VI EN Trang chủ GIỚI THIỆU Lãnh đạo đơn vị Chức năng, nhiệm vụ Tổ chức và cơ chế hoạt động Hệ thống tổ chức Y tế dự phòng TIN TỨC - SỰ KIỆN Tin địa phương Tin chuyên ngành Tin chỉ đạo Tin cũ HOẠT ĐỘNG Phòng chống bệnh truyền nhiễm Phòng chống bệnh không lây nhiễm Quản lý tiêm chủng an toàn sinh học Y tế cộng đồng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học Hợp tác quốc tế Chỉ đạo tuyến HỆ THỐNG VĂN BẢN Văn bản quy phạm pháp luật Thủ tục hành chính Văn bản chỉ đạo điều hành Văn bản dự thảo - góp ý HÀNH CHÍNH ĐIỆN TỬ Thư điện tử công vụ Hệ thống văn bản điện tử vi en
-
- Trang chủ
- GIỚI THIỆU
- Lãnh đạo đơn vị
- Chức năng, nhiệm vụ
- Tổ chức và cơ chế hoạt động
- Hệ thống tổ chức Y tế dự phòng
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- Tin địa phương
- Tin chuyên ngành
- Tin chỉ đạo
- Tin cũ
- HOẠT ĐỘNG
- Phòng chống bệnh truyền nhiễm
- Phòng chống bệnh không lây nhiễm
- Quản lý tiêm chủng an toàn sinh học
- Y tế cộng đồng
- Đào tạo - Nghiên cứu khoa học
- Hợp tác quốc tế
- Chỉ đạo tuyến
- HỆ THỐNG VĂN BẢN
- Văn bản quy phạm pháp luật
- Thủ tục hành chính
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Văn bản dự thảo - góp ý
- HÀNH CHÍNH ĐIỆN TỬ
- Thư điện tử công vụ
- Hệ thống văn bản điện tử
Thứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM
11 / 1 / 2021
Tin tức
BỆNH QUAI BỊ
30/06/2016 In bài viết
_ BỆNH QUAI BỊ
(Parotitis) ICD-10 B26: Mumps Bệnh quai bị thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
1. Đặc điểm của bệnh 1.1. Định nghĩa ca bệnh - Ca bệnh lâm sàng: Bệnh nhân có sốt, mệt mỏi, sưng và đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt; có thể kèm một hoặc một số triệu chứng: viêm tinh hoàn (ở nam giới, khoảng 20 - 30%) hoặc viêm buồng trứng (nữ giới, khoảng 5%), viêm màng não vô khuẩn, viêm tụy, viêm khớp, viêm thận, viêm tuyến giáp. - Ca bệnh xác định: ca bệnh lâm sàng quai bị, có kèm kết quả dương tính của một trong những xét nghiệm phân lập vi rút quai bị hoặc xét nghiệm huyết thanh xác định dấu ấn của vi rút. 1.2. Chẩn đoán phân biệt: - Quai bị thể nhẹ, viêm tuyến nước bọt không rõ ràng: cần được phân biệt với các bệnh sốt nhiễm vi rút đường hô hấp trên. - Quai bị có viêm tuyến nước bọt điển hình: được phân biệt với: (i) viêm mủ tuyến mang tai do vi khuẩn, có sưng nóng, đỏ, đau, có mủ chảy ra từ đầu ống Stenon; (ii) viêm hạch góc hàm dưới do viêm nhiễm khuẩn khu vực xung quanh như răng, hàm, họng; (iii) viêm phì đại tuyến mang tai hoặc sỏi tuyến nước bọt mang tai. 1.3. Xét nghiệm: Nhìn chung kết quả xét nghiệm ít có vai trò trong chẩn đoán bệnh quai bị vì triệu chứng lâm sàng khá điển hình. Chỉ sử dụng trong những trường hợp thật cần thiết hoặc trong nghiên cứu. - Loại mẫu bệnh phẩm: (i) máu, nước bọt, dịch não tủy lấy trong giai đoạn cấp tính của bệnh để phân lập vi rút; (ii) máu, dịch não tủy lấy ở giai đoạn sớm (0-7 ngày) hoặc muộn (14 - 21 ngày) để làm xét nghiệm tìm kháng thể IgM hoặc biến động hiệu giá kháng thể IgG. - Phương pháp xét nghiệm: (i) Các phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu (HI), cố định bổ thể (CI), trung hòa đám hoại tử (NT), miễn dịch gắn men (ELISA) để phát hiện kháng thể quai bị trong máu hoặc dịch não tủy; (ii) Miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFA) phát hiện kháng nguyên hoặc kháng thể đặc hiệu.
