Những điều Cần Biết Về Bệnh Nhiệt Miệng, đẹn Trăng, đẹn Miệng, Loét ...
Có thể bạn quan tâm
1. BỆNH NHIỆT MIỆNG LÀ GÌ?
Bệnh nhiệt miệng được đặc trưng bởi các vết loét ở miệng giới hạn rõ, đau nhiều và dễ tái phát. Bệnh có thể khỏi tự nhiên và cho đến nay chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu nào đối với bệnh. Mục đích điều trị: giảm đau, nhanh lành sẹo và giảm tình trạng tái phát.
Cứ 5 người sẽ có 1 người bị nhiệt miệng, thường bị bệnh ở tuổi 20 và nữ mắc bệnh nhiều hơn nam.
2. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH NHIỆT MIỆNG
80% bệnh nhân lúc đầu có những dát đỏ sau đó loét hình tròn hoặc hình e- líp, nông, đáy màu vàng, bề mặt có màu trắng ngà, giới hạn rõ, xung quanh là quầng đỏ. Kích thước thường <10mm, rất đau. Bệnh thường lành không để lại sẹo trong 10-14 ngày. Vị trí thường gặp: niêm mạc môi, má, mặt dưới lưỡi. Một số trường hợp (10%) vết loét lớn kích thước > 10mm, sâu, có thể kéo dài đến 6 tuần và khi lành có thể để lại sẹo. Kèm theo có thể sốt, mệt mỏi. Hiếm gặp có thể có trường hợp bị nhiều vết loét nhỏ, kích thước từ 2-3 mm, đau nhiều, thường lành sau 7-10 ngày. Số lượng có thể lên đến 100.
3. TẠI SAO TÔI LẠI BỊ BỆNH NHIỆT MIỆNG
Nguyên nhân của bệnh chưa được biết rõ, có thể do sự phối hợp của gen, yếu tố môi trường và yếu tố miễn dịch. Một số yếu tố nguy cơ: Thay đổi nội tiết: kinh nguyệt, thai. Dị ứng thức ăn: Sữa bò, gluten, chocolate, các loại hạt, phô mai, chất tạo màu, tạo mùi và chất bảo quản trong thực phẩm. Thiếu các yếu tố vi lượng: Sắt, folate, vitamin B1, B2, B6, B12, kẽm. Chấn thương tại chỗ: Nguyên nhân có thể do thuốc tiêm gây tê, các thức ăn có cạnh sắc, nhọn, bàn chải đánh răng và các thủ thuật nha khoa. Stress: Lo lắng, trầm cảm, stress liên quan đến công việc và những trạng thái tâm thần khác có thể gây nên nhiệt miệng tái phát.
4. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
Hầu hết các trường hợp bệnh nhiệt miệng đều có thể được các bác sĩ da liễu chẩn đoán bằng cách nhìn. Tùy một số trường hợp, các bác sĩ có thể làm thêm một số xét nghiệm như công thức máu, nồng độ ferritine, folate, vitamin B/huyết thanh, HIV. Các bác sĩ có thể điều trị bằng corticoid thoa, xịt, tiêm, thuốc tê tại chỗ như lidocain, nước súc miệng sát trùng có chlorhexidine, triclosan. Những trường hợp nặng bác sĩ có thể sử dụng thuốc uống như colchicine, dapsone, azathioprine. 5. PHÒNG NGỪA Tránh chấn thương vùng miệng. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Điều trị các ổ nhiễm khuẩn vùng răng miệng. Tránh ăn các thức ăn cứng, cay nóng, không uống rượu. Tránh các stress về tâm lý. Tránh sử dụng các loại kem đánh răng có chứa sodium laudryl sulfate. Điều trị tích cực các bệnh kèm theo.Từ khóa » đẹn Trăng Là Bệnh Gì
-
Chữa Bệnh đẹn Trăng - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Đẹn Trăng - Tuổi Trẻ Online
-
Bệnh đẹn Trăng - VnExpress Sức Khỏe
-
Bệnh đẹn Trăng - LAVA VIETNAM
-
Cách đối Phó Với đẹn Trăng - SaoExpress
-
Nổi đẹn ở Nướu Răng Chữa Bằng Cách Nào?
-
Khi Nào Nổi đẹn Là Nghiêm Trọng? - Báo Thanh Niên
-
Bệnh Nấm Miệng - đẹn Lưỡi, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
-
Không Cần 1 Viên Thuốc Nào, đây Là Cách Trị đẹn Nhanh Và đơn Giản ...
-
Top 15 đẹn Trăng Là Bệnh Gì
-
Làm Gì Khi Bị Đẹn Trăng (Lỡ Miệng)? - Saimon Tobi - Ohay TV
-
Đẹn Trăng, Lưỡi Bản đồ - Y Học Cộng Đồng
-
Đẹn Miệng Là Gì? Cách Chữa Trị Nổi đẹn Trong Miệng
-
Lưỡi Trắng Là Bệnh Gì Và Nguyên Nhân Chính Dẫn đến Tình Trạng Này
-
Bệnh Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
Điều Trị Loét Và Ung Thư Miệng - Bệnh Viện FV - FV Hospital
-
Phân Biệt Nhiệt Miệng Và Ung Thư Lưỡi