Sốt Phát Ban ở Người Lớn: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa

Ở trẻ nhỏ, hiện tượng sốt phát ban không hiếm gặp do sức đề kháng của trẻ còn yếu, chưa đảm bảo. Tuy nhiên, một số trường hợp, người lớn cũng dễ bị sốt phát ban và nếu không chú ý điều trị ngay lại gặp phải rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy sốt phát ban ở người lớn là gì? Nguyên nhân? Dấu Hiệu? Tác hại? Thời gian sốt bao lâu? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng Thai Ha Clinic tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Tóm Tắt Tin Sức Khỏe [Hiện]

Sốt phát ban ở người lớn là gì?

Sốt phát ban ở người lớn là hiện tượng nhiễm trùng cấp tính, bệnh nhân thường có biểu hiện điển hình là phát ban da và sốt cao. Đây là một bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ, tuy nhiên tác nhân gây bệnh cũng có thể tấn công gây bệnh ở người lớn khi gặp điều kiện thuận lợi.

Sốt phát ban ở người lớn
Sốt phát ban ở người lớn

Bệnh chủ yếu lây qua đường không khí, có tốc độ lây lan cực nhanh, có khá nhiều trường hợp chưa có biểu hiện đã có thể lây nhiễm sang cho những người khác. Do đó, cần phải cảnh giác với bệnh sốt phát ban ở người lớn.

Những trường hợp sốt phát ban nặng, nếu không tiến hành xử lý ngay, bệnh nhân có nguy cơ cao gặp phải một số tai biến nghiêm trọng như sốt cao liên tục, người lừ đừ, khó thở, thở mệt nhọc, thậm chí là bị hôn mê.

Thông tin hữu ích:

- Cách phòng tránh Sar COV 2

- Sốt siêu vi là gì

- Cảm cúm và cảm lạnh là gì

Nguyên nhân sốt phát ban ở người lớn

Theo nghiên cứu, loại virus chính gây ra tình trạng sốt phát ban ở người lớn là siêu vi Human herpes 6 và 7 gây ra. Loại virus này thường tấn công vào hệ miễn dịch của những người có sức đề kháng kém, không có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh, từ đó gây ra hiện tượng sốt phát ban.

Ngoài ra, sốt phát ban ở người lớn cũng có thể là do các loại vi khuẩn lây nhiễm qua đường hô hấp gây ra như virus sởi, adenovirus, rubella… và thường gây ra hiện tượng sốt kéo dài, liên tục cho bệnh nhân.

Đối với những bệnh nhân nào chưa bị sốt phát ban, virus cũng có thể tấn công vào cơ thể một cách nhanh chóng, thường thì virus lây nhiễm bệnh qua việc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân, lây qua đường hô hấp.

Dấu hiệu sốt phát ban ở người lớn

So với ở trẻ nhỏ, các biểu hiện sốt phát ban ở người lớn thường nhẹ hơn, nguyên nhân là do ở những người trưởng thành, hệ miễn dịch lúc này đã hoàn thiện và có thể chống lại khi tác nhân gây bệnh tấn công. Tuy nhiên, đối với những người có hệ miễn dịch yếu thì hoàn toàn không có khả năng chống lại mầm bệnh.

Các triệu chứng, dấu hiệu sốt phát ban ở người lớn đều làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, cuộc sống của bệnh nhân, cụ thể:

Sốt cao

Biểu hiện đầu tiên khi bị sốt phát ban đó là các cơn sốt cao xuất hiện một cách bất ngờ. Thường thì bệnh nhân bị sốt trong 1 tuần, khi đó nổi ban sau khi hạ sốt, trong vòng từ 12 – 24h.

Bệnh nhân thường bị sốt khá cao, lên tới 39,5 độ C. Trước khi bị sốt cao, bệnh nhân cũng gặp phải một số biểu hiện như sổ mũi, cảm nhẹ, ho, đau đầu, viêm kết mạc.

Phát ban da

Nổi nhiều mẩn đỏ thường gọi là ban đỏ có màu hồng nhạt, bề mặt phẳng hoặc nổi cộm nhưng ở mức độ nhẹ. Về sau, các nốt ban chuyển sang màu đỏ, nổi hẳn lên bề mặt da.

Các nốt phát ban thường thấy nhiều ở các khu vực như bụng, ngực, lưng, lan rộng đến mặt, tay, chân…

Thường thì những trường hợp nhẹ, các nốt ban chỉ xuất hiện từ vài tiếng đến 1 ngày, còn ở những trường hợp nặng, các nốt ban có thể tồn tại đến vài ngày.

Bệnh nhân chú ý, các nốt ban này có thể gây ra cảm giác ngứa, nếu dùng tay gãi sẽ dễ gây tổn thương cho da.

