Bệnh Nang ống Giáp Lưỡi | Trung Tâm Y Tế Yên Lạc

Bệnh nang ống giáp lưỡi

28/11/2016

I. Khái niệm Bệnh nang ống giáp lưỡi còn gọi u nang giáp móng là một dị tật bẩm sinh do sự bất thường phôi thai trong quá trình hình thành tuyến giáp. Dị tật này chiếm khoảng 7% dân số và gặp ở mọi lứa tuổi. II. Ca bệnh Một BN nam, 65 tuổi, đi khám vì phát hiện khối vùng cổ khoảng 6 tháng nay. Khối to lên dần, không sưng đau. Khám: khối vị trí dưới thân xương móng, KT (4×6)cm, mật độ mềm, di động theo nhịp nuốt. Không có dấu hiệu sưng đau, không nổi hạch bất thường vùng cổ.

yl2 Siêu âm vùng cổ cho hình ảnh u nang giáp móng kích thước (4,2 x 5,8)cm, có vỏ rõ, trong chứa dịch đồng nhất. Tuyến giáp bình thường. Kết quả xét nghiệm tuyến giáp bình thường. Bệnh nhân được nhập Trung tâm y tế huyện Yên Lạc – Vĩnh Phúc và được phẫu thuật theo phương pháp mổ Sistrunk. Trong lúc mổ thì phát hiện thấy nang nằm ở khoang dưới lưỡi và dưới cằm và có một bó mô sợi dày kéo dài đến xương móng. Chúng tôi cắt bỏ toàn bộ nang và thân xương móng.

yl3

yl4

 Kết quả mô giải phẫu bệnh sau mổ: u nang lành tính.

yl5 III. Bàn luận: Nguồn gốc Nang giáp lưỡi là một đường ống và nang bẩm sinh có vị trí ở đường giữa cổ, nguồn gốc từ sự tồn tại của ống giáp lưỡi. Từ cuối tuần thứ 3 của phôi, nơi khoảng giữa của vùng đáy lưỡi xuất hiện lỗ tịt chứa những tế bào nội mạc, là mầm của tuyến giáp. Các tế bào mầm này di chuyển dần xuống phía dưới vùng cổ bằng cách lõm dân từ giữa lỗ tịt, hình thành một đường ống. Ông này chạy dần xuống theo đường giữa cổ, ngang qua sau xương móng và trước các sụn thanh quản. Đến tuần thứ 7, đầu ống cùng các tế bào mầm tuyến giáp dừng lại ở trước khí quản cổ và phát triển thành tuyến giáp. Nếu tiến trình di chuyển xuống phía dưới của các tế bào mầm này không xảy ra hoặc dừng lại bất cứ đâu trên đường đi sẽ hình thành các tuyến giáp lạc chổ. Các tuyến giáp lạc chổ này có thể tồn tại cùng với tuyến giáp chính hay không. Bình thường, đường ống này tự thoái triển sau khi tuyến giáp hình thành. Sự tồn tại của đường ống và sự phát triển đây đó trên đường ống của các tế bào biểu mô tiết nhày hay tế bào giáp là nguồn gốc của đường ống, nang và dò giáp lưỡi.yl6(giải phẫu nguồn gốc nang giáp lưỡi) Dấu hiệu lâm sàng – Nang và dò ở đường giữa cổ. – Nang căng, nẩy, phía trên nang là đường ống sờ thấy được dưới da, ống này dẫn lên trên và tiếp xúc với xương móng. – Nang và đường ống di động cùng với thanh quản khi bệnh nhân nuốt hay thè lưỡi ra. – Chứa dịch trong suốt, vàng, rất quánh. – Nếu bị dò ra da, lỗ dò cũng ở đường giữa cổ. Khi đã có dò thì thường không còn nang. Lỗ dò thường mở ra trên vùng sẹo cũ. Ngoài đợt nhiễm trùng, dịch từ đường dò có tính chất như dịch trong nang. Dấu hiệu cận lâm sàng – Siêu âm: dạng nang ít cản âm, giúp phân biệt với các tuyến giáp lạc chổ (dạng đặc) – CT Scan, MRI: giúp phát hiện những nang nằm trong khối cơ lưỡi, còn gọi là nang giáp lưỡi trong. Dạng này có thể gây khó thở trên trẻ sơ sinh. – Phóng xạ đồ tuyến giáp và vùng quanh giáp: định vị tuyến giáp chính. Điều trị: Phẫu thuật Sistrunk: – Lấy bỏ toàn bộ thành một khối gồm nang, đường ống dưới xương móng, thân xương móng, đường ống trên xương móng, cắt hình ellipse quanh lỗ tịt. – Đường ống trên thân xương móng được bóc tách nguyên khối trong một dải cơ đáy lưỡi cho đến càng gần lổ tịt càng tốt. – Cắt thần xương móng, không may khép hai đầu xương còn lại.

yl7 (phẫu thuật Sistrunk) Nguy cơ tái phát – Tái phát do còn sót những tế bào thượng mô tiết nhày của đường ống. • Không cắt thân xương móng: tỉ lệ tái phát trên 33%. • Mổ lần hai trở đi: tỉ lệ tái phát là 30%. • Mổ lúc còn viêm cấp: tỉ lệ tái phát là 24%. • Mổ đúng theo phương pháp của Sistrunk, tỉ lệ tái phát 4%- 7%. Dấu hiệu của sự tái phát có thể xuất hiện ngay khi bệnh nhân còn nằm viện hoặc sau nhiều năm, trung bình là 4 tháng: khối mô viêm, nang giả, dò dịch nhày quánh từ vết mổ.

Từ khóa » Chẩn đoán Nang Giáp Móng