Bệnh Nấm Phổi ở Gà Và Cách điều Trị Hiệu Quả Nhất - Goovet

Bệnh nấm phổi ở trên gà là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính vô cùng nguy hiểm tham khảo ngay nội dung hôm nay để nắm lòng, biểu hiện, triệu chứng, tác hại cách phòng và điều trị bệnh nấm phối ở trên gà tốt nhất

Bệnh Nấm phổi ở gà là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính của gà con từ 1 - 20 ngày tuổi có tỉ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao. Đặc trưng của bệnh là hình thành các u nấm màu vàng xám ở phổi và thành các túi khí

Nguyên Nhân gây bệnh nấm phổi ở trên gà

Bệnh nấm phổi ở gà được phát hiện lần đầu tiên và năm 1815 tại Đức và tới nay đã xuất hiện trên toàn thế giới. Nguyên nhân gây bệnh đến từ việc gia cầm hít bào tử nấm có trong môi trường chăn nuôi như trong không khí, máy ấp, máy nở, chất độn chuồn.

Bào tử nấm nhanh chóng phát triển thành ổ nấm, tạo những hạt màu trắng xám hay màu vàng ở phổi hoặc thành các túi khí, phá hoại mô bào, gây ảnh hưởng hô hấp và nấm tiết ra độc tố gây nhiễm độc huyết, gây trúng độc toàn thân và chết. Thông thường gia cầm nuôi nhốt theo phương pháp chăn nuôi tập trung thì bệnh thường nặng hơn nuôi chăn thả.

Triệu chứng bệnh nấm phổi ở gà

Gà bị bệnh nấm phổi thường có những triệu chứng điển hình như sau:

Gà bệnh khó thở, thở hổn hển, vươn dài đầu há mồm thở đặc biệt không nghe tiếng khò khè, chảy nước mũi như ở một số bệnh đường hô hấp khác

Gà mắc bệnh cơ thể mệt mỏi, giảm ăn, chậm lớn, tiêu chảy. Gà con bị bệnh có trạng thái chung xấu đi và thường ngủ lịm, biểu hiện thần kinh. Gà lờ đờ, chân khô, cơ thể gầy.

Trong chăn nuôi tập trung, bệnh thường phát ra đồng loạt và gà chết nhanh sau 1-2 ngày ở gia cầm non từ 1 đến 2 tuần tuổi.

Thể bệnh mãn tính thường thấy ở gia cầm trưởng thành, viêm đường hô hấp điển hình kéo dài. Gia cầm chết do gầy rạc và suy hô hấp

Viêm kết mạc một hoặc hai mắt, sưng phồng quanh mắt, chảy nước mắt ngày càng tăng dẫn đến mù, gầy và chết.

Bệnh tích bệnh nấm phổi ở gà

Bệnh tích chủ yếu trên phổi: Các hạt nấm màu trắng xám hoặc vàng trên phổi, hạt nấm có thể như hạt gạo, rắn; nếu bệnh nặng, cắt phổi thấy hạt nấm lan hết các phế nang, phế quản làm phổi đặc, chắc, khi thả xuống nước, phổi lơ lửng hoặc chìm.

Một số trường hợp, nấm lan sang màng phổi, túi khí, kế phát vi khuẩn gây viêm.

Phòng bệnh nấm phổi ở gà

Thường xuyên vệ sinh, định kỳ khử trùng môi trường khu ấp, nở, chuồng nuôi, các dụng cụ, thiết bị chăn nuôi, đặc biệt mùa mưa ẩm, không để nấm mốc phát triển.

Sử dụng chất độn chuồng mới, sạch, không nấm mốc, bụi bẩn; được phơi khô, phun hoặc xông khử trùng.

Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, gia cầm khỏe mạnh sẽ hạn chế mắc bệnh.

Phòng bệnh nấm phổi ở gà

Định kỳ phun sát trùng chuồng trại 1-2 lần/tuần bằng POVIDINE-10% CAO CẤP liều 10ml/3 lít nước, vệ sinh chuồng thông thoáng không bị ẩm, tránh để nấm mốc có điều kiện phát triển. , thức ăn nước uống sạch sẽ.

Nâng cao sức đề kháng cho gà bổ sung hàng ngày (2g GLUCO K-C THẢO DƯỢC + 2ml BỔ GAN THẬN + 1ml G-POLYACID)/1 lít nước uống.

Ngoài ra sử dụng NẤM PHỔI, NẤM DIỀU CAO CẤP (1g/10kg thể trọng), dùng từ 3-5 ngày để phòng bệnh.

Cách điều trị bệnh nấm phổi ở gà

Điều trị:- Vệ sinh chuồng trại, thay chất độn chuồng mới đã được xử lý bằng thuốc diệt nấm. Phun nền, tường chuồng, ngâm máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi bằng CuSO4.

- Phun thuốc sát trùng G-OMNICIDE (2-3ml/1 lít nước) hoặc G-ALDEKOL DES FF (15ml/1 lít nước), ngày 1 lần.

- Pha nước uống hoặc trộn thức ăn:

+ Sáng: NẤM PHỔI, NẤM DIỀU CAO CẤP (1g/8kg thể trọng)

+ Trưa: (1g ĐIỆN GIẢI THẢO DƯỢC GLUCO K+C + 2ml BỔ GAN THẬN + 1g MEN CHỊU KHÁNG SINH)/1 lít nước uống.

+ Chiều: GENTADOX 150 (1g/5-10kg thể trọng) hoặc TIALOR (1g/5-7kg thể trọng) hoặc FDB 20S (1g/2 lít nước)

Dùng liên tục trong 3- 5 ngày.

Trên đây là tất tần tật những thông tin quan trọng để bà con hiểu rõ được bệnh nấm phổi ở trên và cũng như cách điều trị tốt nhất. Chúc quý bà con thành công, mọi thắc mắc cần tư vấn vui lòng liên hệ Hotline: 02103.555.855

Từ khóa » Gà Lờ đờ