Sưng hạch

Ở giai đoạn này, hệ miễn dịch sản sinh ra các phản ứng để chống lại các tác nhân gây bệnh nên bệnh nhân cũng sẽ thấy khu vực quai hàm và cổ mình nổi nhiều hạch, khá là khó chịu.

Các biểu hiện khác

Ngoài ra, bệnh nhân khi bị sốt phát ban còn gặp phải một số biểu hiện, dấu hiệu khác như tiêu chảy, ăn uống không ngon miệng, mệt mỏi, đau họng, sưng mí mắt, biếng ăn, ho, suy nhược… Trường hợp sốt cao kéo dài, bệnh nhân còn bị co giật, ngất xỉu…

Tác hại của sốt phát ban ở người lớn

Theo nghiên cứu, hầu hết các trường hợp sốt phát ban ở người lớn với mức độ nhẹ thường không gây nguy hiểm, các nốt ban sẽ giảm xuống trong vài ngày, bệnh nhân cũng nhanh hồi phục.

Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không nên chủ quan với những trường hợp sốt phát ban nặng, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm như:

  • Có sốt cao kéo dài, liên tục, thậm chí là sốt trên 40 độ C, không có tác dụng đối với các loại thuốc hạ sốt thông thường và dễ dẫn đến co giật.
  • Có các biểu hiện về thở như khó thở, thở gấp, thở mệt.
  • Người luôn trong trạng thái li bì, suy nhược, hôn mê sâu.
  • Các nốt ban lan rộng sang các khu vực khác trên cơ thể.
  • Có các biến chứng kèm theo như viêm phổi, viêm não.

Thời gian sốt phát ban ở người lớn là bao lâu?

Thường thì bệnh sốt phát ban ở người lớn có thời gian ủ bệnh trước đó khoảng 1 – 2 tuần. Sau thời gian đó thì virus mới bắt đầu gây ra các biểu hiện, triệu chứng đột ngột khiến các thời gian sau bệnh kéo dài liên tục, khó khỏi khi không điều trị đúng cách, kịp thời.

Trường hợp bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám, điều trị khi có dấu hiệu của bệnh sốt phát ban thì bệnh sẽ nhanh chóng được chữa khỏi, giúp hạn chế được nhiều biến chứng nguy hiểm.

Một số người do có hệ miễn dịch kém, không đảm bảo và cơ thể không có khả năng bảo vệ khi bị virus tấn công khi bị sốt phát ban nếu chữa trị chậm trễ thì phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm như co giật, viêm phổi, viêm não, sùi bọt mép…

Cách điều trị sốt phát ban ở người lớn

Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh sốt phát ban mà bệnh nhân có thể tự thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn nên chủ động đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp:

  • Ngay khi nhận thấy mình bị sốt, người bệnh cần sử dụng túi chườm lạnh hoặc miếng dán hạ sốt để giúp hạ sốt.
  • Các trường hợp sốt quá cao, không có dấu hiệu giảm thì bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc hỗ trợ điều trị như: Thuốc hạ sốt, thuốc đau họng, thuốc giảm ho, thuốc chống viêm… tùy vào từng trường hợp.
  • Cần nghỉ ngơi tại nhà để điều trị nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm sang cho những người khác. Nên nghỉ ngơi từ 2 – 3 ngày đầu để giúp sức khỏe ổn định, đồng thời giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng tiến triển.
  • Bổ sung đầy đủ các loại rau củ, quả chứa nhiều khoáng chất, vitamin như cải xanh, dâu tây, xoài, cam, ớt chuông, cam, quýt, đu đủ… nhằm giúp cải thiện hệ miễn dịch, từ đó giúp ức chế sự phát triển của mầm bệnh. Việc bổ sung rau quả còn giúp làm giảm mệt mỏi cho cơ thể và giúp hỗ trợ cân bằng điện giải.
  • Bệnh nhân cần bổ sung lại đầy đủ nước cho cơ thể bởi tình trạng nhiễm trùng, sốt cao thường khiến cơ thể mất rất nhiều nước. Trong thời gian điều trị bệnh sốt phát ban, cần uống đầy đủ từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Mặc các loại trang phục rộng rãi, thoáng mái, nên lựa chọn trang phục có chất liệu thấm hút tốt để giúp cơ thể thông thoáng, giúp giảm thân nhiệt.
  • Chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ đều đặn hàng ngày. Nên tắm với nước ấm để giúp giảm cơn lạnh, sau đó sử dụng một chiếc khăn sạch, mềm lau cơ thể sau khi tắm xong.
  • Ngoài ra, bệnh nhân cần tuân thủ đầy đủ việc điều trị theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Như vậy, sốt phát ban ở người lớn là một bệnh khá lành tính, tuy nhiên thì mọi người cũng không nên chủ quan. Việc chữa trị muộn, không đúng cách lại có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng, hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy, khi có những biểu hiện của bệnh sốt phát ban, bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt.

Từ khóa » Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Sốt Phát Ban