Một Số Bệnh Thường Gặp ở Gà Chọi - Trại Giống Thu Hà
Có thể bạn quan tâm
-
Trại Giống Thu Hà
Ms Hà: 0983.882.813 - Trang chủ
- Con giống quý
- Gà Giống Minh Dư
- Gà Đông Tảo
- Gà Quý phi
- Gà H' Mông
- Gà tây
- Gà ác
- Chim trĩ
- Gà chín cựa
- Gà ngan vịt ngỗng
- Gà giống
- Vịt giống
- Ngan giống
- Ngỗng giống
- Kỹ thuật nuôi
- Kỹ thuật nuôi vịt
- Kỹ thuật nuôi ngan
- Kỹ thuật nuôi gà
- Phòng Và Trị Bệnh
- Kỹ thuật nuôi gia cầm
- Cám, thức ăn chăn nuôi
- Kỹ thuật thức ăn chăn nuôi
- Tìm hiểu con giống
- Các giống gà
- Các giống ngỗng
- Các giống vịt
- Các giống ngan
- Tài liệu tham khảo
- Chăn nuôi gà
- Chăn nuôi ngan
- Chăn nuôi ngỗng
- Chăn nuôi vịt
- Chăn nuôi chim trĩ
- Chăn nuôi chim cút
- Chăn nuôi đà điểu
- Chăn nuôi bồ câu
- Chăn nuôi heo
- Tin tức
- Tin tức trại giống
- Chế Biến Món Ăn
- Thị trường nông nghiệp
- Mô hình chăn nuôi
- Giải Đáp - Tư Vấn Chăn Nuôi
- Thiết bị chăn nuôi
- Liên hệ
- Trang chủ
- Tài liệu tham khảo
- Chăn nuôi gà
Các bệnh thường gặp ở gà chọi như Bệnh Newcastle, Bệnh Gumboro, Bệnh đậu gà, Cúm gia cầm, Bệnh tụ huyết trùng gà, Bệnh Marek, Bệnh hô hấp mãn tính
1. Bệnh Newcastle:
* Triệu chứng: Bệnh diễn biến theo 3 thể: - Thể quá cấp tính: + Bệnh diễn biến nhanh , chết trong 25-48 giờ. + Biểu hiện chung ( không rõ rệt ) như: bỏ ăn , ủ rũ , xù lông , gục đầu , sốt , khó thở… - Thể cấp tính: + Gà bị bệnh ủ rũ , ăn ít sau bỏ ăn , thích uống nước , lông xù , xã cánh đứng rù hoặc nằm một chỗ. + Da toàn thân tím tái , xuất huyết hay thủy thũng mồng và yếm gà , có nhiều dịch nhờn chảy ra từ mũi và mỏ. + Có biểu hiện thở khó , thở khò khè. + Diều phình to , đi ỉa phân lẫn máu màu phân trắng xám mùi tanh. - Thể mãn tính: thường xảy ra sau đợt dịch. + Đầu gà ngoẻo sang một bên , liệt chân , đầu mỏ gục xuống , mất thăng bằng , có khi quay vòng tròn. + Gà bị rối loạn hô hấp , thần kinh , kiệt sức rồi chết. * Điều trị : - KHÔNG có thuốc điều trị bệnh này , khuyến cáo người nuôi nên tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm phòng vacxin của cán bộ thú y. - Khi xuất hiện gà bị bệnh cần cách ly ngay những con bị bệnh. - Bố sung điện giải , vitamin C cho gà. - Sát trùng chuồng trại.2. Bệnh Gumboro:
* Triệu chứng: - Thời gian gà ủ bệnh rất ngắn 2-3 ngày. + Biểu hiện dễ nhận biết nhất là gà mổ vào hậu môn của nhau. + Lông xù , mắt gà lờ đờ , dáng đi run rẩy. + Giảm ăn , giảm cân , phân tiêu chảy màu trắng loãng , sau chuyển sang màu nâu , dính đầy xung quanh hậu môn. * Điều trị: - Đây là bệnh gây suy giảm miễn dịch ở gà , nên khi gà bị bệnh tuyệt đối không được sử dụng thuốc kháng sinh cho gà. - Tuân thủ lịch tiêm phòng Gumboro của cán bộ thú y. - Chỉ điều trị theo triệu chứng cho gà , nếu có bệnh kế phát thì chỉ được dùng 1 lượng kháng sinh bằng 1/2 liều điều trị. + Dùng Paracetamol ( Acetaminnophen ) hoặc Analgin để hạ sốt. + Bổ dung nước , điện giải , VTM C cho đàn gà. + Dùng thuốc giải độc gan thận và tăng cường miễn dịch ( Novigol , Biomun , Escent L , Toxinil plus liquid ). + Sau 2 ngày điều trị thì dùng kháng sinh phổ rộng đề phòng kế phát ( Oxytetracycilne , Doxycycline , Enrofloxacine ). + Ngoài ra phải bổ sung men tiêu hóa sống chịu kháng sinh.3. Bệnh đậu gà: đây là bệnh truyền nhiễm do vius gây nên.
