Sa Tử Cung Sau Sinh: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - Huggies
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Sa tử cung sau sinh là gì?
- Ai có nguy cơ cao bị sa tử cung sau sinh?
- Nguyên nhân gây sa tử cung
- Dấu hiệu nhận biết sa tử cung
- Các giai đoạn của bệnh sa tử cung sau sinh
- Sa tử cung có nguy hiểm không?
- Phương pháp điều trị sa tử cung
- Phòng ngừa sa tử cung sau sinh
- Câu hỏi thường gặp về sa tử cung sau sinh
Theo số liệu thống kê của Bộ Y Tế, có khoảng 10% phụ nữ tại Việt Nam bị sa tử cung sau khi sinh con, phần lớn nằm ở độ tuổi 40-60. Tuy nhiên, các mẹ ở độ tuổi trẻ hơn cũng có thể gặp bệnh này. Nhiều mẹ bị sa tử cung có tâm lý e ngại, mặc cảm dẫn đến giấu bệnh có thể khiến bệnh ngày càng nặng hơn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, mẹ hãy cùng Huggies tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị về bệnh sa tử cung này trong bài viết dưới đây nhé!
>> Tham khảo thêm:
- Ở cữ là gì? Bao lâu là hợp lý? Kiêng cữ sau sinh đúng cách, khoa học
- Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
- Bí Quyết Chăm Sóc Vết Mổ Sau Sinh Nhanh Lành, Không Để Lại Sẹo
Sa tử cung sau sinh là gì?
Sa tử cung (sa dạ con, sa sinh dục, sa thành âm đạo) là tình trạng các cơ và dây chằng hỗ trợ sàn chậu bị kéo căng và suy yếu, gây ra hiện tượng sa tạng chậu. Khi các cấu trúc hỗ trợ này suy yếu, tử cung có thể di chuyển ra khỏi vị trí bình thường và tụt vào trong âm đạo. Tình trạng này có thể làm rút ngắn chiều dài âm đạo hoặc thậm chí khiến tử cung tụt xuống quá mức, nhô ra ngoài qua cửa âm đạo.
Sa tử cung khi mang thai và sau sinh có thể khác nhau tùy vào mức độ yếu của cơ chế nâng đỡ tử cung.
- Sa dạ con không hoàn toàn: Tử cung có thể trượt xuống và lọt vào trong âm đạo, nhưng chưa ra ngoài.
- Sa dạ con hoàn toàn: Tử cung có thể tụt xuống hoàn toàn và trồi ra ngoài âm đạo. Đây là tình trạng nghiêm trọng, cần được can thiệp y tế kịp thời.
>> Tham khảo: Cách giảm cân sau sinh và khi cho con bú an toàn và hiệu quả
Sa tử cung là tình trạng các cơ và dây chằng hỗ trợ sàn chậu bị kéo căng và suy yếu (Nguồn: Sưu tầm)
Ai có nguy cơ cao bị sa tử cung sau sinh?
Sa thành tử cung có thể xảy ra ở bất kỳ phụ nữ nào, nhưng tình trạng này thường gặp hơn ở các đối tượng sau:
- Phụ nữ sau sinh, đặc biệt là những người sinh con qua đường âm đạo, có thai nhi lớn hoặc thời gian chuyển dạ kéo dài.
- Phụ nữ có thói quen vận động nhiều, mang vác nặng sau sinh. Việc này làm cho vùng đáy bụng phải co bóp nhiều, dẫn đến tổn thương và có thể gây sa tử cung.
- Phụ nữ tiền mãn kinh hoặc lớn tuổi, khi cơ và dây chằng trở nên yếu và có dấu hiệu lão hóa.
Ngoài ra, một số yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ sa tử cung ở sản phụ:
- Mang thai sinh đôi hoặc đa thai
- Tuổi cao
- Thai nhi lớn
- Đã có nhiều lần mang thai
- Sinh khó, khiến tử cung co thắt lâu
- Các bất thường ở nhau thai
- Thực hiện phẫu thuật tử cung
>> Tham khảo: Đau lưng sau sinh mổ: Nguyên nhân và cách chữa trị
Nguyên nhân gây sa tử cung
- Chấn thương vùng cơ đáy xương chậu: Các mô hỗ trợ tử cung và cổ tử cung có thể bị tổn thương trong quá trình sinh, đặc biệt khi thai phụ sinh con quá lớn hoặc thời gian chuyển dạ kéo dài.