2. Tác nhân gây bệnh - Bệnh gây bởi vi rút quai bị (Mumps virus), thuộc giống Rubulavirus, họ Paramyxoviridae - Khả năng tồn tại: vi rút có thể tồn tại khá lâu ở môi trường ngoài cơ thể: từ 30 – 60 ngày ở nhiệt độ 15 - 200C, khoảng 1-2 năm ở nhiệt độ âm sâu (- 25 tới -700C). Bị diệt nhanh chóng ở nhiệt độ trên 560C, hoặc dưới tác động của tia tử ngoại, ánh sáng mặt trời và những hóa chất khử khuẩn chứa clo hoạt và các chất khử khuẩn bệnh viện thường dùng.
3. Đặc điểm dịch tễ học - Bệnh quai bị phân bố rộng trên toàn cầu. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc cao hơn ở những vùng dân cư đông đúc, đời sống thấp kém, vùng khí hậu thường xuyên mát hoặc lạnh. Tại Việt Nam, bệnh quai bị thường gặp dưới dạng các vụ dịch vừa, nhỏ hoặc ca bệnh tản phát trên cả nước, với tỷ lệ mắc hàng năm dao động từ 10 đến 40 trường hợp trên 100 000 dân, tập trung cao hơn ở các tỉnh miền Bắc và Tây Nguyên. Việc tiêm vắc xin dự phòng chưa phổ cập rộng rãi nên tỷ lệ mắc hàng năm gần như không giảm đi trong vòng 10 năm gần đây.Tỷ lệ chết do quai bị rất thấp, không vượt quá 1/100.000 dân, thường xảy ra ở các trường hợp nặng, có viêm não - màng não hoặc viêm nhiều tuyến. - Ở nước ta, bệnh có thể tản phát quanh năm, tuy nhiên thường gặp hơn vào các tháng thu - đông. Khí hậu mát, lạnh và khô hanh giúp cho bệnh quai bị có thể lan truyền mạnh hơn. Dịch quai bị thường xảy ra trong nhóm trẻ em đi nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc đến trường phổ thông, cũng có thể gặp trên nhóm trẻ lớn hoặc thanh niên và người lớn tuổi với tỷ lệ thấp hơn và thường là các trường hợp tản phát. Tỷ lệ mắc ở nam giới thường cao hơn nữ.
4. Nguồn truyền nhiễm - Ổ chứa và nguồn truyền nhiễm của bệnh quai bị là người. Người bệnh điển hình trong giai đoạn khởi phát bệnh là nguồn truyền nhiễm quan trọng nhất, ngoài ra người mang vi rút không triệu chứng (quai bị thể tiểm ẩn) cũng có vai trò nguồn truyền nhiễm. Trong ổ dịch, thường cứ 1 bệnh nhân quai bị lâm sàng có từ 3-10 người mang vi rút lành, chủ yếu là người tiếp xúc gần với bệnh nhân trong thời kỳ ủ bệnh và phát bệnh. - Thời gian ủ bệnh: kéo dài, từ 12 - 25 ngày (2-3 tuần), trung bình khoảng 18 ngày. - Thời kỳ lây truyền: Vi rút có trong nước bọt của bệnh nhân quai bị trước khi khởi phát (có sốt, viêm tuyến nước bọt) khoảng 3 - 5 ngày, và sau khi khởi phát khoảng 7 - 10 ngày, đây chính là giai đoạn lây truyền của bệnh, trong đó mạnh nhất khoảng 1 tuần xung quanh ngày khởi phát. Vi rút cũng có thể thấy ở nước tiểu của bệnh nhân trong vòng 2 tuần.
