Bệnh Sọc Lá Bắp Và Cách Phòng Trị - E-News
Bệnh sọc lá bắp hay còn gọi là bệnh sương mai (downy mildew) xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới từ những năm 1960 (Ullstrup et al., 1969) nhưng những năm gần đây bệnh xuất hiện ở Việt Nam trên diện rộng và gây tác hại rất lớn đối với những vùng trồng bắp ở nhiều tỉnh thành trong cả nước (Ngọc Lâm và CTV, 2006).
Ở các vùng nhiệt đới châu Á, bệnh sương mai gây ra bởi nhóm nấm Peronosclerospora, Sclerophthora và là một trong những bệnh gây thiệt hại nặng nhất trên cây bắp (Tran Thi Oanh Yen et al., 2004).
Triệu chứng bệnh
Theo White (2007) thì bệnh sọc lá bắp xuất hiện chủ yếu từ thời kỳ cây con, gây hại từ giai đoạn cây có 2 - 3 lá đến khi có 8 - 9 lá. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là những vết sọc màu trắng kéo dài ở 2 bên dọc theo gân lá và bào tử nấm được tạo ra ở những vị trí có sọc trắng này. Sau đó sợi nấm lan xuống chồi non, tạo ra vết bệnh trên toàn cây ở giai đoạn 5 – 14 ngày sau khi xâm nhiễm.
Trên cây bệnh nặng, những lá non mới ra đều bị nhiễm nên trông toàn cây bệnh có màu trắng nhợt xanh. Bệnh nặng có thể làm thay đổi sự sản sinh hormone trong cây dẫn đến cây sinh nhiều chồi khác thường. Khi thời tiết mát mẻ, ban đêm có sương, sáng sớm hôm sau mặt dưới lá tại vị trí vết bệnh có lớp mốc xám trắng phủ (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).
Tác nhân gây bệnh sương mai
Trước đây, tác nhân gây bệnh sương mai không gây hại trên cây bắp, nhưng khi độc tính của nó thay đổi thì nó có thể tấn công và gây ra bệnh sọc trắng lá bắp. Đặc biệt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, nấm càng gây hại nặng. Một số nấm gây bệnh sương mai trên bắp cũng là tác nhân gây nhiều bệnh chính trên bo bo, mía đường, các cây họ Hòa thảo (Pennisetum, Eleusine và Setaria) (Frederiksen và Renfro, 1977).
Theo Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề (1998), bệnh sọc lá bắp còn có tên gọi là bệnh bạch tạng, do nấm Peronosclerospora maydis (Racib.) C. Shaw gây ra. Nấm Peronosclerospora maydis còn có các tên gọi khác như: Sclerospora maydis Butl. & Bisby hay Peronospora maydis Racib (CAB International, 2005). Theo đó, nấm Peronosclerospora maydis thuộc họ Sclerosporaceae, bộ Sclerosporales, lớp Oomycetes, ngành Oomycota, giới Chromista, nhóm Eukaryota.
Kết quả nghiên cứu của Frederiksen và Renfro (1977) cho thấy có 22 loài nấm được xem là nguyên nhân gây bệnh sương mai. Trong đó, 14 loài thuộc giống Sclerospora, 4 loài thuộc giống Sclerophthora, 2 loài thuộc giống Plasmopara, 1 loài thuộc giống Basidiospora và 1 loài thuộc giống Bremia.
Biện pháp phòng trừ
Để phòng trừ kịp thời bệnh sương mai hại bắp cần làm tốt các công tác sau:
- Đối với các vùng có thể cày ải: tiến hành cày và phơi ải, dọn sạch tàn dư cỏ dại và cây trồng ở vụ trước, có thể tiêu diệt cỏ dại trước khi làm đất bằng thuốc trừ cỏ không chọn lọc Gramoxone 20SL.
- Đối với các vùng có tiền sử bị nhiễm bệnh, các vùng ngập lụt, các vùng đất bãi ven sông, đất hai vụ lúa, đất khó thoát nước: cần tiến hành phun phòng trừ cho cây bắp ở giai đoạn 3 - 4 lá bằng các loại thuốc như Ridomil Gold 68WG, Amistar Top 325SC.