- Lao động quá sức sau sinh: Khi thai phụ vận động mạnh hoặc mang vác nặng ngay sau sinh, các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung chưa kịp phục hồi hoàn toàn, dẫn đến tổn thương và khiến tử cung bị sa xuống.
- Dị tật bẩm sinh ở tử cung: Một số vấn đề như tử cung hai buồng, cổ tử cung hoặc eo tử cung bất thường có thể làm tăng nguy cơ sa tử cung.
- Rối loạn đại tiện hoặc táo bón sau sinh: Việc táo bón hoặc khó khăn khi đi tiêu làm tăng áp lực trong ổ bụng, từ đó gây ra sa tử cung.
- Can thiệp y khoa trong quá trình sinh: Các thủ thuật như phẫu thuật nội soi, sinh mổ, lấy nhau thai bằng tay hoặc sử dụng thuốc oxytocin cũng có thể là yếu tố góp phần gây sa tử cung.
>> Tham khảo:
- Mẹ bầu ăn gì để nhiều sữa? 15 thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh
- Cách hồi phục sau sinh mổ nhanh chóng
Lao động quá sức là một trong những nguyên nhân gây sa tử cung (Nguồn: Sưu tầm)
Dấu hiệu nhận biết sa tử cung
Một số chị em có thể không có triệu chứng rõ ràng nếu sa tử cung còn ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, cũng có một số dấu hiệu cần lưu ý, cụ thể:
- Khó khăn khi đi đại tiện hoặc đi tiểu: Táo bón, bí tiểu kéo dài.
- Cảm giác nặng nề ở vùng xương chậu.
- Cảm giác có vật lạ rơi ra từ âm đạo.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Táo bón kéo dài.
- Chảy máu khi quan hệ tình dục.
>> Tham khảo: Bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh nên làm gì?
Các giai đoạn của bệnh sa tử cung sau sinh
Mẹ biết không, sa tử cung sau sinh được chia thành 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 0: Bệnh chưa có biểu hiện bất thường, các cơ quan của vùng chậu của mẹ vẫn hoạt động bình thường.
- Giai đoạn 1: Cổ tử cung bắt đầu sa vào âm đạo.
- Giai đoạn 2: Cổ tử cung bắt đầu lòi ra ngoài cửa âm đạo.
- Giai đoạn 3: Toàn bộ cổ tử cung lộ hẳn ra ngoài âm đạo.
>> Tham khảo: Cách Trị Rạn Da – Mẹo Làm Đẹp Sau Sinh Đơn Giản
Sa tử cung sau sinh có 4 giai đoạn (Nguồn: Sưu tầm)
Sa tử cung có nguy hiểm không?
Tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng sa tử cung là bệnh lý hậu sản tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra biến chứng nghiêm trọng đấy mẹ ơi. Nếu mẹ không điều trị sớm, sa tử cung có thể dẫn đến các biến chứng sau:
- Loét âm đạo: Đây là biến chứng thường gặp ở những mẹ bị sa tử cung giai đoạn 3. Tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo dễ bị cọ sát với quần. Nếu tình trạng này kéo dài rất dễ dẫn tới nhiễm trùng và loét âm đạo.
- Các cơ quan khác cũng bị sa xuống: Tử cung sa xuống trong thời gian dài mà không được đẩy lên sẽ khiến cho những cơ quan khác của vùng chậu như ống dẫn trứng, bàng quang, buồng trứng… cũng có nguy cơ bị sa xuống. Điều này sẽ khiến cho việc bài tiết của mẹ gặp rất nhiều khó khăn và nặng hơn là tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
- Viêm nhiễm diện rộng: Những mẹ có sức đề kháng kém, khi bị cọ xát dẫn tới viêm loét và không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm diện rộng, bao gồm viêm nhiễm âm đạo, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang,... Nếu chuyển nặng có thể dẫn tới nhiễm trùng máu và thậm chí tử vong.
- Vô sinh: Nếu sa tử cung nặng, khối sa bị viêm loét, hoại tử,... thì việc cắt bỏ một phần hoặc cắt bỏ hoàn toàn tử cung là điều không thể tránh khỏi để bảo vệ tính mạng cho mẹ. Khi tử cung bị cắt bỏ thì đồng nghĩa với việc mẹ không còn khả năng mang thai nữa.