5. Phương thức lây truyền: Bệnh quai bị lây theo đường hô hấp. Vi rút có trong các hạt nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng bắn ra ngoài không khí khi bệnh nhân ho, hắt hơi, khạc nhổ, nói chuyện..., người lành hít phải trực tiếp hoặc qua các đồ dùng bị nhiễm dịch hô hấp do bệnh nhân thải ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Những hạt nước bọt chứa vi rút sống gây bệnh kích thước nhỏ (từ 5 - 100 mm) có thể phát tán mạnh trong phạm vi 1,5 mét; những hạt cực nhỏ, dạng khí dung (dưới 5 mm) có thể bay lơ lửng nhiều giờ trong không khí ở những không gian kín, gặp gió các hạt khí dung chứa vi rút có thể phát tán xa hơn.
6. Tính cảm nhiễm và miễn dịch: Mọi người chưa có miễn dịch đều có thể nhiễm vi rút và mắc bệnh quai bị, tuy khả năng cảm nhiễm có thể không cao bằng một số bệnh khác như sởi, thủy đậu. Nhóm người có tính cảm nhiễm cao nhất là trẻ em (từ 6 tháng tuổi, sau khi hết miễn dịch của người mẹ). Tuổi càng lớn khả năng miễn dịch càng cao. Kết quả điều tra huyết thanh học cho thấy có khoảng 85% số người ở tuổi trưởng thành đã có miễn dịch với quai bị do nhiễm trùng tự nhiên. Ở những khu vực đã tiếp cận với vắc xin phòng quai bị, tỷ lệ miễn dịch còn cao hơn. Sau khi nhiễm vi rút hay mắc bệnh quai bị hoặc sau khi dùng vắc xin quai bị đúng liều lượng, đều có khả năng miễn dịch lâu dài trong nhiều năm, có thể suốt đời.
7. Các biện pháp phòng chống dịch 7.1 Biện pháp dự phòng - Tuyên truyền giáo dục công đồng về tác hại của bệnh quai bị, nhất là ảnh hưởng tới khả năng sinh sản; về đối tượng và cách thức sử dụng vắc xin phòng bệnh chủ động; về các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; về phát hiện sớm và khai báo bệnh dịch kịp thời cho y tế. - Biện pháp dự phòng chủ động có hiệu quả nhất đối với bệnh quai bị là sử dụng vắc xin quai bị sớm cho trẻ từ 12 tháng tuổi. Vắc xin đang sử dụng hiện nay là vắc xin sống, giảm độc lực, sản xuất từ chủng Jeryl Lynn trên phôi gà. Chế phẩm dưới dạng vắc xin quai bị đơn hoặc phối hợp với các vắc xin phòng sởi và rubella (có tên thương phẩm MMR hay Trimovax). Đây là loại chế phẩm an toàn cao, hiệu lực bảo vệ đạt trên 95%, gây được miễn dịch lâu bền, có thể dùng cả cho người đã từng có miễn dịch. Đối tượng dùng là trẻ em từ 1 tuổi trở lên và cả người lớn chưa có miễn dịch, đặc biệt những người làm việc trong các nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông cấp 1,2, nhân viên khoa lây của bệnh viện. Liều dùng 0,5 ml/mũi tiêm, dưới da, tiêm 1 liều duy nhất gây miễn dịch cơ bản, sau đó nên tiêm nhắc lại sau 5 năm, khi trẻ vào học lớp 1 hoặc cho người lớn có nguy cơ cao. - Biện pháp vệ sinh: trước hết thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, thường xuyên súc họng bằng dung dịch khử khuẩn hoặc nước muối loãng, đặc biệt chú ý cho nhóm trẻ em nhỏ tuổi. Thực hiện vệ sinh môi trường sống, làm thông thoáng nhà ở, tận dụng ánh sáng mặt trời. Có thể tiến hành