Bệnh Nang Lông Dưới Da Vùng Xương Cùng Cụt - Xoang Lông
Có thể bạn quan tâm
Ảnh minh họa. Nguồn: healthdirect.gov.au
Gọi là bệnh xoang lông (Pilonidal disease, Manladie pilonidale) vì trong xoang có lông, còn được gọi là nang lông hay nang cùng cụt vì nằm ở vùng xương cùng xương cụt. Bệnh khởi phát từ một khoang giả nang phát triển trong mô tế bào dưới da của vùng cụt, rồi hình thành một u hạt, có nhiễm trùng ít hay nhiều ở chung quanh các sợi lông.
Sinh bệnh học
Lúc đầu, bệnh được hình thành từ một khoang giả nang trong có nhiều lông. Nang lông thông với da bởi một hay nhiều đường nguyên thủy và những đường thứ phát. Đường nguyên thủy được biểu mô hóa và đường thứ phát là hậu quả của quá trình tạo rò.
Trước kia, người ta xếp bệnh xoang lông vào loại bệnh bẩm sinh. Ngày nay, người ta coi bệnh xoang lông, trong hầu hết các trường hợp, là bệnh mắc phải. Bệnh thấy nhiều ở những người rậm lông. Yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh là ngồi nhiều. Bệnh gặp nhiều ở những người làm nghề lái xe (các tác giả Mỹ gọi bệnh này là jeep disease).
Cơ chế hình thành bệnh như sau: Lông hay tóc tự nhiên bị cắt đứt, tập trung lại thành đám nằm ở đỉnh rãnh liên mông, rồi đâm xuyên ra ngoài, hoàn toàn nằm ở mô tế bào dưới da. Các sẹo là những yếu tố thuận lợi cho sự di chuyển của lông.
Lâm sàng
Bệnh gặp rất nhiều ở nam hơn ở nữ (tỉ lệ 6/1 trong thống kê của Sarles và Copes). Tuổi mắc bệnh trung bình là 30.
Trong thể cấp tính, bệnh được biểu hiện bằng một áp xe nằm ở vùng giữa của đỉnh rãnh liên mông. Áp xe hiếm khi tự khỏi. Nếu có khỏi thì cũng dễ bị tái phát. Về diễn tiến, thường thì ổ áp xe mở ra ngoài da. Khi áp xe vỡ ra ngoài thì các triệu chứng của viêm nhiễm hết.
Biểu hiện của bệnh xoang lông thường là một rò mở ra ở sau hậu môn.
Nhưng rò cũng có thể mở ra ở nơi khác thấp hơn, thậm chí có thể mở ra ở trước hậu môn, lúc này chẩn đoán thường khó. Khi chẩn đoán khó, phải bơm hơi hay bơm xanh methylen vào lỗ rò, thấy xuất hiện những bong bóng. Những bong bóng này không nằm trong lòng ống hậu môn như trong rò hậu môn mà ở vùng sau xương cụt. Nếu chẩn đoán chưa được xác định, cần chụp X-quang đường rò, thấy đường rò nằm ở xa ống hậu môn.
Bệnh xoang lông và bệnh viêm tuyến mồ hôi là hai bệnh hoàn toàn khác nhau, không có chung một nguyên nhân, nhưng lại hay đi kèm với nhau.
Một xoang lông không được chữa trị sẽ tái đi tái lại.
Điều trị
Nạo sạch
Gây tê tại chỗ. Khoét bỏ hay không khoét bỏ các lỗ rò ở ngoài da. Nạo và rửa xoang. Sau khi xoang đã được làm sạch, bơm vào nang 2 ml acid phenic nguyên chất. Một số bệnh nhân đạt kết quả tốt.
Phẫu thuật
Mổ cắt bỏ lấy đi xoang lông. Sau khi cắt bỏ, vết mổ được khâu kín lại ngay hay để hở, tự nó sẽ làm sẹo. Cách này hiện nay được đa số các phẫu thuật viên sử dụng.
Kỹ thuật
Vùng mổ được nạo lông thật sạch. Bệnh nhân nằm sấp, hai chân dạng. Dùng băng kéo to bản kéo hai mông sang hai bên để banh rộng vùng giữa hai mông. Banh rộng hai mông để có một phẫu trường rộng rãi, dễ dàng cho các động tác phẫu thuật.
Bơm xanh methylene vào lỗ rò để dễ dàng nhận định thương tổn, dùng dao mổ thường, rạch da hình thoi, hai cạnh hình thoi ôm lấy lỗ rò và xoang nguyên phát. Hai cạnh của hình thoi gần hay xa tùy theo thương tổn nhỏ hay to.
