Chó Bị Lòi Dom/ Sa Trực Tràng Và Cách Xử Trí - Niên Giám Nông Nghiệp

Sa trực tràng ở chó không phải là bệnh thường xuyên xảy ra ở chó. Tuy nhiên, nếu con chó của bạn bị sa trực tràng, bạn cần điều trị sớm cho nó. Bệnh sa trực tràng ở chó xảy ra phổ biến hơn khi chó sinh đẻ hoặc rặn đi đại tiện và có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Sa trực tràng ở chó có thể ít ảnh hưởng tới sức khỏe con chó của bạn. Tuy nhiên nếu sa trực tràng nhiều sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của chú chó. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, khối sa sẽ ngày càng nhiều và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe chú chó của bạn.

Nếu con chó của bạn đang bị sa trực tràng, tùy vào mức độ và nguyên nhân, bạn có thể tự điều trị hoặc phải nhờ tới sự giúp đỡ của thú y.

Mục lục nội dung

  • 1 Sa trực tràng là gì?
  • 2 Các triệu chứng của bệnh sa trực tràng ở chó
  • 3 Các loại sa trực tràng ở chó
  • 4 Các nguyên nhân dẫn tới sa trực tràng ở chó
    • 4.1 Bệnh sa hậu môn
    • 4.2 Lỗ rò quanh hậu môn
    • 4.3 Thoát vị đáy chậu
    • 4.4 Hẹp trực tràng và hậu môn trực tràng
    • 4.5 Khối u trực tràng
    • 4.6 Dị vật
  • 5 Nguyên nhân khác của bệnh sa trực tràng ở chó
  • 6 Chẩn đoán sa trực tràng ở chó
  • 7 Điều trị bệnh sa trực tràng ở chó
    • 7.1 Tự điều trị bằng thuốc ở nhà:
    • 7.2 Chế độ ăn
    • 7.3 Cho uống nước
    • 7.4 Các biện pháp khác

Sa trực tràng là gì?

Sa trực tràng ở chó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi của chó. Nó có thể là bẩm sinh hoặc phát triển sau này trong cuộc sống. Mặc dù tình trạng này có thể xảy ra ở cả chó đực và chó cái. Nhưng chó cái có thể có thêm một nguyên nhân khác gây tăng tỷ lệ sa trực tràng ở chó. Đó là sinh sản. Có một số bệnh có thể gây ra tình trạng căng tức ở chó con, có thể gây ra hiện tượng lồi trực tràng qua hậu môn.

Sa trực tràng được hiểu là sự nhô ra hoặc đẩy ra khỏi các lớp bên trong của trực tràng qua hậu môn. Điều này thường xảy ra sau khi chú chó rặn đi đại tiện, tiểu tiện hoặc sinh nở.

Các triệu chứng của bệnh sa trực tràng ở chó

Các triệu chứng sa trực tràng ở chó khá đơn giản để nhận biết:

  • Quan sát bằng mắt thường bạn sẽ thấy một khối nhô ra từ hậu môn; khối này xuất hiện thường xuyên hoặc xuất hiện khi chó đi ngoài và nó sẽ có màu đỏ
  • Có thể có cảm giác đau ở khu vực khối sa. Tương tự như cảm giác khó chịu của con người đối với bệnh trĩ. Mặc dù chó không bị trĩ. Biểu hiện trên chó đó là có thể nó chạy lòng vòng hay kêu sủa khó chịu.
  • Bạn có thể nhận thấy thú cưng của bạn căng thẳng để đi tiêu, đi tiểu hoặc căng thẳng trong lúc đẻ.
Nên xem: Cách sát trùng chuồng trại nuôi gà

Các loại sa trực tràng ở chó

Có hai loại sa trực tràng chính thường gặp ở chó. Bên cạnh đó cũng có nhiều loại sa trực tràng hiếm gặp khác. Hai loại sa trực tràng ở chó thường gặp đó là:

  • Sa trực tràng không hoàn chỉnh, trong đó chỉ có lớp trực tràng trong cùng là thực sự nhô ra
  • Sa trực tràng hoàn toàn, trong đó tất cả các lớp của trực tràng đều nhô ra.

Các nguyên nhân dẫn tới sa trực tràng ở chó

Bệnh sa hậu môn

Rối loạn này liên quan đến các túi hậu môn nằm ở hai bên hậu môn. Đây là bệnh thường gặp nhất ở vùng hậu môn của chó. Chúng bị tắc nghẽn, nhiễm trùng, áp xe hoặc thậm chí là ung thư, khiến việc đại tiện khó khăn.

Các dấu hiệu khác mà bạn có thể thấy trong trường hợp trên chú chó của bạn đó là đau hoặc khó chịu khi ngồi. Hoặc là khuỵu mông trên mặt đất, liếm hoặc cắn vào vùng hậu môn.

