Bệnh Sa Trực Tràng Và Sa Hậu Môn ở Chó | Trùm Boss
Có thể bạn quan tâm
Sa trực tràng và sa hậu môn ở chó
Trực tràng là khu vực cuối của ruột già, và phần mở rộng của trực tràng được gọi là khu vực hậu môn, mở ra để cho phép chất thải tiêu hóa rời khỏi cơ thể. Sa hậu môn hoặc sa trực tràng là một tình trạng trong đó một hoặc nhiều lớp trực tràng di chuyển qua hậu môn. Tình trạng này xảy ra có thể bởi nhiều yếu tố, bao gồm rối loạn tiêu hóa, tiết niệu hoặc hệ sinh dục.
Mặc dù bất kỳ giống chó nào, giới tính nào, năm tuổi nào đều có thể bị ảnh hưởng bởi rối loạn này, những trường hợp có nhiễm trùng do virus hoặc ký sinh trùng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nếu bạn muốn tìm hiểu xem những rối loan này ảnh hưởng đến mèo như thế nào, vui lòng truy cập trang này.
Các triệu chứng và các loại bệnh
Sa trực tràng xảy ra khi tất cả các lớp mô của hậu môn/trực tràng cùng với niêm mạc trực tràng nhô ra bên ngoài qua lỗ mở hậu môn. Trong khi đó, sự lồi ra của lớp lót trực trang qua lỗ mở hậu môn ra bên ngoài, được gọi là sa hậu môn.
Chó mắc bệnh sa trực tràng sẽ cảm thấy khó khăn trong việc đưa chất thải ra khỏi cơ thể (khi đi vệ sinh). Khi mới mắc sa trực tràng một phần, một phần nhỏ của lớp niêm mạc trực tràng sẽ được nhìn thấy trong quá trình bài tiết, sau đó nó sẽ giảm dần. Khi chó mắc chứng sa trực tràng hoàn toàn, sẽ có một khối mô luôn nhô ra từ hậu môn của chó. Trong giai đoạn mãn tính của sa trực tràng hoàn toàn, phần mô này có thể có màu đen hoặc màu xanh.
Nguyên nhân
Có thể phát hiện một con chó mắc bệnh sa trực tràng hoặc sa hậu môn nếu thấy nó phải ráng sức hay khó khan mỗi lần đi vệ sinh hoặc nếu nó phải trải qua phẫu thuật cho các cơ quan tiêu hóa vùng thấp. Các yếu tố góp phần gây ra bệnh này bao gồm:
- Rối loạn của hệ tiêu hóa gây tiêu chảy, khó khăn khi đi vệ sinh, xuất hiện giun hoặc ký sinh trùng khác trong hệ tiêu hóa và viêm ruột non hoặc ruột già
- Rối loạn hệ thống tiết niệu và sinh dục, chẳng hạn như viêm hoặc mở rộng tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, sỏi tiết niệu hoặc bất thường trong quá trình sinh nở
- Táo bón mãn tính, có sự hiện diện của các khối u hình túi bất thường trong ruột, các khối u ở trực tràng hoặc hậu môn, trực tràng có độ lệch từ vị trí thông thường của nó
Chẩn đoán
Bác sĩ thú y sẽ thực hiện khám sức khỏe toàn diện cho chó của bạn, bao gồm hồ sơ hóa học máu, xét nghiệm tổng lượng máu đầy đủ. Các xét nghiệm này thường cho kết quả bình thường, mặc dù thực tế lượng bạch cầu đang ở mức cao, tương tự như khi có nhiễm trùng. Thử nghiệm mẫu phân có thể tiết lộ sự hiện diện của kỹ sinh trùng.
Các thủ tục chẩn đoán khác bao gồm chụp X-quang hoặc siêu âm vùng bụng, có thể cho thấy tuyến tiền liệt lớn, sinh vật lạ, thành bàng quang dày, hoặc sỏi thận.
Bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra trực tràng thủ công để cảm nhận lượng mô di dời. Trong khi kiểm tra bệnh lý của mô (bằng sinh thiết), có thể thấy mô sưng lên, chảy máu đỏ. Các mô, nếu đã chết, có màu tím đen hoặc đen, chảy máu xanh lợt.
Điều trị
Nếu chó của bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, hoặc nhiễm ký sinh trùng, bác sĩ sẽ cần điều trị bằng thuốc kháng sinh trước hoặc thuốc chống ký sinh trùng thích hợp. Một khi nguyên nhân cơ bản của sa trực tràng đã được xác định và cần điều trị, bác sĩ sẽ làm liệu pháp giảm sưng và đưa mô bị di dời đến vị trí thích hợp của nó bên trong hậu môn của chó.
Điều này có thể được thực hiện thủ công bằng cách massage nhẹ nhàng tại khu vực đó, hoặc bằng cách sử dụng gel bôi trơn hoặc thuốc bôi (ví dụ thuốc dextrose 50%), có hỗ trợ giảm sung. Một tác nhân gây mê có thể được dùng để giảm đau và khó chịu. Thuốc gây tê ngoài màng cứng thường được sử dụng; tuy nhiên, bác sĩ thú y sẽ đưa ra quyết định dựa trên sự cần thiết đối với con chó của bạn.
Tiếp theo, bác sĩ có thể cần khâu các mô nhô ra ở vị trí thích hợp để giữ các mô tại chỗ và ngăn ngừa tái phát của bệnh. Chỉ khâu chuỗi là lựa chọn phù hợp nhất cho quy trình này, và các mũi khâu sẽ đủ lỏng để cho phép bài tiết không bị khó khan.
Nếu rối loạn được phát hiện sâu hơn trong ống trực tràng của chó, ruột có thể cần được thực hiện phẫu thuật sửa chữa.
Chăm sóc
Bạn nên chú ý đến để tránh tái phát bệnh, đặc biệt nếu nguyên nhân cơ bản không được loại bỏ. Kiểm tra bộ phận chó đã phẫu thuật trong năm đến bảy ngày đầu tiên, vì có khả năng nó bị tách ra và hở, đặc biệt khi chó đi vệ sinh.
Sau phẫu thuật, cũng có khả năng chó của bạn có thể mất kiểm soát bàng quang và ruột, cùng với việc có thể xảy ra những tai nạn không biết trước. Thú cưng của bạn có thể gây phiền nhiễu khi chúng khó chịu, cũng giống như bạn vậy. Vì thế, chó cần được có khu nghỉ ngơi để nhanh hồi phục và tránh các tai nạn hoặc căng thẳng liên quan.
Từ khóa » Chó Bị Lòi Dom Là Bệnh Gì
-
Chó Mèo Bị Lòi Dom Trĩ Nội Trĩ Ngoại Phải Làm Sao ?
-
Chó Bị Lòi Dom/ Sa Trực Tràng Và Cách Xử Trí - Niên Giám Nông Nghiệp
-
Bệnh Trĩ ở Chó: Triệu Chứng, điều Trị - Happybowwow
-
Bệnh Sa Trực Tràng Trên Chó Và Cách điều Trị Dứt điểm
-
Nhờ Anh Chị Cứu Cún Con Nhà Em Với! Cún Bị Lòi Dom
-
Top 15 Chó Bị Lòi Dom Là Bệnh Gì
-
Mèo Bị Lòi Dom, Nguyên Nhân, Cách Phòng, Chữa Bệnh
-
7 Cách Chữa Lòi Dom Tại Nhà Đơn Giản - Dùng Là Khỏi
-
Gà đẻ Lòi Dom – Nguyên Nhân Và Phòng Tránh - Greenvet
-
Bệnh Lòi Dom Là Gì? Cách Chữa Trị Lòi Dom Hiệu Quả - COTRIPRO Gel
-
Bệnh Lòi Dom Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị | BvNTP
-
Mèo Bị Lòi Dom Và Những điều “con Sen” Cần Biết! - PETACY
-
Lòi Dom (Trĩ) Là Gì? Cách Nhận Biết Và Điều Trị Không Cần Đi Viện