Cần lưu ý là xoang nguyên phát có khi ở rất thấp, ngay trên ống hậu môn. Dùng dao điện cắt bỏ dần mô bệnh, cắt cho tới cân cùng-trực tràng. Nếu có những ngóc ngách ở hai bên, bắt buộc phải cắt bỏ rộng rãi mô tế bào dưới da. Cầm máu thật kỹ để không phải dẫn lưu.
Vết mổ được khâu lại. Khi khâu, mũi kim lấy sâu, tất cả các lớp và cả cân sau xương cùng. Để thấy rõ đáy vết mổ, thuận lợi cho động tác khâu, không thắt chỉ ngay mà sau khi khâu xong cả đường rạch mới thắt chỉ. Nên khâu theo kiểu Donati để da không bị cuộn, dễ liền sẹo hơn.
Trường hợp phải cắt bỏ rộng rãi, nếu đường khâu bị căng thì nên rạch thêm một đường song song với đường mổ (contre incision), để đường khâu không bị căng, dễ liền sẹo hơn. Không cần dẫn lưu, ngay cả với ống dẫn lưu nhỏ kiểu Redon, với điều kiện là cầm máu phải thật tốt. Dẫn lưu dễ làm vết mổ nhiễm trùng từ ngoài vào. Băng ép vết mổ.
Săn sóc sau mổ
Không dùng kháng sinh. Không để bệnh nhân táo bón. Bệnh nhân có thể ngồi dậy và đi lại ngay ngày hôm sau.
Ngày sau mổ bỏ băng ép. Vết mổ được rửa sạch bằng cồn iod và băng kín. Ngày thứ 10 cắt chỉ. Nếu vết mổ để hở không khâu, sẽ liền sẹo sau một thời gian, tối thiểu là 2 tháng.
Ngày thứ 8 cạo lông thật sạch, trong tháng đầu mỗi tuần cạo lông một lần, rồi sau đó có thể thay cạo lông bằng bôi thuốc ngăn chặn mọc lông trong một năm. Lông là nguyên nhân của tái phát bệnh.
Trong ba tháng đầu, hàng tháng khám lại. Trong những tháng tiếp sau, hàng hai tháng khám lại. Trước khi khám lại phải cạo lông thật sạch, phải nhổ những sợi lông mọc ở vết sẹo. Khi khám phải quan sát thật kỹ.
Theo dõi một năm. Nếu không có tái phát, bệnh được coi như khỏi hẳn.
Kết quả
Với cách điều trị như trên, kết quả tốt đạt 95% các trường hợp, tái phát 5%. Nếu được theo dõi tốt, kết quả có thể đạt 100%.
Khâu kín ngay trong thì đầu hay để hở không khâu, tỉ lệ khỏi bệnh như nhau. Nhưng nếu để hở không khâu, thời gian nằm viện không phải 10 ngày mà lâu hơn, thời gian trở lại công tác không phải là một tháng mà lâu hơn.
Từ khóa » Viêm Rò Vùng Cùng Cụt
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Viêm Rò Xoang Lông Vùng Cùng Cụt
-
Viêm Xoang Lông Vùng Cùng Cụt Và Những Thông Tin Không Thể Bỏ Qua
-
Điều Trị Viêm Rò Nang Lông Vùng Cùng Cụt Bằng Nội Soi
-
Rỉ Dịch Vùng Cùng Cụt ở Những Người Trẻ Tuổi
-
Nang Tổ Lông - Bệnh Viện Đại Học Y Dược
-
Điều Trị Viêm Rò Nang Lông Vùng Cùng Cụt Bằng Nội Soi - Suckhoe123
-
Phẫu Thuật Nội Soi điều Trị Bệnh Viêm Rò Xoang Lông Vùng Cùng Cụt
-
Phẫu Thuật điều Trị Bệnh Tổ Lông Vùng Cùng Cụt | UMC - YouTube
-
VIÊM XOANG LÔNG DƯỚI DA VÙNG CÙNG CỤT (KYST ...
-
Nang Tổ Lông: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Phòng Ngừa Và điều Trị?
-
Bệnh Xoang Lông - Bệnh Viện FV - FV Hospital
-
Chủ đề Viêm Xoang Lông Cùng Cụt - Vinmec
-
Phẫu Thuật Thoát Vị Màng Não Tủy Vùng Lưng/cùng Cụt | Vinmec
-
ĐIỀU TRỊ VIÊM RÒ NANG LÔNG VÙNG CÙNG CỤT BẰNG NỘI SOI