amidan.
  • Các tổn thương nhô lên nhẹ như phô mai.
  • Đỏ, rát hoặc đau, đôi lúc nghiêm trọng đến mức gây ra khó ăn và nuốt.
  • Nứt và đỏ ở góc miệng.
  • Cảm giác như có bông gòn trong miệng.
  • Mất vị
  • Đỏ, kích thích và đau dưới răng giả (viêm miệng răng giả).

Trong những ca nghiêm trọng, thường có liên quan đến ung thư hay suy giảm miễn dịch do HIV/AIDS, các tổn thương có thể lan xuống dưới đến cả thực quản - một ống cơ dài nối miệng và bao tử (Candida thực quản). Nếu điều đó xảy ra, bạn có thể có triệu chứng khó nuốt và đau hay cảm giác như thức ăn mắc kẹt trong cổ.

Trẻ nhỏ và trẻ bú mẹ

Đi kèm những mảng trắng trong miệng đặc trưng của bệnh, trẻ nhỏ sẽ thay đổi về thói quen ăn bú, có vấn đề về bú hay quấy khóc và kích thích. Trẻ có thể lây truyền bệnh sang mẹ khi bú mẹ. Bệnh cũng có thể truyền ngược lại từ ngực mẹ vào miệng của trẻ.

Phụ nữ bị nhiễm candida ở ngực có thể có các triệu chứng và dấu hiệu sau:

  • Đỏ bất thường, nhạy cảm, nứt hay đỏ núm vú
  • Bóng hay bông da bất thường ở vùng đậm quanh núm vú (quầng vú)
  • Đau bất thường khi chăm sóc vú hay đau núm vú khi cho bú.
  • Đau nhói sâu trong ngực

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh nấm miệng

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn hay con bạn có những tổn thương trắng trong miệng, hãy tìm đến bác sĩ hay nha sĩ ngay. Đẹn cũng có thể xuất hiện ở trẻ lớn, thanh thiếu niên hay người lớn khỏe mạnh. Vì vậy, nếu tình trạng kéo dài, đẹn lâu lành, hay nhiều nốt xuất hiện, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để xác định liệu rằng có cần phải kiểm tra thêm để chẩn đoán một bệnh nền đang mắc phải nào đó không hay tìm ra nguyên nhân gây đẹn là gì.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor

Gọi Bác sĩ

Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Nguyên nhân gây ra bệnh nấm miệng

Bình thường, hệ miễn dịch của chúng ta làm việc để đẩy lùi các sinh vật xâm nhập gây hại như virus, vi khuẩn, nấm và duy trì sự cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại thường trú trên cơ thể ta. Nhưng đôi lúc sự bảo vệ này thất bại, hậu quả là tăng số lượng nấm candida và gây ra đẹn miệng.

Loại nấm candida thường gặp nhất là Candida albicans. Một số yếu tố như suy giảm hệ niễm dịch có thể tăng nguy cơ mắc đẹn miệng.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh nấm miệng

Bạn có thể tăng nguy cơ mắc đẹn miệng nếu bạn có bất kì các vấn đề nào sau đây:

- Hệ miễn dịch yếu: bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ và người già vì họ là những người có miễn dịch yếu. Một số bệnh và phương pháp điều trị làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể như bệnh HIV, ung thư hay điều trị ung thư, ghép tạng và các thuốc thải ghép có thể làm yếu hệ miễn dịch.

- Bệnh tiểu đường: nếu tiểu đường mà không được chữa trị hay kiểm soát kém thì tuyến nước bọt có thể chứa một lượng lớn đường, làm tăng sự phát triển của candida.

- Nhiễm nấm âm đạo: Nhiễm nấm âm đạo gây ra bởi cùng một loại nấm gây nấm miệng. Bạn có thể lây truyền nấm sang con của bạn.

- Thuốc: một số loại thuốc hay kháng sinh có thể phá hủy sự cân bằng tự nhiên của các sinh vật thường trú trên cơ thể, làm tăng nguy cơ gây nấm miệng.

- Các vấn đề răng miệng khác: mang răng giả, đặc biệt là răng giả hàm trên hay có tình trạng khô miệng làm tăng nguy cơ bị nấm miệng.

4. Tác hại và biến chứng của bệnh nấm miệng

Bệnh nấm miệng là một căn bệnh nguy hiểm, gây tổn thương đến lưỡi, bên trong má hay vòm họng khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống, nói.

Nẩm miệng có thể không phải là vấn đề với người lớn. Nhưng với những người suy giảm miễn dịch như người điều trị ung thư và HIV/AIDS, những người có miễn dịch yếu như trẻ nhỏ và người già thì nấm miệng có thể sẽ nghiêm trọng. Nếu không được điều trị, nấm miệng có thể dẫn đến nhiễm candida hệ thống nghiêm trọng. Nếu bạn có hệ miễn dịch yếu, nấm có thể lan đến thực quản và các phần khác của cơ thể.

5. Các phương pháp điều trị bệnh nấm miệng

Chuẩn bị trước khi đi khám

Bạn có thể đi khám bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ nhi khoa. Tuy nhiên, nếu bạn có bệnh tìm ẩn dẫn tới tình trạng nấm miệng, bạn có thể tìm đến bác sĩ chuyên khoa để điều trị.

