Cadimi Là Gì? Ứng Dụng, Tác Hại Và Cách Giảm Thiểu Nhiễm độc Cadimi
Có thể bạn quan tâm
Cadimi có mặt trong tự nhiên cùng với các hợp chất của photpho và kẽm. Tuy nhiên không giống với các dưỡng chất này, cadimi được xếp vào nhóm kim loại nguy hiểm nhất đối với cơ thể con người (cùng với chì và thủy ngân), là chất không cần thiết trong sự sống.
Vậy thực chất cadimi là gì? Tác hại và cách khắc phục khi nhiễm độc Cadimi như thế nào? Cách giải độc Cadimi ra sao?…. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của mayruaxegiadinh.com.vn nhé!
Contents
- 1 Cadimi là gì?
- 1.1 Khái niệm
- 1.2 Đặc tính nổi bật của cadimi
- 2 Ứng dụng của Cadimi trong thực tế
- 3 Những đồ dùng thông thường chứa nhiều Cadimi
- 4 Tác hại của Cadimi đối với sức khỏe con người
- 5 Cách để giảm thiểu nhiễm độc Cadimi
- 6 Lời Kết
Cadimi là gì?
Khái niệm
Cadimi hay Cadmium ký hiệu Cd là một kim loại nặng có trong đất. Kim loại này rất ít khi gặp ở dạng tinh chất mà thay vào đó chúng thường phối hợp với các thành phần khác để tạo ra nhiều dạng khác nhau, điển hình như: Cadimi sunfua (cadmium sulfate, cadmium sulfide) oxit cadimi (cadmium oxide) và cadmium chloride.
Cadimi được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1817 bởi một nhà bác học người Đức, có số thứ tự trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học của nhà khoa học là 48. Cadmium được sử dụng dụng trong ngành dược ở hợp chất cadmium sulfide với một số tên biệt dược như là: buginol, mirador, capsebon hay biocadmio,….
Cadimi được khai thác từ các mỏ đồng, chì và kẽm. Nhờ đặc tính ít bị gỉ sét mà Cadimi được ứng dụng phổ biến trong sản xuất piles (trong điện cực của những loại piles nickel – cadmium), mạ kền, hợp kim alliage, batteries, que đũa hàn. Ngoài ra, trong sản xuất chất plastic polyvinyl chloride (pvc) Cadimi còn được sử dụng tương tự như một chất làm ổn định (stabilizer).
Chính vì lý do trên mà trong đồ chơi trẻ em hay các vật dụng được làm bằng chất dẻo pvc thì đều có chứa hàm lượng chất Cadimi. Cadimi cũng được dùng nhiều trong các loại nước sơn, đặc biệt trong sản xuất đồ sứ như cốc, đĩa, chén,…
Đặc tính nổi bật của cadimi
Cadimi là kim loại có hóa trị 2, có màu trắng ánh xanh, mềm, dẻo và dễ uốn, dễ cắt được bằng dao. Về nhiều phương diện nó tương đồng với kẽm tuy nhiên Cadimi lại có xu hướng tạo ra các hợp chất phức tạp hơn.
Cadimi có trạng thái oxy hóa phổ biến nhất là +2 nhưng có thể tìm thấy các hợp chất của nó mà khi đó nó có hóa trị +1.
Ứng dụng của Cadimi trong thực tế
Có đến ¾ tổng số Cadimi được sản xuất ra để sử dụng cho các loại pin, đặc biệt là pin Ni-Cd. ¼ còn lại thì được dùng chủ yếu trong các chất màu, các tấm mạ kim hay lớp sơn phủ hoặc làm chất ổn định cho plastic. Ngoài ra, Cadimi còn có các cách sử dụng khác bao gồm:
- Trong một số các hợp kim có điểm nóng chảy rất thấp.
- Trong các hợp làm gối đỡ hoặc làm vòng bi vì có hệ số ma sát thấp cũng như khả năng chịu mỏi cao.
- 6% Cadmium được sử dụng nhiều trong mạ điện hay còn gọi là mạ cadimi. Mạ Cadimi là gì? Là phủ một lớp cadimi lên bề mặt các bộ phận bằng thép nhằm ngăn ngừa sự ăn mòn của muối và nước biển, cải thiện sự chặt chẽ của dây chuyền và sự hài hòa, tăng vẻ đẹp.
- Hầu hết các loại que hàn đều chứa Cadimi.
- Trong lưới kiểm soát của nhiều lò phản ứng hạt nhân.
- Một số hợp chất của Cadimi được dùng nhiều trong các ống hình của tivi đen trắng hay tivi màu như là: phốt pho đen, trắng, lam và lục.
