Bệnh Phát Ban Nhiễm Sắc - VnExpress Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
- Mới nhất
- Thời sự
- Góc nhìn
- Thế giới
- Video
- Podcasts
- Kinh doanh
- Bất động sản
- Khoa học
- Giải trí
- Thể thao
- Pháp luật
- Giáo dục
- Sức khỏe
- Đời sống
- Du lịch
- Số hóa
- Xe
- Ý kiến
- Tâm sự
- Tất cả
- Trở lại Sức khỏe
- Sức khỏe
- Các bệnh
- Tư vấn
"Cách đây 2 năm tôi bị ngứa ở môi và các kẽ ngón tay, đến ngày thứ 3 thì thành một vệt thâm tím. Vừa rồi đi khám, bác sĩ chẩn đoán tôi bị phát ban nhiễm sắc, điều trị theo đơn không đỡ, mỗi tháng phát 1-2 lần. Hãy cho tôi lời chỉ dẫn".
Trả lời:
Bệnh phát ban nhiễm sắc (hay hồng ban cố định nhiễm sắc) là một thể lâm sàng của nhiễm độc da dị ứng thuốc rất hay gặp, chiếm khoảng 33% tổng số ca dị ứng thuốc, chỉ đứng thứ 3 sau thể ban đỏ và mề đay. Đây là một trong những thể nhẹ nhất trong phản ứng dị ứng thuốc.
Vị trí tổn thương hay gặp là vùng tiếp giáp giữa da và niêm mạc (môi, cơ quan sinh dục). Ngoài ra còn thấy ở tay, chân, kẽ ngón, vùng da mỏng ở thân mình. Sau khi uống thuốc khoảng vài giờ, bệnh nhân thấy ngứa; nổi ban đỏ ở môi và cơ quan sinh dục (quy đầu, môi lớn, môi bé) hoặc một vài vị trí trên thân thể. Đôi khi xuất hiện mụn nước, phỏng nước trên nền da đỏ đó. Tổn thương hình tròn, bầu dục, kích thước từ 0,5 cm đến vài cm.
Da vùng lân cận hoàn toàn bình thường. Thương tổn sau khi lành để lại vết tăng sắc tố màu thâm đen. Vết đen đó tồn tại vài tháng đến hàng năm. Nhiều bệnh nhân không nghĩ đến dị ứng thuốc nên khi dùng lại thuốc đó, thương tổn lại tái phát như lần đầu chính tại vị trí cũ, và lại tiếp tục thâm đen như một bớt sắc tố. Thương tổn ở môi làm cho người bệnh thiếu tự tin khi giao tiếp.
Căn nguyên chính là do uống một số thuốc như kháng sinh: tetraxyclin, bisepton, amoxylin. Thuốc hạ sốt giảm đau như seda, paracetamol. Thuốc an thần, hỗn hợp thần kinh.
Trường hợp của chị nên đến khám tại các phòng khám da liễu, các bác sĩ sẽ giúp chị tìm ra căn nguyên để loại trừ. Điều trị bệnh này cũng giống như điều trị eczema cấp, bán cấp. Dùng thuốc kháng histamin, kết hợp bôi thuốc tại chỗ... Vết đen sẽ nhạt dần theo thời gian nếu như loại trừ hoàn toàn căn nguyên.
ThS Đỗ Xuân Khoát, Sức Khỏe & Đời Sống
Trở lại Sức khỏeTrở lại Sức khỏe ×Từ khóa » Dị ứng Hồng Ban Cố định
-
HỒNG BAN CỐ ĐỊNH NHIỄM SẮC (Fixed Drug Eruption)
-
Một Số Loại Thuốc Gây Bệnh Hồng Ban - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Điều Trị Hồng Ban Nhiễm Sắc Cố định Như Thế Nào? - Vinmec
-
Bài Giảng Ban đỏ Nhiễm Sắc Cố định Tái Phát Trên Da - Dieutri.Vn
-
Hồng Ban Nhiễm Sắc Cố định. | Medlatec Hỏi Đáp Số 29719
-
Phát Ban Do Dị ứng Thuốc: Nhận Diện, Xử Trí Và Dự Phòng
-
Hồng Ban Đa Dạng - Rối Loạn Da Liễu - Cẩm Nang MSD
-
Hồng Ban Cố định Nhiễm Sắc Chữa Trị Như Thế Nào? - AloBacsi
-
Hồng Ban Nhiễm Sắc Cố định Tái Phát Có Thể điều Trị Khỏi? - AloBacsi
-
Hồng Ban đa Dạng - Bệnh Viện Da Liễu Trung ương
-
Nghiên Cứu đặc điểm Lâm Sàng, Yếu Tố Liên Quan Và Căn Nguyên Của ...
-
Mối Nguy Hiểm Của Dị ứng Thuốc & Cách Phòng Tránh
-
Dị ứng Thuốc Thể Ban đỏ - Bệnh Viện Da Liễu Trung ương
-
Nghiên Cứu đặc điểm Lâm Sàng, Yếu Tố Liên Quan Và Căn Nguyên Gây ...