Dưới đây là một số thông tin để giúp bạn chuẩn bị cho cuộc hẹn.

Bạn nên làm gì

Bác sĩ có thể hỏi bạn một số câu hỏi. Hãy sẵn sàng trả lời họ để có nhiều thời gian cho những vấn đề bạn quan tâm hơn. Bác sĩ có thể hỏi:

  • Bạn bắt đầu có triệu chứng khi nào?
  • Gần đây bạn đã dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng không?
  • Bạn có bị hen suyễn không? Nếu vậy, bạn có sử dụng steroid dạng hít không?
  • Bạn có bất kỳ bệnh mạn tính nào không?
  • Bạn có bất kỳ triệu chứng nào mới không?

Chẩn đoán

Chẩn đoán nấm dựa vào vùng và xác định các nguyên nhân bệnh nền.

Nếu nấm chỉ giới hạn trong miệng

Để chẩn đoán nấm miệng, bác sĩ hay nha sĩ có thể:

  • Khám miệng để nhìn các tổn thương
  • Cạo một ít tổn thương để quan sát trên kính hiển vi
  • Nếu cần thiết, bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe tổng quát và làm xét nghiệm máu để xác định bạn có đang mắc bệnh nào là nguyên nhân gây đẹn miệng không.

Nếu nấm xuất hiện ở cả thực quản

Để chẩn đoán nấm thực quản, bác sĩ có thể đề nghị một trong các xét nghiệm dưới đây:

  • Sinh thiết: một mẫu mô sẽ được nuôi cấy trên một môi trường đặc biệt để xác định chủng vi khuẩn hay nấm nào đang gây ra các triệu chứng ở bạn.
  • Nội soi: với thủ thuật này, bác sĩ sẽ dùng một ống mềm có camera kèm đèn để kiểm tra thực quản, bao tử và phần trên của ruột non (tá tràng).
  • Khám tổng quát: nếu cần thiết, bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe tổng quát và làm xét nghiệm máu để xác định bạn có đang mắc bệnh nào là nguyên nhân nấm thực quản không.

Điều trị bệnh nấm miệng

Điều trị

Mục tiêu điều trị nấm miệng là ngăn chặn sự lan rộng nhanh chóng của nấm, nhưng cách điều trị có thể sẽ tùy thuộc vào tuổi, sức khỏe tổng quát và nguyên nhân gây nấm. loại bỏ nguyên nhân khi có thể có thể ngăn ngừa sự tái phát.

- Người lớn và trẻ lớn khỏe mạnh: bác sĩ sẽ có thể kê đơn thuốc kháng nấm. Thuốc có thể ở nhiều dạng khác nhau bao gồm viên ngậm, viên uống hay dung dịch súc miệng và sau đó uống vào luôn. Nếu các thuốc điều trị tại chỗ không hiệu quả, bác sĩ sẽ kê tới các thuốc có tác dụng toàn thân.

- Trẻ nhỏ và phụ nữ cho con bú: nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ và con bạn bị nấm miệng, bạn và trẻ có thể lây truyền nấm qua lại cho nhau. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng nấm nhẹ cho con bạn và kem kháng nấm để bạn thoa ngực.

- Người lớn suy giảm miễn dịch: trong đại đa số trường hợp, bác sĩ sẽ cho thuốc kháng nấm.

Nếu bạn vệ sinh răng miệng kém hay dùng steroid đường hít, nấm miệng có thể sẽ trở lại sau khi đã điều trị.

Biện pháp tự chăm sóc

Các biện pháp sau đây có thể giúp giảm nguy cơ nấm miệng:

- Rửa sạch miệng: hãy chắc rằng bạn đã rửa sạch miệng kĩ với nước hay đánh răng sau khi ăn, dùng một số loại thuốc.

- Đánh răng ít nhất hai lần và dùng chỉ nha khoa hằng ngày hay theo sự khuyến cáo của nha sĩ.

- Kiểm tra răng giả: lấy răng giả ra vào buổi tối. Chắc rằng răng giả của bạn vừa vặn và không gây kích thích. làm sạch răng giả hằng ngày. Hỏi nha sĩ về cách tốt nhất để làm sạch loại răng giả mà bạn đang dùng.

- Khám nha sĩ thường xuyên đặc biệt là khi bạn mắc đái tháo đường hay mang răng giả. Hãy tham khảo nha sĩ về lịch khám răng định kì của bạn.

- Cẩn thận với những thứ bạn ăn: cố gắng hạn chế lượng đường chứa trong thức của bạn. Đường sẽ tạo điều kiện cho candida phát triển.

- Duy trì mức đường huyết tốt nếu bạn đang bị đái tháo đường: kiểm soát tốt đường huyết có thể giảm lượng đường trong nước bọt, giảm thiểu sự phát triển của candida.

- Điều trị nấm sinh dục sớm nhất có thể.

- Điều trị khô miệng: hãy hỏi bác sĩ về các tránh hay điều trị khô miệng.

Để điều trị bệnh nấm miệng, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.

Từ khóa » đẹn Trăng Là Bệnh Gì