* Triệu chứng: - Thể quá cấp: + Xảy ra ở những vùng chưa có dịch "đậu" bao giờ. + Gà tự nhiên thở khó , mỏ há , thở khò khè từng cơn , mào tím ngắt , vài giờ thì chết. + Niêm mạc miệng có nhiều chấm đỏ. - Thể cấp tính: + Mụn đậu , màng giả yết hầu , viêm màng mũi có thể xuất hiện từng triệu chứng một hoặc cả 3. - Thể mạn tính: + Gà sổ mũi dai dẳng hoặc có ít màng giả. + Cơ thể gầy suy yếu dần rồi chết. * Điều trị: + Cậy vẩy mụn đậu , rửa sạch bằng nước muối loãng. + Hàng ngày bôi dung dịch 1%Xanhmetylen hoặc Lugol 1% lên mụn đậu , sau ít ngày mụn đậu sẽ khô dần và tự bong. + Làm sạch các mụn đậu rồi bôi các chất sát trùng nhẹ như Glycerin10% , CuSO4 5%. + Bổ xung thêm Vitamin đặc biệt Vitamin-A. + Nếu bệnh nặng cần dùng kháng sinh phòng vi khuẩn bội phát. + Đốt chất thải của gà , độn chuồng , độn ổ đẻ. + Phun sát trùng thường xuyên trong thơi gian gà bị bệnh. + Chủng đậu cho các đàn chưa mắc bệnh ở khu vực xung quanh đàn gà bị bệnh. 4.Cúm gia cầm: * Triệu chứng: + Gà bị bệnh cúm thường sốt cao , chảy nước mắt. + Đứng tụm một chỗ , lông xù , phù đầu và mắt. + Da tím tái , chân xuất huyết , chảy nước dãi , mào và yếm tím tái. + Biểu hiện ăn ít , giảm sản lượng trứng , một số con còn có thể bị co giật. * Điều trị: Khi dich xảy ra thì tuyệt đối không được phép vận chuyển gia cầm từ nơi có dịch đi đến nơi khác và ngược lại. - Tiêu diệt toàn bộ gia cầm , thủy cầm bằng cách giết chết sau đó chôn hoặc đốt; dọn sạch phân , chất độn chuồng. - Không giết gia cầm cũng như sử dụng sản phẩm gia cầm mắc bệnh. - Khi tham gia chống dịch nên trang bị đầy đủ các dụng cụ như mũ , áo , quần , ủng , kính che mắt , găng tay , khẩu trang… - Không tự ý nuôi gia cầm , thủy cầm trở lại khi chưa có sự cho phép của các cơ quan chức năng. - Sát trùng nơi chôn gia cầm , dụng cụ chăn nuôi , chuồng trại , phương tiện vận chuyển , quần áo lao động bằng các dung dich sát trùng Povidone iod. - Ở vùng , trại chưa có dịch: + Tiêm vaccin phòng bệnh cúm gia cầm. + Không tiếp xúc hoặc mua giống cũng như các sản phẩm của gia cầm , thủy cầm từ các vùng có dịch. + Hạn chế sự thăm viếng của khách vào trại. + Hạn chế chim hoang xâm nhập vào trại bằng cách dùng lưới vây xung quanh chuồng trại. + Thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại ( 3 ngày/1 lần ) , dụng cụ chăn nuôi , phương tiện vận chuyển5. Bệnh tụ huyết trùng gà:
* Triệu chứng: - Thể quá cấp + Gà chết đột ngột , có trường hợp đang ăn lăn đùng ra chết. + Da tím bầm , mũi miệng chảy nước nhờn và có lẫn máu. + Tích sưng căng phồng. - Thể cấp tính: + Gà sốt cao 42-43°C , ủ rũ , bỏ ăn , xù lông , đi lại chậm chạp. + Từ mũi miệng chảy ra một chất nước nhớt có bọt lẫn máu màu đỏ sẫm , đi ỉa phân lỏng như màu sôcola. + Biểu hiện khó thở , mào yếm tím bầm do tụ máu , cuối cùng con vật chết do ngạt thở. - Thể mãn tính: + Yếm sưng thuỷ thũng và đau , viêm hoại tử rồi hình thành cục cứng. + Con vật thường gầy còm , da bọc xương do mầm bệnh tác động vào nhiều cơ quan phủ tạng trong cơ thể. + Có hiện tượng viêm khớp mạn tính ( khớp đùi , đầu gối , cổ chân ) và viêm phúc mạc mạn tính. + Hoại tử mãn tính ở màng não có thể dẫn đến triệu chứng thần kinh. * Điều trị: - Có thể dùng Enrofloxaxin , Neomycin , Streptomycin , Tetracyclin hay Sulphaquinoxolone trộn vào thức ăn hoặc nước uống. - Bổ sung chất điện giải , B – complex , Vitamin C để tăng sức đề kháng.6. Bệnh Marek :
