BỆNH SA SINH DỤC - Phụ Khoa

  • Tin Tức & Sự Kiện
  • Tin chuyên ngành
  • Phụ khoa
  • BỆNH SA SINH DỤC
BỆNH SA SINH DỤC 16/05/2019

Sa sinh dục là bệnh khá phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi. Bệnh tuy diễn biến từ từ, nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh: són tiểu, táo bón, tức nặng vướng víu trong sinh hoạt và biến chứng viêm nhiễm hay ung thư sinh dục. Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị sa sinh dục, giúp người bệnh có chất lượng cuộc sống tốt hơn, phòng tránh biến chứng nguy hiểm của bệnh.

SA SINH DỤC                                                                                         BS Lê Thị Lan Ly                                                                                                            (Khoa Phụ - KHHGĐ, BV.Phụ Sản Nhi Bình Dương)   SA SINH DỤC LÀ GÌ? Sa sinh dục còn gọi là sa các cơ quan ở vùng chậu, do tình trạng suy yếu của hệ thống nâng đỡ của đáy chậu, dẫn đến sự tụt xuống của các cơ quan vùng chậu vào âm đạo, xuất hiện khối sa lồi ở vùng âm hộ, tầng sinh môn. DẤU HIỆU NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT SA SINH DỤC?
  • Ban đầu, kích thước khối sa nhỏ, sa không thường xuyên, chỉ xuất hiện khi lao động hoặc đi lại nhiều, khi nằm nghỉ thì khối sa tụt vào trong âm đạo hoặc tự đẩy lên được. Càng về sau khối sa càng to, sa thường xuyên, không đẩy lên được kèm theo có tức nặng bụng dưới, cảm giác vướng víu khó chịu vùng âm hộ - tầng sinh môn. Một số trường hợp khối sa sinh dục thòng hẳn ra ngoài âm đạo, cọ sát vào đùi và quần áo lâu ngày gây biến chứng viêm nhiễm, niken hóa, thậm chí là ung thư.
  • Các triệu chứng rối loạn tiểu tiện (do sa bàng quang và niệu đạo): tiểu khó, tiểu buốt, són tiểu, tiểu ra máu khi có viêm bàng quang hoặc có sỏi bàng quang hình thành do sự ứ trệ nước tiểu lâu ngày. Són tiểu là triệu chứng nước tiểu thoát ra một cách tự nhiên mà người phụ nữ không kiểm soát được: khi ho, cười  nhiều, leo cầu thang và hoạt động mạnh là nước tiểu tự nhiên chảy ra.
  • Rối loạn đại tiện (do sa trực tràng): đại tiện khó, táo bón, hay có cảm giác mót rặn, tức nặng vùng hậu môn.
  NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY NÊN  SA SINH DỤC?
  • Sanh đẻ nhiều lần, đẻ dày, khi sinh không được đỡ đẻ an toàn đúng kỹ thuật, rách tầng sinh môn không khâu.
  • Lao động nặng hoặc quá sớm sau đẻ.
  • Các nguyên nhân gây tăng áp lực ổ bụng thường xuyên như: lao động nặng, táo bón lâu ngày, ho kéo dài, thường xuyên ngồi bệt vân vân ...
  • Tuổi già, hệ thống treo và nâng đỡ tử cung, bàng quang, trực tràng suy yếu.
  • Ngoài ra có thể do cơ địa bẩm sinh ở người chưa đẻ lần nào.
                                                        PHÂN ĐỘ SA SINH DỤC NHƯ THẾ NÀO?      Các nhà chuyên môn dựa trên hệ thống POP-Q chia sa sinh dục làm 5 mức độ từ 0 đến IV.       
Aa: ranh giới niệu đạo – bàng quang Ba: đỉnh thành trước C: cổ tử cung D: Túi cùng sau Ap: phần dưới của thành sau Bp: đỉnh thành sau Tlv: khoảng cách chiều dài toàn bộ gh: khe sinh dục Pb: khoảng cách trực tràng – âm hộ  
   Y HỌC CÓ CÁC PHƯƠNG PHÁP NÀO ĐỂ ĐIỀU TRỊ SA SINH DỤC? Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau để điều trị sa sinh dục Phương pháp vật lý trị liệu Sử dụng dụng cụ nâng đỡ (PESSARY)  
Sử dụng cho trường hợp nào? Trường hợp nào không thể sử dụng?
-Người bệnh trì hoãn, từ chối phẫu thuật - Sa sinh dục tái phát sau phẫu thuật - Người bệnh có thai - Người bệnh muốn sinh thêm con - Người bệnh có bệnh nội khoa chưa thể phẫu thuật - Để điều trị thử trước phẫu thuật.   -Đang có bệnh viêm âm đạo, viêm vùng chậu - Người bệnh nhạy cảm với chất liệu cao su - Người bệnh không thể tự chăm sóc, hay tái khám định kỳ - Người bệnh có xuất huyết âm đạo chưa rõ nguyên nhân - Người bệnh có thiểu dưỡng âm đạo.  
       Đặt vòng nâng Pessary   Một số kiểu vòng nâng pessary khác Phẫu thuật          Sử dụng cho các trường hợp:
  • Sa sinh dục từ độ II theo POP-Q, có triệu chứng hay biến chứng ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh.
  • Thất bại khi điều trị bảo tồn từ 3-6 tháng.
  • Người bệnh yêu cầu phẫu thuật.  
​      Hiện nay phẫu thuật Sa sinh dục qua ngả âm đạo giữ vị trí quan trọng. Tại bệnh viện phụ sản nhi Bình Dương đã rất thành công trong điều trị sa tử cung bằng tiến hành phẫu thuật  cắt tử cung toàn phần qua ngả âm đạo có hoặc không kết hợp với nội soi …                                                                                                                                                                  BS Lê Thị Lan Ly                                                                                 (Khoa Phụ - KHHGĐ, BV.Phụ Sản Nhi Bình Dương)   Tags phụ khoa phu khoa BỆNH SA SINH DỤC benh sa sinh duc