Lỗ rò quanh hậu môn

Các dấu hiệu nổi bật nhất là các vết thương mãn tính, có mùi hôi ở các mô bao quanh hậu môn (không rõ nguyên nhân). Các lỗ rò này có thể chảy phân hoặc dịch thường xuyên.

Thoát vị đáy chậu

Đây là thoát vị xảy ra gần hậu môn thường gặp nhất ở chó đực từ 6 đến 8 tuổi. Các giống chó điển hình bị ảnh hưởng thường gặp chó cảnh nhập khẩu nước ngoài.

Hẹp trực tràng và hậu môn trực tràng

Đây là những vùng trực tràng bị thu hẹp do mô sẹo do vật lạ hoặc chấn thương gây ra hoặc có thể là biến chứng của viêm. Loại này thường có cả trực tràng và hậu môn.

Khối u trực tràng

Phẫu thuật cắt bỏ là lựa chọn điều trị chính. Nhưng có thể không phải lúc nào cũng hiệu quả nếu khối u đã lan ra ngoài trực tràng trước khi các dấu hiệu được nhận biết được. Các dấu hiệu của rối loạn này bao gồm đại tiện căng thẳng và đau đớn đã nêu ở trên cũng như có máu trong phân và tiêu chảy.

Ngoài ra, về cơ bản, polyp trực tràng là những khối u mọc xuất hiện ở vùng hậu môn trực tràng. Đây không phải là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở chó và chúng thường lành tính khi chúng xuất hiện. Kích thước polyp càng lớn thì nguy cơ trở thành bệnh ác tính càng cao.

Dị vật

Rách trực tràng, cũng như rách hậu môn, có thể xảy ra khi chó nuốt phải một vật lạ sắc nhọn, như xương, kim hoặc vật thô khác. Nó có thể do vết cắn hoặc chấn thương. Vết rách có thể chỉ liên quan đến các lớp bề mặt của trực tràng (được gọi là vết rách một phần). Hoặc nó có thể đâm xuyên qua tất cả các lớp của trực tràng (được gọi là vết rách hoàn toàn). Sưng hoặc phù nề cũng có thể được nhìn thấy nếu tình trạng này kéo dài.

Nên xem: Gà mắc CRD ghép cầu trùng

Nguyên nhân khác của bệnh sa trực tràng ở chó

Ngoài những nguyên nhân thường gây sa trực tràng ở chó nêu trên. Còn rất nhiều nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ sa trực tràng ở chó. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:

  • Khó đi đại tiện hoặc đi tiểu ở mọi lứa tuổi
  • Khó đẻ
  • Tiêu chảy nặng, đặc biệt là ở chó con nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi
  • Táo bón và ký sinh trùng có thể tăng nguy cơ gây ra phần lồi của trực tràng
  • Khó đi tiểu vì nhiễm trùng tiết niệu hoặc bệnh tiết niệu khác
  • Béo phì ở chó làm cho trương lực cơ kém và góp phần làm cho túi hậu môn không được làm rỗng hoàn toàn trong quá trình đại tiện
  • Tiết quá mức của tuyến hậu môn
  • Khi các chất trong tuyến không được làm sạch đầy đủ thường xuyên. Tuyến sẽ trở thành mục tiêu của nhiễm trùng và viêm nhiễm vi khuẩn
  • Trong một số rối loạn của trực tràng, các nang lông cũng như các tuyến hậu môn bị ô nhiễm bởi chất phân và chất tiết của túi hậu môn. Dẫn đến tổn thương mô và viêm da về lâu dài.
  • Một số nguyên nhân khác trong rối loạn trực tràng bao gồm khuynh hướng giống, mất cân bằng nội tiết tố, bệnh tuyến tiền liệt, táo bón mãn tính

Chẩn đoán sa trực tràng ở chó

Bạn có thể dễ dàng nhận biết được sa trực tràng ở chó. Bệnh này không quá khó chẩn đoán. Các biểu hiện trên chú chú bị sa trực tràng rất dễ nhận biết.Tùy thuộc vào nguyên nhân chó bị sa trực tràng, sẽ có các biểu hiện đặc biệt như nếu ở trên.

Tuy nhiên để biết chính xác nguyên nhân nào gây ra sa trực tràng ở chó lại không quá dễ dàng. Nhiều trường hợp bạn sẽ cần tới sự giúp đỡ của thú y. Chỉ khi biết chính xác nguyên nhân gây sa trực tràng ở chó, mới có thể điều trị triệt để được cho chú chó của bạn.

Điều trị bệnh sa trực tràng ở chó

Điều trị sa trực tràng ở chó phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng và mức độ tổn thương của mô trực tràng.