- Cadimi sunfua là một trong số các loại muối phổ biến được tạo thành từ Cadimi. Nó được dùng nhiều trong thuốc màu vàng.
- Một số vật liệu bán dẫn được dùng nhiều trong các thiết bị phát hiện ánh sáng hay pin mặt trời như là: sulfua cadimi, telurua cadimi và selenua cadimi. Duy có HgCdTe là cực nhạy cảm với tia hồng ngoại.
- Một số hợp chất của cadimi tận dụng làm chất ổn định trong PVC.
- Cadimi còn được sử dụng trong thiết bị phát hiện nơtrino đầu tiên.
Những đồ dùng thông thường chứa nhiều Cadimi
Đối với những đồ vật thường ngày mà chúng ta bắt gặp thì phải nhắc đến thuốc lá đầu tiên, sản phẩm được người lớn hay sử dụng này có chứa hàm lượng lớn Cadimi. Theo thống kê thì hầu hết cây thuốc lá khi được trồng trên vùng đất có Cadmium thì đều có khả năng hấp thụ lên là cây cũng như mọi thành phần của cây thuốc lá.
Những người hút thuốc lá thường trong máu sẽ chứa nồng độ Cadmium khoảng 0,375µg/L. Nồng độ này có thể lên tới 1,58µg/L đối với những người nghiện và sử dụng thuốc lá một cách thường xuyên trong thời gian dài. Từ đó có thể thấy rằng dù đã được chế biến thành điếu thuốc lá nhưng Cadimi từ đất vẫn không thể loại bỏ được và vẫn hấp thụ vào cơ thể người một cách dễ dàng.
Ngoài ra, pin cũng là nơi chứa hàm lượng lớn Cadimi độc hại nhất trong tất cả mọi thứ. Do đó, pin rất khó để phân hủy cũng như lượng Cadimi vô cùng nhiều. Đồng nghĩa rằng nếu bạn chẳng may cắn hay ngậm và đặc biệt là nuốt phải pin sẽ gây nguy hại lớn cho cơ thể.
Một món đồ cũng chứa lượng Cadimi không hề nhỏ đó chính là đồ chơi trẻ em. Để tạo sự thu hút cho những món đồ chơi trẻ em những nhà sản xuất đã tạo ra màu sắc bắt mắt bằng cách bôi lên đó một lớp sơn.
Thường thì người ra sẽ sử dụng phẩm màu, sơn màu, kẽm thô, nhựa mà trong nhựa tổng hợp thì có chứa thành phần Cadimi còn sót lại chưa được lọc sạch. Thậm chí, để tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm mà nhiều cơ sở kinh doanh còn dùng Cadmium để sơn trực tiếp lên các đồ vật này.
Cadimi cũng xuất hiện nhiều trong nước từ tự nhiên và trong nguồn đất. Đặc biệt, loại chất này rất dễ dàng để chuyển từ đất, từ nước lên cây nhất là đối với những loại củ trồng trong đất hay cây ngũ cốc và hoa quả,…. Và con đường ăn uống từ thực phẩm hàng ngày chính là con đường đơn giản nhất để Cadimi đi vào cơ thể con người.
Tác hại của Cadimi đối với sức khỏe con người
Cadimi chủ yếu được tích tụ ở thận trong thời gian tương đối dài từ 10-35 năm. Người thường xuyên ăn uống các loại thực phẩm có chứa hàm lượng Cadimi sẽ xuất hiện một số những biểu hiện rối loạn tiêu hóa điển hình như: buồn nôn, nôn mửa hay đau bụng, tiêu chảy. Các chức năng hoạt động của thận sẽ bị tổn thương nếu tình trạng nhiễm độc diễn ra lâu ngày, đặc biệt còn làm tăng sự bài tiết của các protein có trọng lượng phân tử thấp ở nước tiểu, từ đó tạo sỏi thận.
Nhiễm độc Cadimi còn gây ra những rối loạn về chuyển hóa canxi, gây nguy cơ mắc các bệnh lý về xương như: yếu xương, biến dạng xương, nặng hơn thì hủy mô xương gây ra chứng loãng xương kèm theo những cơn đau nhức.
Ngoài ra, Cadimi cũng tác động đến hệ hô hấp, làm tổn thương cùng với nhiều triệu chứng như: giảm khứu giác, viêm mũi, thậm chí mất khứu giác. Nếu hít phải bụi có chứa Cadimi oxit với liều lượng cao còn tăng nguy cơ viêm phổi cấp tính, nặng sẽ dẫn đến tử vong.