* Triệu chứng: - Thể cấp tính: chủ yếu trên gà 4-8 tuần tuổi , có thể sớm hơn; không có triệu chứng điển hình ngoài hiện tượng chết đột ngột. + Tỉ lệ chết cao có khi tới 20-30% , thường thể hiện triệu chứng ủ rũ , gầy yếu trước khi chết. + Bỏ ăn , tiêu chảy phân lỏng , đi lại khó khăn , bại liệt , xả cánh , u ể oải , nhạt màu mồng và tích gà. - Thể mãn tính: xảy ra ở gà 4-8 tháng tuổi. + Đi lại khó khăn , liệt nhẹ rồi dần dần bại liệt hoàn toàn. + Đuôi có thể rũ xuống hoặc liệt , cánh xả xuống một hoặc hai bên. + Một số có hiện tượng viêm mắt , viêm mống mắt , dẫn đến rối loạn thị giác có thể mù mắt. + Gà trống suy giảm khả năng đạp mái , gà mái giảm đẻ. * Điều trị: - Đây là bệnh do virus gây ra , do đó không có thuốc đặc trị , vì thế cần phát hiện sớm gà bệnh. + Chôn hoặc đốt gà chết do bệnh , tách riêng gà bệnh và gà khỏe , để trống chuồng ít nhất là 3 tháng trước khi nuôi đợt mới. + Tiêm dưới da cổ vaccin Marek cho gà giống , gà nuôi lấy trứng vào lúc 1 ngày tuổi để phòng bệnh. + Hàng ngày quét , nhặt lông và đốt hết lông vì virus tồn tại lâu trong lông. + Không nuôi lẫn lộn gà lớn và gà con , nuôi riêng gà con và gà mái đẻ. + Sát trùng trứng , cơ sở ấp trứng và nơi nuôi gà con nhằm ngăn ngừa sự lan truyền virus. + Định kỳ cũng như sau mỗi lần xuất chuồng cần vệ sinh sát trùng chuồng trại , dụng cụ chăn nuôi. + Bổ sung các chất trợ sức trợ lực cho đàn gà như: Glucozo , Vitamin C.7. Bệnh hô hấp mãn tính ( CRD - Chronic respiratory Disease )
*Triệu chứng: - Ở gà con: + Khi mới nhiễm bệnh gà thường biểu hiện dịch chảy ra ở mũi , mắt , lúc đầu dịch trong và sau đó đặc và nhày trắng. + Ho , thở khó và khò khè về sáng và ban đêm , ăn ít , chậm lớn. Nếu ghép với E.coli thì gà sốt cao , rất khó thở và tỷ lệ chết lên tới 30%. - Ở gà lớn: Tăng trọng chậm , kém ăn , thở khò khè , hắt hơi , một số con chảy nước mũi. - Đối với gà đẻ: những ngày đầu giảm ăn , mất cân , giảm đẻ trứng. + Sau đó chảy nước mắt , nước mũi , hắc hơi , sưng mặt , viêm kết mạc mắt , thở khò khè , trứng đổi màu , xù xì. + Nếu ghép với E.coli thì trứng méo mó và vỏ trứng có vệt đỏ lấm tấm. *Điều trị: - Tách riêng gà bị bệnh , tiến hành khử trùng chuồng trại sạch sẽ. - Tăng cường sức đề kháng cho toàn đàn bằng VTM C , các thuốc bổ trợ. - Điều trị kết hợp giữa kháng sinh Tylosin điều trị bệnh đường hô hấp và Gentamycin điều trị bệnh kế phát. - Đảm bảo chuồng luôn thoáng mát , đảm bảo vệ sinh. Website: Trại Giống Thu Hà Bài viết Một số bệnh thường gặp ở gà chọi được 4 / 5 với 62933 bình chọn. ☆☆☆☆☆Bài liên quan
Hướng dẫn chăm sóc gà con
Kỹ thuật nuôi gà sinh sản siêu thịt
Cách phân biệt gà chín cựa thuần chủng và gà lai
Cách kiểm tra độ tuổi của từng quả trứng gà
Gà nòi Việt Nam
Kỹ thuật sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi
4 cách để nâng cao sức bền cho bộ xương của gà đẻ
Hướng dẫn vào nghệ cho gà chọi
Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà H’Mông thương phẩm
Chọn gà nòi qua thế đá
Các bệnh thường gặp ở gà tre
Chọn gà nòi qua sắc lông
Kỹ thuật nuôi và cách huấn luyện gà chọi cơ bản
Vệ sinh, thức ăn, nước uống nuôi gà
Đặc điểm giống gà hồ
Đặc điểm gà ri
Đặc điểm giống gà AA (ARBOR ACSRES)
Kỹ thuật chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh với giống gà ai cập
kỹ thuật nuôi gà ta đẻ trứng.