Nếu bị nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng, bác sĩ thú y sẽ cần điều trị, thường là bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống ký sinh trùng. Bác sĩ thú y sẽ điều trị các yếu tố cơ bản khác cho phù hợp.

Nếu mô trực tràng không bị tổn thương quá nhiều, bác sĩ thú y có thể sẽ cố gắng đẩy trực tràng trở lại vị trí bằng tay. Đồng thời đặt một vết khâu quanh hậu môn, vết khâu này sẽ tồn tại trong khoảng 48 giờ. Bác sĩ thú y có thể gây tê cho chú chó của bạn để giảm khó chịu. Con chó vẫn có thể đi đại tiện trong khi các vết khâu được khâu vào.

Đôi khi quy trình này không thành công. Trong trường hợp đó, bác sĩ thú y có thể thực hiện một thủ thuật khác. Đây là một thủ thuật xâm lấn hơn. Trong đó bác sĩ thú y phẫu thuật mở ổ bụng và gắn ruột kết vào thành bụng để ngăn trực tràng trượt ra ngoài.

Nên xem: Điều trị gà bị liệt chân sau khi tiêm vacxin

Khi mô trực tràng bị tổn thương quá mức không thể cứu được hoặc nếu các thủ thuật khác không thành công. Bác sĩ thú y có thể xem xét một lựa chọn cuối cùng. Trong những trường hợp này, bác sĩ thú y có thể phẫu thuật cắt bỏ mô trực tràng và neo ruột vào hậu môn. Điều này thường dẫn đến một số các biến chứng. Ví dụ như tiểu không kiểm soát. Vì vậy bác sĩ thú y sẽ cố gắng tránh nó nếu có thể

Tự điều trị bằng thuốc ở nhà:

Bạn có thể tự điều trị cho chú chó của bạn tại nhà. Nếu bị sa trực tràng mức độ nhẹ. Mức độ sa trực tràng không quá nhiều và không không ảnh hưởng tới sức khỏe quá nhiều tới chó của bạn.

Song song với việc dùng thuốc, cần theo dõi sát sao diễn biến của khối sa trực tràng ở chó.

  • Rửa nhẹ nhàng phần sa trực tràng lòi ra bằng thuốc tím pha loãng 1%
  • Bạn có thể dùng thuốc Novocain 3 % để sát khuẩn rửa tránh nguy cơ nhiễm trùng hậu môn trực tràng cho chú chó của bạn. Đồng thời thuốc cũng có 1 phần tác dụng giảm đau, giảm phù nề.
  • Lựa chọn 1 trong số các thuốc sau để đề phòng nhiểm khuẩn khi sa trực tràng ở chó: Fluoroquinolon hoặc Amoxycillin; Ceftiofur hoặc Enrofloxacin, Doxycycline haocwj Tetracyline. Liều lượng tùy theo tình trạng nhiễm trùng cũng như cân nặng của chú chó của bạn. Đọc kỹ hướng dẫn để sử dụng thuốc tốt nhất
  • Nên dùng thêm thuốc chứa CAFEIN đê giảm sự cảng thẳng cho chú chó. Nên bổ sung thêm thực phẩm chức năng chứa VITAMIN B1, C. Việc đó sẽ giúp tăng sức khỏe cho chú chó bị sa trực tràng

Chế độ ăn

  • Chuyển phần lớn chế độ ăn khô sang chế độ ăn ướt.
  • Bổ sung thêm nhiều chất xơ vào chế độ ăn hằng ngày của chó
  • Thêm bí ngô đóng hộp vào thức ăn của chúng.
  • Sử dụng các sản phẩm làm mềm phân
  • Sử dụng thường xuyên men tiêu hóa

Cho uống nước

  • Cho chú chó của bạn uống nhiều nước hơn
  • Để nhiều bát nước trong nhà.
  • Để một bát nước cạnh nơi ngủ của chú chó
  • Cho uống thêm nước khoáng có chứa vitamin, khoáng chất để tăng cường sức khỏe hàng ngày.
  • Thêm nước vào thức ăn của vật nuôi.

Các biện pháp khác

  • Giữ nơi ở của chú chó luôn sạch sẽ. Điều đó để hạn chế nguy cơ nhiểm khuẩn, nhiễm trùng từ khối sa trực tràng.
  • Hạn chế tiếp xúc với các con chó khác để tránh đánh nhau có thể gây tổn thương thêm phần sa trực tràng.
  • Nếu con chó cái bị sa trực tràng trước khi đẻ, thì hạn chế đẻ thường xuyên và đẻ số lượng nhiều.

Theo: Băng Giá

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Chó Bị Lòi Dom Là Bệnh Gì