Bệnh Sốt Phát Ban Dạng Sởi Và Những điều Cần Biết

 Sốt phát ban dạng sởi là bệnh khá phổ biến trong nhiều năm qua. Bệnh không điều trị sớm dễ lây lan và bùng phát thành dịch và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Phóng viên đã trao đổi với với BsCK1 Lương Xuân Kiên, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới – BVĐK tỉnh Quảng Ninh để người dân hiểu rõ về căn bệnh này.

PV:  Sốt phát ban dạng sởi là gì? Thưa bác sĩ

Bs CK1 Lương Xuân Kiên: Sốt phát ban dạng sởi do virus sởi gây ra. Bệnh có đặc điểm lâm sàng là sốt, viêm long đường hô hấp, đường tiêu hóa, viêm kết mạc mắt, phát ban có thứ tự. Bệnh sốt phát ban dạng sởi ở trẻ em thường gặp nhất ở trẻ thuộc nhóm tuổi từ 6 – 36 tháng tuổi. Tuy nhiên, cũng có thể gặp sốt phát ban dạng sởi ở người lớn do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm nhắc lại..

/upload/1000983/20210407/grabd34c9Bs_CK1_L_C6_B0_C6_A1ng_Xu_C3_A2n_Ki_C3_AAn_th_C4_83m_kh_C3_A1m_cho_b_E1_BB_87nh_nh_C3_A2n_m_E1_BA_AFc_s_E1_BB_91t_ph_C3_A1t_ban_d_E1_BA_A1ng_s_E1_BB_9Fi.jpg

Bs CKI Lương Xuân Kiên thăm khám cho bệnh nhân mắc sốt phát ban dạng sởi

PV . Dấu hiệu để nhận biết sốt phát ban dạng sởi như thế nào, thưa bác sĩ

Bs CK1 Lương Xuân Kiên: Các triệu chứng của sốt phát ban dạng sởi rất dễ nhầm với biểu hiện của bệnh Rubella (hay còn gọi là bệnh sởi Đức). Bên cạnh đó, các dạng phát ban của sởi có thể nhầm với các phát ban do dị ứng nên người bệnh thường hay chủ quan.

Dấu hiệu để nhận biết sốt phát ban dạng sởi là qua các triệu chứng của từng giai đoạn phát bệnh:

Giai đoạn ủ bệnh:

Thời gian ủ bệnh khoảng từ 8 – 11 ngày.

Người bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng. Nếu là trẻ sơ sinh có thể kéo dài 14 – 15 ngày.

Giai đoạn khởi phát (viêm xuất tiết):

Thông tường, giai đoạn này khởi phát khoảng 3 – 4 ngày.

Người bệnh đột ngột sốt nhẹ hoặc vừa, sau sốt cao. Kèm theo các biểu hiện như viêm xuất tiết mũi, họng, chảy nước mắt nước mũi, ho, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mi mắt; Ho, hắt hơi, chảy nước mũi, sau có thể có viêm thanh quản.

Giai đoạn toàn phát (giai đoạn mọc ban):

Ban mọc vào ngày thứ 4 – 6 của bệnh. Khi ban bắt đầu mọc, người bệnh sẽ sốt cao, cơ thể mệt mỏi. Khi ban mọc đến chân, nhiệt độ sẽ giảm dần rồi hết. Thường vào ngày thứ 6-7 ban bắt đầu bay để lại các vết thâm có tróc da mỏng, mịn. Toàn thân bệnh nhân hồi phục dần nếu không bội nhiễm, biến chứng…

Dạng ban là ban dát sẩn, ban nhỏ hơi nổi gờ trên mặt da, xen kẽ là các ban dát màu hồng. Ban mọc rải rác hay lan rộng và dính liền với nhau thành từng đám tròn, giữa các ban là khoảng da lành.

Ban mọc theo thứ tự, ngày thứ 1 mọc ở sau tai, lan ra mặt. Ngày thứ 2 lan xuống đến ngực, tay. Ngày thứ 3 lan đến lưng, chân. Ban kéo dài 6 ngày rồi bay theo thứ tự như nó đã mọc.

Khi ban mọc ở đường tiêu hoá sẽ gây rối loạn tiêu hóa, đi lỏng; ở phổi gây viêm phế quản, ho.

/upload/1000983/20210407/grabd4a4e640_1566984355_949_width640height480.jpg

Trẻ bị mọc ban đỏ ở các vị trí trên cơ thế (Ảnh minh họa)

Bs CK1 Lương Xuân Kiên: Khi mắc bệnh nếu không được điều trị hoặc do bệnh nhân tự ý điều trị dẫn đến bội nhiễm và có những biến chứng như:

Biến chứng đường hô hấp:

Viêm thanh quản: Ở giai đoạn sớm xuất hiện ở giai đoạn khởi phát hay có Croup giả, gây cơn khó thở do co thắt thanh quản. Ở giai đoạn muộn do bội nhiễm (hay gặp do tụ cầu, liên cầu, phế cầu…), xuất hiện sau mọc ban. Diễn biến thường nặng như sốt cao, ho, khàn tiếng, khó thở, tím tái.

