Nang Tổ Lông: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Phòng Ngừa Và điều Trị?
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Nang tổ lông là gì?
- 2. Các dấu hiệu nhận biết nang tổ lông?
- 3. Nguyên nhân dẫn đến nang tổ lông là gì?
- 4. Khi nào nên khám bác sĩ?
- 5. Nang tổ lông được điều trị như thế nào?
- 7. Nang tổ lông được phòng ngừa như thế nào?
Một vài người, có cơ địa đặc biệt, thỉnh thoảng sẽ có những nốt lõm, hay lỗ rò ở những vị trí cùng cụt. Có nhiều lúc những nốt lõm này sẽ sưng viêm lên, khi trở nên trầm trọng hơn chúng sẽ tạo thành những ổ sưng. Thậm chí, chúng còn có thể rỉ dịch mủ, có mùi hôi gây mất thẩm mỹ, khó chịu và đau đớn. Trên thực tế, có một bệnh lý giải thích được vấn đề này, được gọi là nang tổ lông. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về nang tổ lông qua bài viết dưới đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô!
1. Nang tổ lông là gì?
Nang tổ lông là một túi chứa lông và các mẫu vụn tróc ra của da. Chúng thường nằm ở xương cùng, ngay ở trên đỉnh khe mông. Bình thường nang tổ lông có thể không gây khó chịu. Tuy nhiên nếu bị các yếu tố tác động kích thích, nang tổ lông có thể bị viêm, thậm chí thành ổ áp xe, chứa đầy mủ gây đau đớn cho người bệnh.
Tỷ lệ người có nang tổ lông là khoảng 26 trên 100.000 dân. Với độ tuổi trung bình là 19 tuổi đối với nữ và 21 tuổi đối với nam. Nam giới có tỉ lệ mắc nang tổ lông cao gấp hai đến bốn lần so với nữ giới.
2. Các dấu hiệu nhận biết nang tổ lông?
Những người có nang tổ lông, họ sẽ có một hoặc nhiều vết lõm (lỗ rò ra da) phía sau lưng ở vùng xương cụt. Đôi khi chúng cũng có thể xuất hiện ở rãnh các ngón tay. Tuy nhiên, tình trạng này không gây khó chịu gì trừ khi có những yếu tổ tác động gây viêm nhiễm.
Khi bị viêm, nếu không điều trị sớm dần, nang tổ lông sẽ trở thành ổ áp xe, với các dấu hiệu:
- Đau đớn vùng cùng cụt
- Sưng tẩy đỏ vùng cùng cụt
- Mủ xanh, vàng chảy ra từ lỗ rò trên da
- Có mùi hôi do mủ chảy ra
- Sốt, khó chịu, buồn nôn
3. Nguyên nhân dẫn đến nang tổ lông là gì?
Nguyên nhân chính xác của u nang lông là không rõ ràng. Tuy nhiên, hầu hết các tình trạng này dường như được gây ra bởi những sợi lông có điều kiện xâm nhập sâu vào da. Ví dụ như trong trường hợp da bị cọ xát, mặc quần áo bó sát, đi xe dằn xóc nhiều, ngồi lâu… Chúng tạo điều kiện làm cho lông đâm sâu vào da. Vùng dưới da xem lông như một vật lạ ngoài cơ thể, gây phản ứng tạo thành nang quanh vùng lông.
Ngoài ra, một số người có thể dễ phát triển u nang lông khi có các yếu tố nguy cơ, như:
- Béo phì
- Lối sống ít vận động
- Ngồi lâu hoặc thường xuyên bị ma sát mông gây tăng tiết mồ hôi
- Khe mông sâu
- Có nhiều lông trên cơ thể
- Lông, tóc cứng hoặc dày
- Vệ sinh kém
- Di truyền, nang tổ lông có khuynh hướng cùng mắc trong gia đình
4. Khi nào nên khám bác sĩ?
Nếu bạn nghi ngờ có nang tổ lông, dù chưa có dấu hiệu gì gây khó chịu cho bạn. Hãy nên khám bác sĩ tối thiểu một lần để được tư vấn các biện pháp phòng ngừa, không để nang bị viêm nhiễm.