khử khuẩn không khí nhà ở, buồng bệnh bằng đèn cực tím hoặc phun ULV, xông hơi nóng formalin cho những không gian kín. - 7.2 Biện pháp chống dịch - Tổ chức : Báo cáo kịp thời ca bệnh quai bị lâm sàng hoặc ca bệnh xác định, theo chế độ báo cáo tuần. Khi dịch bùng phát (xuất hiện chùm ca bệnh trong một tập thể thường xuyên tiếp xúc gần với nhau) cần thực hiện chế độ báo cáo khẩn cấp. - Chuyên môn : Phát hiện sớm bệnh nhân tại cộng đồng, tổ chức cách ly và điều trị kịp thời. Có thể cách ly điều trị tại nhà, điều trị theo chỉ dẫn của y tế cơ sở đối với các trường hợp bệnh nhẹ. Không cho bệnh nhân tới trường học, nơi làm việc trong vòng 7 - 9 ngày kể từ khi phát bệnh. Bệnh nhân cần được hạn chế tiếp xúc, thường xuyên đeo khẩu trang. Chất thải mũi họng và đồ dùng cá nhân, dụng cụ y tế có liên quan phải được khử khuẩn bằng dung dịch cloramin 2% hoặc các chất khử khuẩn khác tại bệnh viện. Thời gian cách ly cần thiết ít nhất 7 ngày sau khi khởi phát, tốt nhất được 14 ngày. Hết thời gian cách ly cần tiến hành khử khuẩn lần cuối đối với không khí và các dụng cụ của bệnh nhân có trong buồng bệnh. - Quản lý người lành mang mầm bệnh, người tiếp xúc bằng cách lập danh sách, theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện những trường hợp bệnh mới, hạn chế việc tiếp xúc đông người. Thời gian theo dõi và quản lý khoảng 2 tuần, có thể kéo dài 21 ngày. - Dự phòng cho đối tượng nguy cơ cao: không có chỉ định dùng kháng sinh cho mọi thể bệnh quai bị, trừ trường hợp có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn. Có thể tiến hành tiêm vắc xin quai bị cho những người sống tại ổ dịch, đặc biệt là trẻ em và người vị thành niên. - Tuyên truyền giáo dục vệ sinh môi trường sống, vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, trường học...theo hướng mở thông thoáng khí, có nhiều ánh sáng, hạn chế bụi bẩn. 7.3 Nguyên tắc điều trị: Bệnh quai bị không có thuốc điều trị đặc hiệu. Điều trị người bệnh theo các nguyên tắc: hạn chế vận động tối đa, an thần và chăm sóc bệnh nhân tốt, nhất là trong thời gian toàn phát; điều trị chống viêm tinh hoàn, buồng trứng, viêm tụy, viêm màng não; chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm vi khuẩn theo đúng chỉ định; với các thể nặng có thể dùng globulin miễn dịch kết hợp. 7.4 Kiểm dịch y tế biên giới: Tự khai báo bệnh khi quá cảnh. Không bắt buộc xuất trình phiếu tiêm chủng. Thực hiện khử khuẩn không khí trên các phương tiện giao thông quốc tế khi có bệnh nhân nghi ngờ.
Admin
Chia sẻ:
Tin tức liên quan
BỆNH LỴ TRỰC TRÙNG
_
Xem chi tiết
BỆNH SỐT ĐĂNG GƠ, SỐT XUẤT HUYẾT ĐĂNG GƠ
_
Xem chi tiết
BỆNH LỴ A-MÍP
_
Xem chi tiết
BỆNH SỐT RÉT
_
Xem chi tiết
- Tin nổi bật
- Tin chỉ đạo
- Tin địa phương
Tin tức nổi bật
Hội nghị Tổng kết công tác Phòng, chống bệnh Truyền nhiễm năm 2024 và triển khai Kế hoạch năm 2025
Tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong mùa đông xuân
Thông tin về bệnh dại trên người