Nang Giáp Móng - Bệnh Viện 103 - Suckhoe123
Có thể bạn quan tâm
1. Đại cương
- Nang giáp móng là bệnh lý bẩm sinh hay gặp nhất so với u nang vùng cổ. Bệnh lý này có nguồn gốc từ sự phát triển không bình thường của ống giáp lưỡi trong quá trình biệt hóa hình thành các cơ quan ở đầu, mặt cổ thời kỳ phôi thai.
- Về chẩn đoán thường dựa vào lâm sàng, ít áp dụng các kỹ thuật khác như siêu âm, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ. Do vậy nếu không có kinh nghiệm về chuyên khoa dễ nhầm với các loại u nang khác.
- Về điều trị ở tuyến chuyên khoa thường triệt để, nhưng ở các cơ sở không chuyên do hiểu biết về cơ chế bệnh sinh chưa đầy đủ, nên chẩn đoán thường không đúng do vậy điều trị cũng đơn giản như dán cao, chọc hút, chích rạch, tiêm xơ hoặc phẫu thuật không triệt để nên thường để lại rò, viêm nhiễm.
2. Cơ chế bệnh sinh
- Trong bào thai, quá trình hình thành tuyến giáp có sự thông với lưỡi bằng một ống nhỏ gọi là ống giáp lưỡi, ống này về sau teo lại và biến mất.
- Do có một lý do nào đấy, ống giáp lưỡi không tiêu đi mà vẫn tồn tại sẽ tạo nên các nang kín nằm ở giữa sàn miệng, trên hoặc dưới xương móng. Nang này phát triển dần ta gọi là nang ống giáp lưỡi hay quen gọi là nang giáp móng.
3. Lâm sàng.
- Về thuật ngữ nếu dịch từ chữ thyro-glossal cyst thì phải gọi là nang ống giáp lưỡi. Tuy vậy về mặt phôi thai và thực tế lâm sàng, nang có mối liên quan với thân xương móng. Mặt khác từ trước đến nay các sách giáo khoa vẫn gọi thuật ngữ này là nang giáp móng, do vậy gọi bệnh lý này là nang giáp móng.
- So với nang khe mang thì nang giáp móng gặp tỷ lệ nhiều gấp 3 lần. Hay gặp ở trẻ em, nhưng ở tuổi trưởng thành và người già đến khám và phẫu thuật cũng không phải ít.
- Lâm sàng điển hình là một cục nhỏ bằng viên bi hoặc to hơn như quả quất nổi gồ ở da vùng cổ trước, tương ứng với xương móng, dính vào xương móng phần sâu, da phủ bình thường. Nếu không được điều trị kịp thời, nang bị bội nhiễm và tự vỡ mủ lẫn dịch nhầy, để lại một lỗ rò chảy dịch vàng. Lỗ rò này thỉnh thoảng tự bịt kín miệng sau vài hôm lại sưng tấy làm da quanh lỗ rò viêm nhiễm dày lên. Cứ như vậy thời gian rò kéo dài sẽ tạo thành ống rò chắc như dây thừng mà ta sờ thấy.
- Hiếm gặp có những thể không điển hình như một khối u nang thay đổi kích thước nuốt khó, lỗ rò nhiễm trùng và to, có trường hợp nang không nằm ở vùng giữa cổ trước mà nằm ở bên cổ trước hoặc nang nằm trong tuyến giáp. Cá biệt có trường hợp nang giáp móng cốt hóa do ống giáp lưỡi bịt kẹt lại trong khi xương móng đang phát triển.
- Chọc hút có dịch nhầy.
3. Cận lâm sàng
Nếu có điều kiện, sử dụng một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh để đánh giá, tiên lượng, chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt nang giáp móng với các bệnh lý bẩm sinh khác ở vùng cổ trước.
a). Siêu âm tuyến giáp.