Bài viết khác

  • THAI NGOÀI TỬ CUNG
Tin chuyên ngành
  • Nhi khoa
  • Kiến thức y học phổ thông
  • Thông tin khoa học
  • Báo cáo khoa học
  • Lịch tiêm chủng
  • Giới thiệu gói dịch vụ tầm soát ung thư
  • Danh mục kỹ thuật thực hiện tại BV
  • Sản khoa
  • Phụ khoa
  • Tầm soát tiền sản và sơ sinh
  • Dược Khoa
Các Khoa - Phòng Của Bệnh Viện
  • Ban Giám Đốc
  • Phòng Kế hoạch tổng hợp - Tổ chức - Tài vụ
  • Phòng Hành chính quản trị
  • Phòng Điều Dưỡng
  • Khoa Dinh dưỡng
  • Khoa Chẩn đoán
  • Khoa Nhi
  • Khoa Hiếm muộn vô sinh
  • Khoa Phụ - KHHGĐ
  • Khoa Sanh
  • Khoa Hậu sản - Hậu phẫu
  • Khoa Cấp cứu - Phẫu thuật
  • Khoa Dược
  • Khoa Phòng Chống Nhiễm Khuẩn
  • Khoa Xét Nghiệm
  • Trang chủ
  • Lịch tiêm ngừa
  • KHOA HIẾM MUỘN - VÔ SINH BỆNH VIỆN PHỤ SẢN NHI BÌNH DƯƠNG
  • Hỏi & Đáp
  • Bảng giá viện phí
  • Giới thiệu
  • Lịch làm việc
  • Dịch Vụ
  • Ban Giám Đốc
  • Đào tạo
  • Các Khoa - Phòng Của Bệnh Viện
  • Tin Tức & Sự Kiện
  • Dành cho khách hàng
  • Đăng ký khám bệnh
  • Liên hệ

Từ khóa » Cách Nhận Biết Sa Cổ Tử Cung