Ngoài ra, cần chú ý thực hiện việc lên luống, hoặc nếu không thể lên luống thì phải có rãnh thoát nước tốt, bón lót vôi bột trước khi gieo hạt. Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng hoạt chất Metalaxyl.
Khi cây chớm biểu hiện bệnh như đọt hơi chùn lại thì xử lý một trong hai loại thuốc Ridomil Gold 68WG, Amistar Top 325SC. Nếu cây đã bị xoắn đọt và nghiêng về một phía thì không thể phòng trừ nữa, cần tiến hành nhổ bỏ và tiêu hủy để giảm sự lây lan của nguồn bệnh.
Tài liệu tham khảo
CAB International (2005), Crop Protection Compendium, 2005 Edition.
Ramsey M., D., D. R. Jones (1988), “Peronosclerospora maydis found on maize, sweetcorn and plume sorghum in Far North Queensland”, Plant Pathology 37 (4): 581–587.
Frederiksen R. A. and B. L. Renfro (1977), “Global Status of Maize Downy Mildew”, Annual Review of Phytopathology 15: 249 - 271.
Ngọc Lâm, Sơn Định và Minh Sáng (2006), “Bắp không hạt - vì đâu nên nỗi”, Tạp chí Nông Nghiệp Việt Nam 154 (2479).
Tran Thi Oanh Yen, B. M. Parasama, T. A. S. Setty and R. S. Rathore (2004), “Genetic variability for resistance to sorghum downy mildew (Peronosclerospora sorghi) and Rajasthan downy mildew (Peronosclerospora heteropogoni) in the tropical/sub-tropical Asia maize germplasm”, Euphitical 138: 23 - 31.
Sharma R., C., C. D. Leon and M. M. Payak (1993), “Diseases of maize in South and South east Asia: Problems and progress”, Crop Protection 1: 323 - 332.
Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề (1998), Bệnh Cây Nông Nghiệp. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
White D. G. (2007), Compendium of corn disease, Third edition, The American Phytopathologyical Society.
Huỳnh Văn Luân - DH10SH (tổng hợp)
Từ khóa » Sọc Lá Bắp
-
Phòng Ngừa Cây Bắp Bị Bệnh Sọc Lá | Farmvina Nông Nghiệp
-
Chú ý Bệnh Sọc Lá Hại Bắp - Báo Nông Nghiệp
-
Top 3 Loại Thuốc Trừ Sọc Lá ở Ngô được đánh Giá Cao Hiện Nay
-
Giải Pháp Trên Cây Ngô (bắp)
-
Bệnh Sọc Lá Cây Ngô | Sâu Hại & Dịch Bệnh - Plantix
-
Bệnh Sọc Lá Trên Bắp (ngô)
-
HƯỚNG DẪN CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH SỌC LÁ ( BẠCH TẠNG ...
-
SB-Phòng Trừ Bệnh Sọc Lá Trên Cây Bắp - .vn
-
Giải Pháp Cho Bệnh Sọc Vằn Lá ở Cây Ngô
-
Các Loại Bệnh Và Biện Pháp Phòng Trừ Bệnh ở Cây Ngô Vụ đông Trên ...
-
Các Loại Bệnh Thường Gặp Trên Cây Bắp – Ngô
-
Giống Bắp Nếp WAX48 Kháng Bệnh Sọc Lá
-
Biện Pháp Phòng Trừ Bệnh Lùn Sọc đen Hại Ngô, Lúa Vụ Đông Xuân
-
Bệnh Sọc Trắng Lá Bắp - Phân Bón | Thuốc BVTV
-
BỆNH LÙN SỌC ĐEN HẠI NGÔ - Sở NN&PTNT Tỉnh Cao Bằng
-
Hạt Giống Bắp Cảnh Lá Sọc Var Trồng Chậu |Nảy Mầm Cực Đỉnh
-
Không Chủ Quan Với Bệnh Lùn Sọc đen Hại Cây Ngô Vụ đông
-
Mô Hình Trồng Bắp Nếp Cho Thu Nhập Cao - Báo Bạc Liêu