Viêm phế quản: Thường do bội nhiễm, xuất hiện vào cuối thời kỳ mọc ban. Biểu hiện sốt lại, ho nhiều.

Viêm phế quản – phổi: Do bội nhiễm, thường xuất hiện muộn sau mọc ban. Bệnh nặng có sốt cao, khó thở, khám phổi có ran phế quản và ran nổ. Đây là nguyên nhân gây tử vong trong bệnh sởi, nhất là ở trẻ nhỏ.

Biến chứng thần kinh:

Viêm não: Đây là biến chứng nguy hiểm gây tử vong và di chứng cao. Gặp ở 0,1 – 0,6% bệnh nhân sốt phát ban và sởi. Thường gặp ở trẻ lớn (tuổi đi học), vào tuần đầu của ban (ngày 3 – 6 của ban). Khởi phát đột ngột, sốt cao vọt, co giật, rối loạn ý thức: hôn mê, liệt 1/2 người hoặc 1 chi, liệt dây III, VII, hay gặp hội chứng tháp – ngoại tháp, tiểu não, tiền đình…

Viêm màng não kiểu thanh dịch (do virus sởi).

Viêm tủy: Liệt 2 chi dưới, rối loạn cơ vòng.

Viêm màng não mủ do bội nhiễm: Viêm màng não mủ sau viêm tai, viêm xoang, viêm họng… do bội nhiễm.

Viêm não chất trắng bán cấp xơ hóa (Van Bogaert): Hay gặp ở tuổi 2 – 20 tuổi, xuất hiện muộn có khi sau vài năm, điều này nói lên virus sởi có thể sống tiềm tàng nhiều năm trong cơ thể bệnh nhân, ở những bệnh nhân có đáp ứng miễn dịch bất thường. Diễn biến bán cấp từ vài tháng đến 1 năm. Bệnh nhân tử vong trong tình trạng tăng trương lực cơ và co cứng mất não.

Biến chứng đường tiêu hóa:

Viêm niêm mạc miệng, cam tẩu mã (xuất hiện muộn, do bội nhiễm xoắn khuẩn Vincent (Leptospira vincenti) là một loại xoắn khuẩn hoại thư, gây loét niêm mạc miệng, lan sâu rộng vào xương hàm gây hoại tử niêm mạc, viêm xương, rụng răng, hơi thở hôi).

Biến chứng Viêm ruột: Do bội nhiễm các loại vi khuẩn như Shigella, E.coli…

PV:  Nếu điều trị sốt phát ban tại nhà cho trẻ thì tuân thủ quy trình như thế nào, thưa bác sĩ?

Bs CK1 Lương Xuân Kiên: Hạ sốt khi sốt trên 380C có phát ban dạng sởi ở trẻ, cùng với đó cha mẹ cần theo dõi nhiệt độ và hạ sốt bằng cách:

Nới lỏng quần áo cho trẻ.

Chườm ấm cho trẻ không quá 10 phút/giờ.

Cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt hoặc đặt thuốc hạ nhiệt dạng đặt hậu môn cho trẻ.

Trong trường hợp trẻ vẫn sốt mới cho trẻ uống paracetamol liều 10mg – 15 /1kg/lần cách nhau ít nhất 6 tiếng.

Bù đủ nước, điện giải cho trẻ:

Phụ huynh nên cho trẻ uống nhiều nước như nước hoa quả hoặc oresol.

Sau khi đã bù đầy đủ nước và hạ sốt cho trẻ, phụ huynh cần tiếp tục theo dõi.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ:

Cần cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, thức ăn nhuyễn, lỏng, dễ tiêu, cần được tăng thêm cả về chất lượng và số lượng.

Cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường, chia thành nhiều bữa và ưu tiên cho những thức ăn dễ tiêu hóa. Bé bú mẹ thì vẫn tiếp tục cho trẻ bú.

Tuy nhiên, khi sốt phát ban dạng sởi ở trẻ không kiểm soát được nhiệt độ dù đã được dùng thuốc hạ sốt, phát ban không thấy chuyển biến hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và chữa trị kịp thời.

PV . Thưa Bác sĩ có những phương pháp nào phòng ngừa sốt phát ban dạng sởi ?

Bs CK1Lương Xuân Kiên:

Tiêm vắc-xin sởi là biện pháp phòng sốt phát ban và sởi hiệu quả nhất, trẻ em sẽ được tiêm mũi đầu tiên khi trẻ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, cần phải tiêm trước khi tiếp xúc với người mắc bệnh sởi.

Thời điểm trẻ bị sốt chưa rõ nguyên nhân cần cách ly, hạn chế đến những nơi đông người.

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ.

Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, nơi ở, nguồn nước và vệ sinh cho trẻ sạch sẽ.

Nguồn: Minh Khánh – suckhoequangninh.vn

 

Từ khóa » Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Sốt Phát Ban