Biến chứng của sa tử cung rất nguy hiểm nên khi thấy cơ thể có điều bất thường, mẹ hãy chú ý kỹ càng và đừng ngần ngại để liên hệ với bác sĩ để được tư vấn phụ khoa nhé.
>> Tham khảo: Mẹ sau sinh mổ nên kiêng ăn gì?
Phương pháp điều trị sa tử cung
Điều trị sa tử cung sau sinh không phẫu thuật
Các phương pháp điều trị sa tử cung không phẫu thuật dành cho những trường hợp tương đối nhẹ. Triệu chứng bệnh không ảnh hưởng quá lớn đến sinh hoạt và bản thân mẹ vẫn có nhu cầu sinh thêm con sau này. Ngoài ra, những phương pháp này cũng được áp dụng với các mẹ đã lớn tuổi hoặc có thể trạng yếu, sức khỏe kém, không muốn hoặc không thể thực hiện phẫu thuật được. Mẹ có thể được điều trị sa tử cung không phẫu thuật bằng cách:
- Dùng thuốc tân dược, liệu pháp estrogen âm đạo tại chỗ, giúp tăng cường sức mạnh hệ cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung.
- Dùng các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên dưới dạng xông hơi hoặc sắc uống.
- Áp dụng các bài tập giúp tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu. Tham khảo: Tập kiểm soát bàng quang.
- Thay đổi thói quen hoạt động, giảm hoạt động mạnh, nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Bổ sung nhiều rau xanh để ngăn ngừa táo bón.
Cố định tử cung qua âm đạo cũng được xếp vào nhóm điều trị sa tử cung không phẫu thuật. Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị y khoa chuyên dụng để nâng đỡ và cố định tử cung ở đúng vị trí, tránh tử cung bị sa xuống âm đạo hoặc tuột ra ngoài.
>> Tham khảo: Hướng dẫn chi tiết chăm sóc mẹ sau sinh đúng cách
Điều trị sa tử cung sau sinh cần phẫu thuật
Trong trường hợp tử cung sa hẳn ra bên ngoài, chỉ dùng mắt thường đã có thể quan sát thấy, đồng thời, xuất hiện các biến chứng nguy hiểm ở tử cung, gây ra viêm loét, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Tùy theo độ tuổi, nhu cầu sinh sản, tình hình sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn phẫu thuật cắt một phần hoặc cắt bỏ toàn phần tử cung.
>> Tham khảo: Mách Mẹ Cách Chăm Sóc Da Mặt Sau Sinh Khoa Học, Chuẩn Chỉnh
Thực hiện các bài tập chữa sa tử cung đơn giản, hiệu quả (Nguồn: Huggies)
Phòng ngừa sa tử cung sau sinh
Để phòng ngừa sớm bệnh sa tử cung, mẹ cần lưu ý những điều sau nhé:
- Mẹ nên sinh bé trong độ tuổi từ 22 - 29. Vì về mặt sinh lý, đây là thời kỳ sung mãn, các bộ phận trong cơ thể chưa bị thoái hóa, dễ phục hồi.
- Sau khi sinh, mẹ cần được nghỉ ngơi đủ thời gian cho các cơ và dây chằng vùng đáy chậu co trở lại. Không hoạt động nặng sớm trước ba tháng.
- Thực hiện các bài tập Kegel giúp tăng cường cơ sàn chậu, hỗ trợ nâng đỡ tử cung và các cơ quan khác trong vùng chậu.
- Ăn uống đầy đủ, sinh hoạt điều độ, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng sức dẻo dai cho cơ bắp nói chung và các cơ vùng đáy chậu. Mẹ nhớ chỉ luyện những bài tập nhẹ hoặc phải có sự tư vấn của bác sĩ.
- Mẹ cần uống nhiều nước và ăn các thực phẩm cho mẹ sau sinh mổ như trái cây, rau củ, đậu,... giúp duy trì chức năng đại tiện bình thường và giảm áp lực lên vùng chậu.
Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà còn khuyên rằng:
Sau sinh 6 tuần, mẹ nên tập thể dục sớm để vừa giảm cân, vừa phòng tránh sa tạng chậu, cũng như tránh một số rối loạn chức năng ảnh hưởng đến chất lượng sống sau này của trẻ như són tiểu, táo bón, giảm chất lượng tình dục…Mẹ nên bắt đầu bằng các bài tập đơn giản, nhẹ nhàng không đòi hỏi trang thiết bị và phải tới phòng tập, giúp tăng cường vùng bụng dưới và cơ sàn chậu.
