Bệnh Nhiễm độc Cadimi Nghề Nghiệp - Thông Tin Hoạt động - Bộ Y Tế

Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp là tình trạng bệnh lý xảy ra do tác động, ảnh hưởng của cadimi với người tiếp xúc trong quá trình lao động gây nên các rối loạn bệnh lý đặc trưng. Đặc điểm của bệnh biểu hiện chính là tổn thương thận, tổn thương xương và tổn thương phổi.

Cadimi (Cd) là kim loại mềm, màu trắng bạc, ánh xanh nhạt, dễ dát mỏng. Cadimi được khai thác từ các quặng kẽm, chì, đồng. Cadimi được dùng chủ yếu trong mạ điện, sản xuất thuốc nhuộm, chất dẻo, sản xuất các hợp kim có nhiệt độ thấp, pin nicken-cadimi.

Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp đã được công nhận là bệnh nghề nghiệp được đền bù ở nước ta từ năm  2011.

Những công việc, ngành nghề chính có nguy cơ mắc bệnh

- Công nhân luyện kim loại đồng, chì, kẽm

- Thợ đúc, mạ điện, sản xuất pin kiềm, thợ hàn tiếp xúc với oxyt cadimi

- Người sản xuất và sử dụng chất mầu Cd, chất dẻo…

Dấu hiệu lâm sàng

- Nhiễm độc cấp tính:

+ Khi hấp thu Cd qua đường tiêu hóa: gây rối loạn tiêu hóa như nôn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy;

+ Khi trực tiếp ngửi hơi ôxyt Cd: có biểu hiện các triệu chứng giống cúm, và có biểu hiện giống sốt hơi kim loại, và có thể xuất hiện cơn hen.

- Nhiễm độc mạn tính:

+ Tổn thương thận, gây protein niệu;

+ Gây mềm xương, loãng xương, thưa xương, xương dễ gãy;

+ Giảm, mất khứu giác, loét niêm mạc mũi, cổ răng có màu vàng nhạt;

+ Rối loạn chức năng gan nhẹ.

Chẩn đoán

- Yếu tố tiếp xúc:

Người được chẩn đoán là nhiễm độc cadimi nghề nghiệp phải là những người làm việc trong môi trường tiếp xúc với Cd có nồng độ cao hơn tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phép: 0,01mg/m3 trung bình ca hoặc từng lần > 0,05mg/m3 không khí trong thời gian ³ 3 năm.

- Lâm sàng:

+ Tổn thương thận: đau vùng thận, tiểu buốt, rắt, nước tiểu đục, có thể phù.

+ Tổn thương xương: đau xương, mềm xương, loãng xương

+ Tổn thương đường hô hấp: Viêm mũi, giảm, mất khứu giác, viêm phế quản, khí thũng.

- Cận lâm sàng:

+ Xét nghiệm Cd niệu ³ 5mg/l

+ Hàm lượng Ca niệu ³ 400mg/l

+ Protein niệu ³ 80mg/l

+ Đo độ loãng xương: có biểu hiện loãng xương

+ Đo chức năng ho hấp: có biểu hiện rối loạn thông khí phổi.

Điều trị:

+ Nhiễm độc đường hô hấp: cho ngừng tiếp xúc, thở ô xy nếu cần;

+ Nhiễm độc đường tiêu hóa : gây nôn, rửa dạ dày;

+ Đối với nhiễm độc Cd mạn tính chưa có thuốc đặc hiệu.

Có thể dùng EDTA, dùng Ca và Vit D nếu có biểu hiện bệnh xương.

Chuyển nghề khi có biểu hiện khí thũng, tổn thương thận, xương.

Dự phòng:

+ Lắp đặt hệ thống thông gió, hút bụi, hơi khi độc nơi sản xuất.

+ Trang bị đầy đủ và sử dụng hiệu quả PTBVCN, đeo mặt nạ khi cần;

+ Tắm rửa, thay quần áo sau ca làm việc;

+ Cấm ăn uống, hút thuốc  trong khu vực lao động;

+ Khám tuyển:  khám toàn diện, chú ý hệ  hô hấp, tiết niệu, thử nước tiểu, đo chức năng hô hấp;

+ Khám sức khỏe định kỳ: thực hiện khám sức khỏe định kỳ hàng năm, chú ý khám toàn diện và thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng như khám tuyển dụng;

+ Định kỳ đo nồng độ Cadimi và có các biện pháp an toàn vệ sinh phù hợp, hữu hiệu.

Nguồn: http://kiemdinhmiennam.vn

 ​

Từ khóa » Hàm Lượng Cd Là Gì