Là một trong những xét nghiệm hình ảnh đáng tin cậy để phân biệt hình thái nang giáp móng với các khối u khác ở vùng trước cổ. Mặt khác nó có ưu điểm xác định được khối tu tái phát không sờ thấy sau mổ, xác định được tuyến giáp bình thường và kiểu nhu mô của nó.
b). Chụp Xquang có bơm thuốc cản quang.
Vào nang hoặc đường rò có thể cung cấp thêm những thông tin hình ảnh về mối liên quan của nang đường rò ống giáp lưỡi với xương móng với các cầu trúc giải phẫu lân cận. Thường chụp tư thế thẳng, miệng chếch. Theo Geyrd và W, lliamr thì Xquang tư thế thẳng cho kết quả tốt hơn.
c). Chụp cắt lớp vi tính (CT. Scanner)
Là phương pháp chẩn đoán có giá trị cao với khối u vùng cổ, nó cung cấp thông tin chính xác về nang và ống nang về vị trí, kích thước, đặc điểm và liên quan với các cấu trúc xung quanh phương pháp này cũng rất có ích cho chẩn đoán nang giáp móng xuất hiện ở cạnh đường giữa cổ.
d). Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Cho ta thông tin chi tiết của nang giáp móng và liên quan của nó với các cấu trúc xung quanh. Tuy nhiên kỹ thuật này ít được áp dụng vì giá thành chụp cao trong khi đó với lâm sàng và có thể áp dụng kỹ thuật đơn giản hơn cũng đã đủ để chẩn đoán nang giáp móng.
5. Điều trị.
Điều trị duy nhất bằng phẫu thuật áp dụng có kết quả nhất là thủ thuật Sistrunk. Phương pháp này tác giả mô tả vào năm 1920. Tuy nhiên Schlalange vào năm 1893 là người đầu tiên chủ trương cắt cả phần giữa của xương móng. Cơ sở phẫu thuật Sistunk bao gồm cắt lấy bỏ toàn bộ nang, thân xương móng và khoảng 3 mm mô lưỡi ở xung quanh phần trên xương móng của ống tới lỗ tịt. Theo Gary và Josephson thì phẫu thuật Sistrunk là tiêu chuẩn vàng cho điều trị nang giáp móng.
Tuy nhiên, điều trị nang giáp móng có thể thất bại do nhiều yếu tố: chỉ cắt nang đơn thuần, không kèm theo cắt đoạn thân xương mỏng là lý do chủ yếu gây ra tái phát, tỷ lệ này chiếm khoảng 59%-100% theo FlageoleH và Josephson. Một nang giáp móng như chỉ chọc hút nạo, đốt lỗ rò, chích, rạch thì tỉ lệ tái phát chắc chắn là 100%.
Nguồn: Bệnh viện 103
Từ khóa » Chẩn đoán Nang Giáp Móng
-
U Nang Giáp Móng Là Gì? - Vinmec
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh U Nang Giáp Móng - FAMILY HOSPITAL
-
PHẪU THUẬT CẮT U VÀ RÒ CỦA NANG GIÁP MÓNG (phẫu Thuật ...
-
Các Phương Pháp Chẩn đoán U Nang Giáp Móng
-
Nang ống Giáp Lưỡi - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Khối U Cổ, Cảnh Giác Với Nang Giáp Lưỡi
-
Người Bệnh Nên Biết: Nang Giáp Kích Thước Bao Nhiêu Cần Phải Mổ?
-
U Nang Giáp Móng Là Gì? - Bệnh Viện Vinmec - Suckhoe123
-
Bệnh Nang ống Giáp Lưỡi | Trung Tâm Y Tế Yên Lạc
-
CHUẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CHO NANG GIÁP LƯỠI - Khamgiodau
-
CHUẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CHO NANG ỐNG GIÁP LƯỠI
-
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH VÀ CỘNG ...
-
Điều Trị U Nang Giáp Móng Như Thế Nào? - Phụ Nữ Online
-
PHẪU THUẬT CẮT U NANG GIÁP MÓNG BỘI NHIỄM