Cách tập như sau: Mẹ chỉ cần một tấm thảm nhỏ. Ở tư thế ngồi, nằm ngửa trên sàn hay quì gối, lưng thẳng, thả lỏng 2 đùi, động tác chủ đạo là thít chặt cơ vùng bụng, cơ vùng chậu, vùng hội âm, giữ trong vòng 3- 5 giây sau đó thả lỏng 3-5 giây và lặp lại lại khoảng 10 lần động tác.Mỗi ngày mẹ nên tập khoảng 30 phút thì các cơ sẽ săn chắc dần.
Tuy nhiên, dù tập tầng sinh môn tích cực mẹ cũng cần tránh các động tác mang vác nặng phải gồng bụng, các tư thế ngồi xổm, táo bón đòi hỏi rặn lâu, làm tăng áp lực ổ bụng…mẹ nhé!
>> Tham khảo:
- Những thay đổi của cơ thể sau khi sinh các mẹ thường gặp
- Bài tập thể dục sau sinh giúp mẹ lấy lại vóc dáng
Câu hỏi thường gặp về sa tử cung sau sinh
Nịt bụng sau sinh có bị sa tử cung không?
Việc sử dụng nịt bụng sau sinh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá mức. Các bác sĩ cảnh báo rằng việc sử dụng nịt bụng chỉ mang lại hiệu quả tạo dáng tạm thời, và nếu lạm dụng trong thời gian dài, có thể gây áp lực lên vùng chậu và các cơ quan bên trong, có thể làm tăng nguy cơ sa tử cung.
Sinh mổ có bị sa tử cung không?
Nguy cơ bị sa tử cung ở sản phụ có thể xảy ra dù là sinh thường hay sinh mổ. Tuy nhiên, đối với những mẹ sinh mổ, nguy cơ này có thể thấp hơn một chút so với các mẹ sinh thường, vì trong quá trình sinh mổ, không có áp lực trực tiếp lên vùng xương chậu và cơ sàn chậu như khi sinh qua âm đạo.
>> Tham khảo: Lưu ý khi sinh thường sau sinh mổ: Sinh con lần 2
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đủ thông tin cần thiết cho mẹ về bệnh sa tử cung sau sinh. Huggies mến chúc mẹ sau sinh luôn khỏe mạnh để có thể chăm sóc bé yêu một cách tốt nhất. Nếu cần thêm thông tin, mẹ có thể truy cập Góc chuyên gia Huggies để tìm hiểu thêm, mẹ nhé!
>> Sản phẩm Huggies được bố mẹ tìm mua nhiều: tã dán Huggies, tã quần Huggies, miếng lót Huggies, khăn ướt Huggies
>> Nguồn tham khảo:
- https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16030-uterine-prolapse
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/uterine-prolapse/symptoms-causes/syc-20353458
Từ khóa » Cách Nhận Biết Sa Cổ Tử Cung
-
Nguyên Nhân Và Biểu Hiện Sa Tử Cung | Vinmec
-
Sa Tử Cung Sau Sinh: Biểu Hiện Và Cách điều Trị - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Sa Tử Cung Sau Sinh: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Những Dấu Hiệu Sa Tử Cung Chị Em Nhất định Không được Bỏ Qua
-
Sa Tử Cung Sau Sinh: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách điều Trị - Hello Bacsi
-
Sa Tử Cung (Sa Sinh Dục): Cách Nhận Biết Và Chữa Trị - Hello Bacsi
-
Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Biểu Hiện Sa Tử Cung
-
Sa Tử Cung Sau Sinh Có Tự Khỏi Không? 5 Dấu Hiệu Nhận Biết Rõ Nhất
-
Sa Tử Cung Và âm đạo - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Sa Tử Cung Và Dấu Hiệu Nhận Biết - Bệnh Viện Phụ Sản Hải Phòng
-
Nguyên Nhân Sa Tử Cung (sa Sinh Dục) Và Dấu Hiệu Nhận Biết
-
Bệnh Sa Tử Cung, 7 Thắc Mắc Chị Em Cần Biết
-
Nhận Biết Dấu Hiệu Sa Tử Cung Sau Sinh Sớm để điều Trị Hiệu Quả
-
BỆNH SA SINH DỤC - Phụ Khoa