Những lưu ý trong chăn nuôi gà thả vườn
Giới thiệu
Trại Giống Thu Hà phân phối các loại con giống: gà giống, ngan giống, vịt giống, ngỗng giống trên toàn quốc ( An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang , Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Bình , Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Yên , Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội, Hồ Chí Minh ). Phương châm của chúng tôi UY TÍN và CHẤT LƯỢNG là hàng đầu, vì sự hài lòng của khách hàng là sự tồn tại của chúng tôi. Xin cảm ơn bà con đã quan tâm và tin tưởng Trại giống Thu Hà, chúc bà con thành công.
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THU HÀ
THU HA AGRICULTURE DEVELOPMENT COMPANY LIMITED (TH ADE CO.,LTM) Số 0700789301 , Do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Nam Cấp ngày 16/05/2017. Địa chỉ: Thôn 5, Xã Phù Vân, TP. Phủ Lý , Hà Nam Ms Thu Hà: 0983.882.813 - 0941.771.563 Email: traigiongthuha@gmail.com Zalo: 0941.771.563
Fanpage Trại Giống Thu Hà
Trại Giống Thu Hà
HỖ TRỢ THANH TOÁN QUA
CHÍNH SÁCH
Chính sách bảo hành và đổi trả Chính sách và hình thức thanh toán Chính sách và quy định chung Chính sách về bảo mật thông tin Chính sách về quy trình xử lý khiếu nạiMẠNG XÃ HỘI
Copyright ©2010 traigiongthuha.com, All rights reserved
Tư vấn khách hàng 0983.882.813 0941.771.563Chat với Trại Giống Thu Hà
Chào bạn, Trại giống Thu Hà sẵn sàng giải đáp thắc mắc của bạn.
Bắt đầu chat qua Messenger Bắt đầu chat qua ZaloTừ khóa » Gà Lờ đờ
-
25 Căn Bệnh Phổ Biến Của Gà, Cách Nhận Biết, Phòng Và điều Trị
-
9 Bệnh Thường Gặp ở Gà & Cách Phòng Tránh Hiệu Quả Nhất
-
Một Số Bệnh Thường Gặp ở Gà Thả Vườn Và ... - Cổng Thông Tin điện Tử
-
5 BỆNH HAY GẶP TRÊN GÀ - Thuốc Trang Trại
-
Gà Bị Thâm Mào Là Bệnh Gì? - Thiên Nguyên
-
Nguy Cơ Tiềm ẩn Khi Gà Há Miệng Thở - Thiên Nguyên
-
Gà ủ Rũ, Thờ Khò Khè Rồi Chết Là Mắc Bệnh Gì? | VTC16 - YouTube
-
Nhận Biết Các Loại Bệnh ở Gà Và Cách [Phòng Bệnh][Chữa Bệnh]
-
Những Bệnh Thường Gặp Khi Nuôi Gà Thả Vườn
-
Xử Lý Khi Gà Có Biểu Hiện ủ Rũ, Sốt Cao, Bỏ ăn, Lông Xù
-
Gà Nhà Tôi được Khoảng 2kg, Tự Nhiên Thường Bị Lảo đảo, Mắt Lờ đờ ...
-
Chủ động Phòng Các Bệnh Thường Gặp Trong Chăn Nuôi Gà Vào Mùa ...
-
Bệnh Nấm Phổi ở Gà Và Cách điều Trị Hiệu Quả Nhất - Goovet