Trong trường hợp vùng cùng cụt sưng đau, chảy dịch, rỉ mủ, có mùi hôi, hãy đến cơ sở y tế để được điều trị phù hợp.
5. Nang tổ lông được điều trị như thế nào?
Nang tổ lông nếu trở nên viêm mạn tính, hay tái đi tái lại nhiều lần có có thể tăng nguy cơ phát triển một loại ung thư da gọi là ung thư biểu mô tế bào vảy.
Điều trị bệnh nang tổ lông tùy thuộc tình trạng tổn thương. Đối với trường hợp nang tổ lông nhiễm khuẩn, tạo thành áp-xe thì phải rạch và dẫn lưu mủ. Nếu nang tổ lông tiếp tục viêm tái phát, sẽ cần phẫu thuật lớn hơn để loại bỏ hoàn toàn nang bên trong.
Sau phẫu thuật, bác sĩ có thể:
- Để vết thương hở: Vết thương phẫu thuật sẽ được để mở và lấy băng gạc che lại. Điều này tạo điều kiện để vết thương có thể lành từ dưới lên trên. Tuy nhiên, phương pháp này làm cho thời gian lành thương lâu hơn nhưng thường có nguy cơ tái phát thấp hơn.
- Đóng vết thương bằng chỉ khâu: Phương pháp này mặc dù thời gian lành vết thương nhanh hơn, nhưng nguy cơ tái phát cao hơn.
7. Nang tổ lông được phòng ngừa như thế nào?
Để giúp ngăn ngừa nang tổ lông phát triển thành viêm, áp-xe bạn nên:
- Giữ cho khu vực ở khe môn sạch sẽ, khô thoáng
- Giảm cân
- Tránh ngồi lâu hay ngồi ở nơi dằn xóc nhiều
Trong trường hợp đã từng có nang tổ lông bị viêm nhiễm, nên đặc biệt thường xuyên cạo lông hoặc sử dụng các sản phẩm tẩy lông, để giảm nguy cơ tái phát ổ viêm.
>> Xem thêm bài viết về viêm nang lông để hiểu thêm về các bệnh lý ngoài da!
Nang tổ lông hay gặp ở ở độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi. Chúng được gây ra do lông có cơ hội xâm nhập sâu bên dưới da và tạo thành nang. Nếu biết cách dự phòng, vấn đề này sẽ hoàn toàn không gây khó chịu. Trường hợp, nếu chúng có dấu hiệu viêm, sưng chảy mủ. Hãy nên đến các cơ sở y tế để được điều trị triệt để.
Từ khóa » Viêm Rò Vùng Cùng Cụt
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Viêm Rò Xoang Lông Vùng Cùng Cụt
-
Viêm Xoang Lông Vùng Cùng Cụt Và Những Thông Tin Không Thể Bỏ Qua
-
Điều Trị Viêm Rò Nang Lông Vùng Cùng Cụt Bằng Nội Soi
-
Rỉ Dịch Vùng Cùng Cụt ở Những Người Trẻ Tuổi
-
Nang Tổ Lông - Bệnh Viện Đại Học Y Dược
-
Điều Trị Viêm Rò Nang Lông Vùng Cùng Cụt Bằng Nội Soi - Suckhoe123
-
Bệnh Nang Lông Dưới Da Vùng Xương Cùng Cụt - Xoang Lông
-
Phẫu Thuật Nội Soi điều Trị Bệnh Viêm Rò Xoang Lông Vùng Cùng Cụt
-
Phẫu Thuật điều Trị Bệnh Tổ Lông Vùng Cùng Cụt | UMC - YouTube
-
VIÊM XOANG LÔNG DƯỚI DA VÙNG CÙNG CỤT (KYST ...
-
Bệnh Xoang Lông - Bệnh Viện FV - FV Hospital
-
Chủ đề Viêm Xoang Lông Cùng Cụt - Vinmec
-
Phẫu Thuật Thoát Vị Màng Não Tủy Vùng Lưng/cùng Cụt | Vinmec
-
ĐIỀU TRỊ VIÊM RÒ NANG LÔNG VÙNG CÙNG CỤT BẰNG NỘI SOI