Những người thường xuyên tiếp xúc với Cadimi, đặc biệt những nghề nghiệp đặc thù phải tiếp xúc với hàm lượng cao Cadimi sẽ có những triệu chứng phế quản, viêm phổi mãn tính với các biểu hiện như: ho, khó thở, đau ngực và sốt. Những yếu tố này làm tăng khả năng phát triển của bệnh ung thư phổi.
Một vài nghiên cứu của IARC ( Cơ quan nghiên cứu quốc tế về ung thư) còn chỉ ra rằng Cadimi còn góp phần gây ra các bệnh ung thư thận và tuyến tiền liệt. Theo như những nhận định này thì Cadimi cùng các hợp chất của nó được phân loại là chất gây ung thư nhóm 1.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới quy định về Cadimi với hàm lượng giới hạn cho phép (maximum level) như sau: 3µ/l trong nước uống, 5ng/m3 trong không khí và 25µg/kg đối với lượng ăn vào hằng tuần có thể được chấp nhận tạm thời.
Từ năm 2011, bệnh nhiễm độc Cadimi nghề nghiệp đã được Bộ y tế xếp vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm theo thông tư 42/2011/TT-BYT.
Xem thêm: Nhiên liệu hóa thạch là gì? các loại nhiên liệu hóa thạchCách để giảm thiểu nhiễm độc Cadimi
Để giảm phơi nhiễm Cadimi nghề nghiệp và tình trạng ô nhiễm Cadimi trong môi trường cũng như giảm thiểu ảnh hưởng đến sức khỏe con người, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra những khuyến nghị về các biện pháp nên thực hiện như sau:
- Cấm sử dụng thuốc lá tại những nơi công cộng.
- Hạn chế tối đa các nguồn thải cadimi từ các hoạt động khai thác mỏ, luyện kim, tiêu hủy chất thải rồi ứng dụng bùn thải vào đất canh tác hay sử dụng phân bón phosphate, đặc biệt các loại phân chứa Cadimi. Ngoài ra, cần phát triển kỹ thuật đảm bảo an toàn trong việc xử lý chất thải và nước thải có chứa Cadimi.
- Cần đẩy mạnh những biện pháp nhằm tăng cường tái chế Cadimi đồng thời hạn chế tối đa ứng dụng không thể tái chế.
- Cải thiện điều kiện làm việc trong ngành công nghiệp luyện kim để giảm tiếp xúc với Cadimi và phổ biến các thông tin về việc sử dụng đúng loại phân bón.
Lời Kết
Cadimi là một kim loại có tác động tiêu cực đến sức khỏe con người. Thông qua những thông tin tổng hợp trên, mayruaxegiadinh.com.vn hy vọng bạn đã hiểu Cadimi là gì cũng như đặc tính và những tác hại của loại chất này. Cùng với những gợi ý để giảm thiểu nhiễm độc Cadimi bạn có thể hạn chế được việc tiếp xúc thường xuyên với loại chất này để bảo vệ an toàn cho chính bản thân mình, cho người thân và toàn xã hội.
Từ khóa » Hàm Lượng Cd Là Gì
-
Ô Nhiễm Cadimi Và Sức Khỏe Con Người - Báo Tuổi Trẻ
-
Cadmi – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bệnh Nhiễm độc Cadimi Nghề Nghiệp - Thông Tin Hoạt động - Bộ Y Tế
-
Cd Là Chất Gì? Tác Hại Của Cd đối Với Sức Khỏe Con Người - Eco248
-
Cadimi Trong Cá Nguy Hiểm đến Mức Nào? | Báo Dân Trí
-
Ảnh Hưởng Của Các Kim Loại Nặng Lên Sức Khỏe Của Con Người
-
Cadimi Là Gì? Tác Hại Của Cadimi Tới Sức Khỏe Con Người - MaxDream
-
Đừng để Cadimi Hại Trẻ - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Kim Loại Nặng Là Gì? Biện Pháp Loại Bỏ Kim Loại Nặng Trong Nước
-
Kiểm Nghiệm Kim Loại Nặng độc Hại Trong Thực Phẩm - Luật Việt Tín
-
Nghiên Cứu Quy Trình Xác định Hàm Lượng CADIMI Trong Phân Bón ...
-
Cảnh Giác Chất độc Cadimi - VUSTA
-
Cadmium Là Gì? Tính độc Của Cadmium Mạnh Ra Sao?
-
Kim Loại Nặng Là Gì? Tác Hại Và Cách Loại Bỏ Kim Loại Nặng Trong Nước